Những Nhà Lãnh đạo Giỏi Cũng Là Những Người Thầy Tuyệt Vời

lãnh đạo giỏi cũng là thầy giỏi

Kundapur Vaman Kamath là một giáo viên. Nhưng ông ấy không giảng dạy ở trường học hay đứng lớp. Thay vào đó, ông ấy truyền tải các bài giảng của mình tại văn phòng đến các nhân viên dưới cấp trong suốt 4 thập kỷ với cương vị là một nhà điều hành cấp cao và sau đó là CEO của ngân hàng ICICI – Ấn Độ.

Dù ông ấy vẫn thường xuyên đưa ra những lời khuyên hay giải thích những mục tiêu quan trọng đối với lãnh đạo và các bên đối tác, Kamath xem mỗi ngày là một cơ hội để đầu tư vào những người nhân viên trực tiếp của ông ấy như là một “Buổi học MasterClass về kĩ năng quản trị”. Phương pháp này chuyển đổi doanh nghiệp thành một nơi để phát triển lãnh đạo tài năng, thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng. ICICI trở thành một trong những ngân hàng lớn mạnh nhất tại Ấn Độ và Kamath được ghi nhận là người đã đào tạo toàn bộ thế hệ nhà điều hành ngân hàng của đất nước.

Tôi đã trải qua 10 năm nghiên cứu các nhà lãnh đạo cấp cao thế giới như Kamath để xác định điều gì đã làm họ khác biệt với những nhà lãnh đạo thông thường.

Điều bất ngờ lớn ở đây chính là mức độ chuyên sâu mà các nhà quản lý này sử dụng cho việc kèm cặp, đào tạo 1 on 1 đối với những người làm việc trực tiếp với mình, có thể là bằng cả 2 hình thức gặp mặt trực tiếp hoặc gián tiếp (online) trong công việc hằng ngày. Các nhà tâm lý học nhận thức, các giáo viên hay những nhà tư vấn giáo dục từ lâu đã nhận ra giá trị của việc cá nhân hóa sự hướng dẫn trực tiếp: Nó không chỉ thúc đẩy năng lực cốt lõi, sự tuân thủ trong công việc mà còn giúp hoàn thiện những kỹ năng và sự tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Tuy nhiên, rất hiếm khi ta được thấy loại hình giảng dạy này được áp dụng trong bối cảnh kinh doanh hiện đại. Thật vậy tôi đã nhận ra rằng hầu hết các nhà lãnh đạo đều rút lui khỏi các hoạt động truyền thống về đào tạo & phát triển nhân viên, chẳng hạn như đưa ra các đánh giá một cách trang trọng, tư vấn chuyên sâu về các kế hoạch nghề nghiệp, hoặc đóng vai trò là ban cố vấn lắng nghe ý kiến từ nhân viên. Mặc dù, cũng có những lãnh đạo đã thực hiện truyền đạt 1,2 bài học cho đội ngũ của mình nhưng họ vẫn chưa thể xem việc này như là một nhiệm vụ cốt lõi trong công việc của họ.

Những nhà lãnh đạo khác biệt mà tôi nghiên cứu là những giáo viên đúng nghĩa. Họ thường xuyên dành thời gian trong các chiến hào với nhân viên, truyền lại các kỹ năng, chiến thuật, nguyên tắc kinh doanh và bài học cuộc sống. Việc giảng dạy của họ đến một cách tự nhiên, không trang trọng và nằm trong flow công việc của họ. Có một tác động không thể nhầm lẫn là đội ngũ và tổ chức của họ luôn nằm trong nhóm đạt mức hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực đang hoạt động.

Thật may mắn, giảng dạy không cần phải có tài năng đặc biệt, không cần phải được đào tạo hay thậm chí là phải dành nhiều thời gian để được như các nhà quản lý ngôi sao đã làm. Đơn giản chỉ là làm theo những tiền lệ mà họ thiết lập. Tìm hiểu những gì để dạy, khi nào dạy và làm thế nào để các bài học của bạn được gắn kết.

