Những Ngân Hàng Nào đang Là Chủ Nợ Của ông Trịnh Văn Quyết Và ...

Những năm gần đây liên tục chứng kiến mối quan hệ nồng ấm giữa các ngân hàng và công ty liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết và tập đoàn FLC.

du-no-16485485435331929603678-16485497400381330014013-1648600229.png

Trong năm 2021, Sacombank và Bamboo Airways - hệ sinh thái Bamboo Airways đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Trước đó, Tập đoàn FLC cũng đã có thỏa thuận hợp tác toàn diện với Ngân hàng OCB.

Khi mối quan hệ giữa nhóm FLC và các nhà băng càng nồng ấm thì nợ vay ngân hàng cũng như số cổ phần BAV của Bamboo Airways mà ông Trịnh Văn Quyết và tập đoàn FLC mang đi thế chấp càng lớn.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021, Tập đoàn FLC có 24.065 tỷ đồng nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2021, chiếm 71% và tổng nguồn vốn. Riêng nợ vay và thuê tài chính là hơn 7.205 tỷ đồng, tăng hơn 685 tỷ đồng.

Trong đó, chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn FLC tại ngày 31/12/2021 là Sacombank với tổng dự nợ ngắn hạn cũng như dài hạn là hơn 1.840 tỷ đồng. Đầu năm 2021, FLC không có dư nợ tại Sacombank. Tập đoàn này bắt đầu vay nợ Sacombank sau lễ ký kết hợp tác toàn diện ngày 9/4/2021 giữa Sacombank với Bamboo Airways và hệ sinh thái liên quan tới hãng hàng không này.

a2-1-1648448094.jpg
Sacombank trở thành đối tác toàn diện của Bamboo Airways

Chỉ đứng sau Sacombank, BIDV cũng cho FLC vay hơn 1.747 tỷ đồng, OCB (1.392 tỷ), NCB (634 tỷ), Agribank (169 tỷ). Đáng chú ý, khoản vay tại NCB đang được đảm bảo bởi 60 triệu cổ phần BAV.

Ngoài Tập đoàn FLC, các ngân hàng còn cho vay hàng trăm tỷ tại CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes (FLCHomes) và nhận thế chấp một lượng lớn cổ phiếu BAV thuộc sở hữu của tập đoàn FLC và vợ chồng ông Trịnh Văn Quyết.

Đáng chú ý, FLCHomes không phải là công ty con hay công ty liên kết của Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết cũng không trực tiếp nắm giữ chức vụ nào ở FLCHomes. Tuy nhiên, bà Bùi Hải Huyền, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, đang là Chủ tịch của FLCHomes.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV mới được công bố, tại ngày 31/12/2021, FLCHomes đang vay ngân hàng hơn 710 tỷ đồng, tăng 380 tỷ so với ngày đầu năm.

Trong đó, FLCHomes vay Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã: OCB) 108 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động. Tài sản bảo đảm gồm các khoản tiền gửi và cổ phiếu BAV do CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) phát hành. Trong số này có 5,06 triệu cổ phiếu do ông Trịnh Văn Quyết và vợ là bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Quyết) sở hữu, và 13 triệu cổ phiếu do Tập đoàn FLC sở hữu.

Đáng chú ý, các hợp đồng tín dụng giữa được triển khai đồng loạt sau khi Tập đoàn FLC và ngân hàng OCB cũng từng ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược vào ngày 19/1/2019.

flc-24751523-3112019-1648447972.jpg
Ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) và ông Trịnh Văn Tuấn (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông) tại buổi lễ (Nguồn: FLC)

Tương tự, khoản vay của FLCHomes tại Sacombank là gần 400 tỷ đồng có thời hạn 15 năm, mục đích là bù đắp vốn tự có đã chi. Tài sản bảo đảm gồm 57,5 triệu cổ phần Bamboo Airways do ông Trịnh Văn Quyết sở hữu và toàn bộ tài sản/quyền tài sản thuộc và/hoặc liên quan đến dự án sân golf Hạ Long.

Bên cạnh đó, FLCHomes cũng vay gần 200 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân để bổ sung vốn lưu động. Tài sản bảo đảm gồm 30 triệu cổ phiếu Bamboo Airways do vợ chồng ông Quyết – bà Diệp sở hữu và 30 triệu cổ phiếu BAV thuộc sở hữu tại Tập đoàn FLC.

Được biết, dù không còn là công ty con của tập đoàn FLC, nhưng đến ngày 1/6/2021, ông Trịnh Văn Quyết vẫn sở hữu 56,5% - tương đương 904 triệu cổ phiếu Bamboo Airways. Trong tháng 9/2021, Bamboo Airways tăng vốn lên 18.500 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ lệ nắm giữ của ông Quyết sau khi phát hành thêm cổ phiếu không được công bố.

Từ khóa » Flc Nợ Những Ngân Hàng Nào