Những Nguy Hiểm Chết Người Từ Nhện | LILY
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Aideen Hynes (34 tuổi, Anh) đã suýt bị mất chân vì bị một con nhện cắn. Khi nằm trên giường, cô phát hiện con gì đó bò lên chân nên đánh động để nó bỏ đi nhưng con nhện đã tấn công cô. Đêm ấy, chân bị cắn bắt đầu có dấu hiệu co giật, không thể kiểm soát. Đến sáng hôm sau thì sưng to gấp đôi, người thân nhanh chóng đưa cô đến bệnh viện Downe ở Downpatrick điều trị. Do độc lan xuống tận mắt cá, bàn chân của bệnh nhân, các bác sĩ lo ngại sẽ phải cắt bỏ hoàn toàn chân bị nhện cắn. May mắn, sau quá trình điều trị kháng độc vất vả, chân Hynes dần hồi phục. Tuy nhiên, vẫn cần một thời gian dài nữa chân có thể hoạt động bình thường.
Nhện goá phụ sống ở nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, châu Á, châu Phi,… Nhưng Việt Nam chưa phát hiện sự tồn tại của loài nhện này. Tuy vậy, với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta là nơi sinh sống của khá nhiều giống nhện.
Aideen Hynes suýt phải bỏ 1 chân vì nhện cắn
Một số loài nhện độc ở Việt Nam
Nhện lông hay còn gọi là nhện săn chim, thuộc họ nhện Theraphosidae từng được phát hiện tại Hà Tĩnh, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc. Đây là giống nhện độc, có nhiều lông bao phủ, kích thước có thể lên đến 9cm. Nhện lông rất hung hãn, sẵn sàng tấn công người hoặc động vật lớn khi bị đe doạ.
Nhện hùm hay còn gọi nhện đen thường sinh sống trong một số khu rừng ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, với sở thích săn nhện về làm dược phẩm hoặc thú nuôi, nhện hùm có thể sống ở một số khu vực khác. Kích thước có nhện hùm có thể lên đến 15cm, lông lá tua tủa bao phủ khắp cơ thể. Loài nhện này thích ẩn nấp trong hang, rất hiếm khi cắn người.
Những nguy hiểm từ nhện
Nhện hùm rất độc và hung hãn
Nọc của nhện lông hay nhện hùm đều rất độc, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Tuỳ vào mức độ, nọc sẽ khiến cơ thể nạn nhân tê buốt, đau nhói kinh khủng. Nếu không được điều trị, vết cắn có thể bị nhiễm trùng, hoại tử, ảnh hưởng đến khả năng vận động nếu bị cắn ở chi. Nguy hiểm hơn, nếu bị cắn ở vùng mặt, vết thương có thể gây mất thẩm mỹ. Với một số trường hợp, nọc của nhện hùm có thể gây chết người nếu xảy ra sốc phản vệ.
Với những loài nhện thường, vết cắn không gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên, nếu không vệ sinh đúng cách cũng có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu không may để nhện đái vào mắt có thể gây tổn thương vùng mắt, sưng to, ảnh hưởng đến thị lực. Nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, hậu quả thường nặng và nghiêm trọng hơn.
Xử lý vết cắn của nhện
Khi phát hiện bị nhện cắn, bạn không nên hoảng loạn, nhanh chóng tìm kiếm, giữ lại con nhện để thuận lợi cho việc điều trị khi cần thiết. Trong một số trường hợp, nhện cắn người xong có thể hàm răng vẫn còn bấu vào da thịt, dễ gây nhiễm trùng. Vì thế, bạn nên dùng kính lúp kiểm tra vết thương, dùng nhíp gắp răng của chúng ra nếu có. Sau đó, rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch và xà phòng diệt khuẩn để loại vi khuẩn và mô chết. Tiến hành bôi cồn hoặc thuốc sát trùng lên vết thương cắn rồi băng bó, theo dõi. Để hạn chế khả năng sưng, ngứa, bạn có thể đắp đá lên vết cắn.
Nhện cắn rất nguy hiểm nên cần phải được xử lý đúng cách
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Sau khoảng 6-8h, nếu vết cắn chỉ là vết hồng ban, nạn nhân có thể điều trị tại nhà bằng cách rửa sạch vết thương thường xuyên. Tuy nhiên, cần tránh cọ mạnh, làm tróc da, gây tổn thương rộng.
Trong trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ bị nhện độc cắn, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện điều trị. Càng thêm thời gian, nọc độc càng dễ phát tán, ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng điều trị. Nếu bạn bị đau rát nhiều, nạn nhân là trẻ nhỏ, vết cắn ở các vị trí nguy hiểm như vùng sinh dục, mặt, mắt,… hoặc vết thương có dấu hiệu hoá mủ thì cũng nên đi khám.
Tránh sử dụng các phương pháp dân gian như đắp đậu xanh, gạo nếp, lá trầu,… lên vết thương, có thể gây nhiễm trùng nặng.
Để giảm thiểu khả năng bị nhện tấn công, bạn không nên dùng nhện làm vật nuôi. Thường xuyên tiến hành dọn dẹp nhà cửa, quét mạng nhện. Dặn trẻ không đùa, trêu nhện, tránh bị cắn.
>> Xem thêm: Bị nhện độc khét tiếng cắn, suýt phải cưa chân
Ảnh minh họa: Internet
Thanh Nguyên
Từ khóa » Nhện Cắn Chết Người
-
Loài Nhện Kịch độc đi Lang Thang Cắn Chết Người - Tư Vấn - Zing
-
Nhện Cực độc Cắn Chết Người
-
Các Vết Cắn Do Nhện - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Nhện Cắn Và Xử Trí Vết Thương Do Nhện Cắn - YouMed
-
Nhện Cực độc Cắn Chết Người - VnExpress
-
Rùng Mình Loài Nhện Kịch độc đi Lang Thang Cắn Chết Người
-
Nhện Nhà Có độc Không? Cách Xử Lý Nhanh Khi Bị Nhện Nhà Cắn
-
Vết Nhện Cắn Là Tình Trạng Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Khi Bị Nhện Cắn, Bạn Nên Làm Gì? | Vinmec
-
Triệu Chứng Trên Cơ Thể Khi Bị Nhện Cắn
-
Nọc độc Chết Người Của Loài Nhện Bắc Mỹ: Mạnh Gấp 15 Lần Nọc Rắn ...
-
Điểm Danh Những Loài Nhện độc Nhất Thế Giới Có Khả Năng Gây Chết ...
-
Bị NHỆN CẮN Có Sao Không? Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý Khi Bị Con ...