OCB Cho FLC Và Bamboo Airways Vay 2.500 Tỉ đồng, đang Thương ...

OCB cho FLC và Bamboo Airways vay 2.500 tỉ đồng, đang thương thảo thu nợ trước hạn 1.500 tỉ - Ảnh 1.

Cổ đông OCB đặt câu hỏi tại đại hội cổ đông Ngân hàng OCB - Ảnh: A.H.

Đây cũng là điều dễ hiểu bởi việc ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt cũng là hai sự kiện nóng nhất, thu hút sự chú ý của dư luận thời gian gần đây.

Trả lời cổ đông về cho vay FLC, tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết ngân hàng định hướng đẩy mạnh mảng bán lẻ, mà một trong những điều kiện phát triển thị trường là phải tạo ra được các hàng hóa để cho vay bán lẻ.

Trong những năm qua OCB đã cho một số nhà phát triển bất động sản vay, ngoài FLC còn có Khang Điền, Nam Long, Sơn Kim Land. Riêng FLC là tập đoàn có nhiều dự án triển khai ở Quảng Ninh, Quy Nhơn, Bình Định, Thanh Hóa.

OCB cho Tập đoàn FLC vay chủ yếu tập trung 2 dự án ở Quảng Ninh. Khi cho vay, ngân hàng căn cứ vào từng dự án cụ thể, phải có đầy đủ pháp lý, giải phóng mặt bằng xong mới cho vay. Các khoản vay này đều có tài sản đảm bảo bằng bất động sản với giá trị trên 2.000 tỉ đồng. Các bất động sản ngân hàng nhận thế chấp có sổ chứ không phải hình thành trong tương lai.

OCB cho FLC và Bamboo Airways vay 2.500 tỉ đồng, đang thương thảo thu nợ trước hạn 1.500 tỉ - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc OCB, trả lời về kế hoạch thu nợ Tập đoàn FLC và Công ty cổ phần Đại Nam - Ảnh: A.H.

Trước khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, đây là khách hàng tốt, luôn đảm bảo trả nợ đúng hạn, chưa bao giờ trễ hạn. Tuy nhiên khi xảy ra sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, ngân hàng xác định đây là sự kiện rủi ro lớn không chỉ với FLC và cả các đối tác của FLC.

"OCB xem đây là sự kiện quan trọng và đã tăng cường kiểm soát dòng tiền để đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng. Như chúng tôi đã nói, OCB chủ yếu cho Tập đoàn FLC vay tập trung vào 2 dự án ở Quảng Ninh. Ở hai dự án này, số hàng đã bán và khách hàng đang chuẩn bị trả cho Tập đoàn FLC khoảng 2.400 tỉ đồng, do vậy FLC dư khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Ngoài dư nợ cho vay FLC, OCB cũng cho Bamboo Airways vay 1.000 tỉ đồng. Giống như Sacombank, hiện OCB cũng đang thương thảo thu nợ trước hạn dự kiến 1.500 tỉ đồng của Tập đoàn FLC. Tuy nhiên có vài dự án FLC đang triển khai và chuẩn bị chuyển giao cho khách hàng, ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho FLC triển khai để họ bán và thu tiền về.

Đối với Bamboo Airways, nếu hãng hàng không này vẫn hoạt động tốt thì ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho vay chứ không thu hồi nợ sớm. Hiện vụ việc này cũng được báo cáo chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước", ông Tùng thông tin.

Với khoản cho vay tại Công ty cổ phần Đại Nam, ông Nguyễn Đình Tùng thừa nhận các khoản nợ của Đại Nam không đáng lo, tất cả đều có sổ đỏ.

Tuy nhiên, "30 năm làm ngành ngân hàng chưa bao giờ gặp trường hợp như chị Nguyễn Phương Hằng. Nói cách khác, ngân hàng chưa bao giờ gặp rủi ro cho vay theo kiểu như vậy" - ông Tùng chia sẻ với cổ đông.

Ông Tùng cũng cho biết hôm qua Công ty cổ phần Đại Nam đã trả cho OCB 450 tỉ đồng. Hiện doanh nghiệp này cũng chuẩn bị bán một số tài sản và số tiền thu được trong khoảng 2 tháng tới của Công ty cổ phần Đại Nam lên đến vài ngàn tỉ, không những đủ khả năng trả nợ cho OCB mà còn đủ trả nợ cho tất cả ngân hàng khác mà doanh nghiệp này đang có khoản vay.

"Sự việc liên quan FLC và Đại Nam có ảnh hưởng tới kế hoạch tín dụng của ngân hàng thời gian tới, song OCB sẽ kiểm soát tín dụng bất động sản, mở rộng cho vay bán lẻ. Khả năng kiểm soát nợ xấu dưới 1% là khả thi", ông Tùng khẳng định.

Sacombank đã thu nợ hơn 2.600 tỉ đồng của Tập đoàn FLC, một tháng nữa sẽ thu hết nợ Sacombank đã thu nợ hơn 2.600 tỉ đồng của Tập đoàn FLC, một tháng nữa sẽ thu hết nợ

TTO - Sacombank cho biết Tập đoàn FLC và Bamboo Airways vay tổng cộng 5.000 tỉ đồng nhưng gần một tháng sau khi việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, ngân hàng này đã thu nợ được 2.600 tỉ đồng và dự kiến sẽ thu xong nợ trong1 tháng nữa.

Từ khóa » Flc Nợ Những Ngân Hàng Nào