Nọc độc Chết Người Của Loài Nhện Bắc Mỹ: Mạnh Gấp 15 Lần Nọc Rắn ...

Trong khi có tới hơn 43.000 loài nhện trên toàn thế giới thì may mắn chỉ khoảng 30 loài trong số chúng là có thể gây chết người.

Dưới đây là 5 loài nhện kịch độc gây ám ảnh nhất cho con người.

Nhện mạng phễu Sydney: "Sát thủ" sở hữu nọc độc nguy hiểm

Đây được coi là một trong những loài nhện nguy hiểm nhất trên thế giới. Nhện mạng phễu sống trong phạm vi bán kính 160km quanh thành phố Sydney (Australia) và nọc độc của chúng có thể giết chết người chỉ trong vòng 15 phút.

Nọc độc chết người của loài nhện Bắc Mỹ: Mạnh gấp 15 lần nọc rắn đuôi chuông  - Ảnh 1.

Nhện mạng phễu Sydney rất độc, có thể giết chết người chỉ trong vòng 15 phút.

Nọc độc của loài nhện này có thể tấn công hệ thần kinh, ảnh hưởng tới các cơ quan của cơ thể và nếu không kịp thời cấp cứu thì nạn nhân sẽ tử vong. Khác với những loài nhện khác, vết cắn của nhện mạng phễu đực độc hơn gấp nhiều lần so với con cái.

Mặc dù có nhiều trường hợp nhện mạng phễu cắn người nhưng chưa có ca tử vong nào trong suốt nhiều thập kỷ qua ở Australia. Nguyên nhân là do luôn có sẵn huyết thanh kháng độc.

Ưa thích những nơi ẩm ướt, mát mẻ, nên nhện mạng phễu Sydney (tên khoa học là Atrax Robustus) có thể được bắt gặp ở bên dưới những khúc gỗ hay tảng đá trong rừng,...

Nhện lưng đỏ sở hữu nọc độc thần kinh

Nọc độc chết người của loài nhện Bắc Mỹ: Mạnh gấp 15 lần nọc rắn đuôi chuông  - Ảnh 2.

Nhện lưng đỏ thường tiết nốc độc qua hai chiếc răng nanh lớn. Ảnh: WikiHow

Nhện lưng đỏ (tên khoa học là Latrodectus hasseltii) được coi là một trong những loài nhện nguy hiểm nhất ở Australia. Loài nhện này sở hữu nọc độc thần kinh gây hại cho con người, vết cắn của chúng có thể khiến nạn nhân bị các triệu chứng như đau đớn, mệt mỏi rã rời, buồn nôn, nhịp tim nhanh, đau đầu, kích động,... và nặng nhất là tử vong.

Tuy nhiên, may mắn là kể từ những năm 1950, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển được loại thuốc giải nọc độc từ vết cắn của nhện lưng đỏ.

Loài nhện lưng đỏ thường làm tổ trong nhà của con người và các khu vực đô thị. Đáng chú ý, nhện cái lưng đỏ thường dễ nhận ra nhờ đặc điểm nổi bật là phần lưng đen và có dải màu đỏ.

Nhện góa phụ (bao gồm đen, đỏ và nâu)

Nọc độc chết người của loài nhện Bắc Mỹ: Mạnh gấp 15 lần nọc rắn đuôi chuông  - Ảnh 3.

Nhện góa phụ đen. Ảnh: BBC

Đây là họ nhện có nguồn gốc ở Bắc Mỹ và chúng sở hữu nọc độc rất đáng sợ. Trên thực tế, vết cắn của nhện góa phụ thường không gây đau đớn nên đôi khi các nạn nhân không phát hiện ra. Khi bị họ nhện này cắn, các triệu chứng thường gặp có thể kể đến như đau cơ nghiêm trọng, buôn nôn, khó thở, huyết áp tăng và thậm chí là khiến nạn nhân tử vong.