NHỮNG BÀI HỌC KHÔNG THỂ QUÊN ĐƯỢC

Các nhà lãnh đạo xuất chúng giảng dạy được rất nhiều chủ đề khác nhau, nhưng Những Bài Học Hay Nhất của họ – phù hợp và hữu ích đến nỗi đội ngũ và nhân viên vẫn thường áp dụng và chia sẻ trong nhiều năm sau đó – rơi vào ba nhóm:

Tính chuyên nghiệp

Một nhà quản lý đã làm việc với CEO & investor Bill Sanders nói với tôi rằng Sanders thường đưa ra lời khuyên về việc một người nên hành xử một cách chuyên nghiệp. Anh ấy giải thích làm cách nào để chuẩn bị cho mọi cuộc gặp mặt một cách hiệu quả, làm thế nào để giao tiếp với khách hàng bằng tầm nhìn khi bạn đang cố gắng bán hàng và làm thế nào để nhìn vào một ngành công nghiệp như không phải vì nó ở hiện tại mà là nó trong tương lai. Những học trò của Kamath nói rằng anh ấy đã chỉ ra cho họ làm thế nào để cố vấn cấp dưới một cách thích hợp và mang tính xây dựng – chỉ dẫn nhưng vẫn tôn trọng sự độc lập của họ.

Những nhà quản lý khác nói về việc học hỏi từ những lãnh đạo của họ là: giá trị của việc nhấn mạnh tính trung thực và chuẩn mực đạo đức cao. “Ông ấy bắt đầu với sự uy tín”, cựu giám đốc điều hành của Burger King CEO Jeff Campbell nói về Norman Brinker – một huyền thoại nhà ăn bình dân và là người sếp đầu tiên của Campbell. “Rõ ràng ông ấy thật sự quan tâm về trải nghiệm của những thực khách, cũng như những cộng sự mà ông ấy cùng làm việc”. Một nhà điều hành từng làm việc cho Tommy Frist Jr. khi ông ấy còn làm CEO cho bệnh viện Trung Ương Hoa Kỳ (HCA) kể lại rằng Frist đôi khi còn phải giảng giải cho những bác sĩ về sự quan trọng của việc “luôn đặt bệnh nhân lên hàng đầu”. Ông ấy nói với họ:”Nhiệm vụ của bạn là phải làm theo những gì bạn từng tuyên thệ”. “Nếu một ngày một chủ doanh nghiệp nào đó gọi cho bạn và khuyến khích bạn làm những điều gì đó khác với những gì bạn cho là đúng, hãy gọi cho tôi, bởi vì ngày mà chúng ta làm điều đó cũng là ngày mà chúng ta đóng cửa bệnh viện.”

Tính chi tiết, tỉ mỉ

Bạn có thể nghĩ rằng hầu hết các nhà lãnh đạo cấp cao chỉ để lại những hướng dẫn cơ bản về những chi tiết trong công việc của họ cho những người khác. Nhưng những ngôi sao như cựu Giám đốc điều hành quỹ phòng hộ Julian Robertson và biểu tượng thời trang Ralph Lauren đã đào tạo nhân viên của họ theo cách đề cao tính kỷ luật mà họ đã tự áp dụng cho bản thân – đề cao kiến thức và trải nghiệm sâu rộng. Một quản lý từng làm việc trực tiếp nói về Robertson: “Tại một thời điểm bất kỳ, anh ấy có thể biết nhiều thông tin về các doanh nghiệp khác đến nỗi là đối với người bình thường khác thì sẽ nổ đầu mất”.

Mindy Grossman, CEO của Weight Watchers và một cựu Giám đốc điều hành tại Polp Ralph Lauren, nhớ về một kỷ niệm tại showroom với Lauren và nghe ông ấy giải thích cách làm thế nào để đạt được tính xác thực và tính toàn vẹn trong lĩnh vực thời trang, dù họ đang tạo ra một chiếc áo T-shirt 24 đô la hoặc một chiếc váy cá sấu giá 6000 đô la. Tương tự, những nhân viên làm việc tại Oracle dưới Larry Ellision luôn nhớ rằng khi ông ấy điều hành công ty, ông ấy thường xuyên chia sẻ kiến thức kỹ thuật về kiến trúc phần mềm cho tất cả nhân viên. Và Jim Sinegal, người đồng sáng lập và cựu CEO của Costco Wholesale, nhớ lại cách mà ông chủ ông ta, Price Club founder Sol Price, cố gắng xây dựng kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ của ông ta trong ngành bán lẻ: “Chúng tôi được kiểm tra mỗi ngày và nếu một điều gì đó chưa được hoàn thiện, ông ấy chắc chắn sẽ chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào để thực hiện chúng một cách hoàn hảo.”