Nọc độc chết người của loài nhện Bắc Mỹ: Mạnh gấp 15 lần nọc rắn đuôi chuông  - Ảnh 4.

Nhện góa phụ nâu. Ảnh: Alamy

Đặc biệt, nọc độc của loài nhện góa phụ đen được cho là mạnh hơn gấp 15 lần so với nọc của rắn đuôi chuông, có thể khiến nạn nhân bị co thắt cơ và thậm chí là liệt. Tuy nhiên, một vết cắn của loài nhện góa phụ nâu thậm chí còn được cho là độc hơn gấp 2 lần so với vết cắn của nhện góa phụ đen.

Nọc độc chết người của loài nhện Bắc Mỹ: Mạnh gấp 15 lần nọc rắn đuôi chuông  - Ảnh 5.

Nhện góa phụ đỏ. Ảnh: Wikipedia

Những con nhện góa phụ (đen, đỏ, nâu) có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Mỹ, Canada, Nam Phi, Nhật Bản, Nam Phi và Australia. Chúng có thể làm tổ ở nhiều nơi như trong rừng, khu đô thị,... Mặc dù trường hợp tử vong do vết cắn của nhện góa phụ là hiếm gặp nhưng chúng cũng có thể khiến cho trẻ em hoặc người già mất mạng.

Nhện sói: "Kẻ săn mồi" có thị lực tốt

Nọc độc chết người của loài nhện Bắc Mỹ: Mạnh gấp 15 lần nọc rắn đuôi chuông  - Ảnh 6.

Nhện sói. Ảnh: Livescience

  • Lịch sử hơn 1 thế kỷ của quả cân 1 kilogram: Được cất giữ như bảo vật trong hầm ở Pháp

Mặc dù có nọc độc nhưng vết cắn của loài nhện sói (tên khoa học là Lycosidae) không quá đáng ngại và trên thực tế thì chúng thường cắn, hoặc tấn công "nạn nhân" như là một hình thức phòng thủ khi nhận thấy dấu hiệu nguy hiểm.

Tuy nhiên, vết cắn từ loài nhện có răng nanh lớn này có thể khiến người bị cắn gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim tăng cao,...

Khác với những loài nhện khác, nhện sói thường không bắt mồi bằng mạng nhện mà thay vào đó, chúng hay rình, săn đuổi và bổ nhào về phía con mồi, tượng tự như loài sói.

Chúng có thị lực tốt (bao gồm tám đôi mắt sắp xếp trong ba hàng) và là "kẻ săn mồi" nhanh nhẹn, đáng sợ vào ban đêm. Loài nhện này có thể bắt gặp ở trong những đám cỏ, khúc gỗ hoặc trong lá tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ và châu Âu.

Nhện túi vàng: "Sát thủ" đáng sợ ở Mỹ

Nọc độc chết người của loài nhện Bắc Mỹ: Mạnh gấp 15 lần nọc rắn đuôi chuông  - Ảnh 8.

Nhện túi vàng sở hữu nọc độc có thể phá hủy tế bào. Ảnh: Alamy

Nhện túi vàng (tên khoa học là Cheiracanthium inclusum) là loài nhện nguy hiểm ở Mỹ, Mexico và nhiều quốc gia ở Nam Mỹ, với nọc độc có thể của chúng có thể phá hủy hoặc làm suy yếu các chức năng của tế bào. Vết cắn của loài nhện này có thể khiến nạn nhân bị hoại tử.

Mặc dù cực độc nhưng may mắn là nhện túi vàng chỉ tấn công khi nhận thấy bị uy hiếp hoặc đe dọa.

Loài nhện túi vàng thường có thói quen xây những ống kết bằng tơ để làm tổ ở bên dưới các cục đá, trong lá cây, hoặc đám cỏ.

Tham khảo ảnh/nguồn: NatGeo, TheSun

Giải cứu đàn chim cánh cụt mắc kẹt trong khe núi -60 độ C: Thử thách của đoàn làm phim BBC

Từ khóa » Nhện Cắn Chết Người