Những bài học của cuộc đời – Life lessons

Dĩ nhiên là những người lãnh đạo giỏi không giới hạn khả năng của họ vào chỉ mỗi việc giảng dạy trong công việc, nhiều người còn rất am hiểu về cuộc đời. Điều đó có thể hơi quá mức, nhưng tôi nhận ra các nhà quản lý đã nhận ra sự thật hữu ích từ điều này. Chẳng hạn, một bác sĩ Bệnh viện Trung Ương Hoa Kỳ được phỏng vấn bởi nhóm nghiên cứu của tôi về Frist – ông chủ cũ của ông ấy, đã chỉ cho ông về một chiếc card ghi chú, vật mà ông ấy có thể ghi mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn. Trong một bài học mà vị bác sĩ không bao giờ quên, Frist giải thích rằng ông ấy đã điều chỉnh những mục tiêu này mỗi ngày và sự thật rằng nhiều người còn không thực hiện được điều này.

Những nhà lãnh đạo tuyệt vời họ không chỉ dạy về công việc mà họ rất thông thái về kinh nghiệm sống.

Một ví dụ khác đến từ Mike Gamson – phó chủ tịch cấp cao tại LinkedIn, người đã phát biểu với tờ Business Insider rằng cuộc gặp mặt đầu tiên với Jeff Weiner – CEO mới của công ty tham gia vào một cuộc thảo luận hai giờ của về nguyên tắc phật giáo. Gamson nói rằng ông ấy muốn trở thành một nhà lãnh đạo có tính đồng cảm hơn (empathetic leader) và Weiner hỏi rằng tại sao ông ấy không phải là người hướng đến mục tiêu về lòng trắc ẩn (compassionate). Cả hai đã khám phá ra được sự khác biệt giữa những khái niệm trên bằng cách kể lại một câu chuyện ngụ ngôn tôn giáo. Gamson cho rằng cả hai kiểu nhà lãnh đạo này đều hiểu được thực trạng của những người khác. Tuy nhiên, những nhà quản lý đồng cảm có nguy cơ bị cuốn vào cảm xúc của hoàn cảnh, trong khi đó những nhà lãnh đạo trắc ẩn có khả năng giữ bình tĩnh, sáng suốt và vì thế có nhiều khả năng giúp mang tính khách quan hơn. Bài học từ Weiner đã thay đổi toàn bộ triết lý lãnh đạo của Gamson.

&nbsp

THỜI ĐIỂM CHUẨN XÁC – PERFECT TIMING

Thời điểm mà nhà lãnh đạo giảng dạy cũng quan trọng như những gì mà họ dạy. Những nhà lãnh đạo thành công mà tôi nghiên cứu không chờ đợi những đợt review. Họ biết cách xác định thời điểm để tạo ra những cơ hội truyền đạt trí tuệ.

&nbsp

ĐÀO TẠO THỰC TẾ TRONG CÔNG VIỆC – ON-THE-JOB

Khi Sinegal đang làm việc với Price tại Price Club, ông ấy hiểu rằng những bài học có thể đến bất kỳ lúc nào. Theo Sinegal, Price “dành cả ngày lẫn đêm để dạy”, dù là đưa ra lời khuyên về những chiến thuật bán lẻ hay thảo luận về việc làm thế nào để trở thành một nhà quản lý giỏi hơn. Chase Coleman III, một học trò của Robertson nói rằng ông ấy cũng vậy: “ra ngoài để dạy cho bạn một bài học” trong mỗi tương tác, chỉ ra “cách để hoàn thành một công việc và thậm chí cả cách để điều hành một doanh nghiệp.”

Một số nhà lãnh đạo đảm bảo việc “học tập tại chỗ” bằng cách làm việc tại những văn phòng mở cho phép việc quan sát những nhân viên, khả năng tiếp cận dự án và khuyến khích trao đổi thường xuyên hơn. Một ví dụ điển hình về điều này đã được chuyển đến tôi bởi Campbell, môn đệ của Brinker. Một buổi tối tại văn phòng, Brinker đã đưa ra một bảng ghi nhớ Campbell gần đây được gửi đến một thành viên trong nhóm chỉ đạo anh ta một chi tiết để đưa ra hành động cụ thể. “Bạn biết đấy!”, Campbell nhớ rõ nét câu chuyện ông nói với ông chủ của mình “Đây là tư duy dành cho bạn: lần tới bạn có dự định sẽ nói với một ai đó như Bill để làm điều gì đó, cố gắng đưa cho anh ấy mục tiêu và để anh ta tự tìm ra cách thực hiện nó. Bạn sẽ nhận thấy anh ta có thông minh hay không hoặc có thể anh ấy sẽ đưa ra những ý kiến mà bạn chưa nghĩ tới.”

&nbsp

NHỮNG KHOẢNH KHẮC BẤT NGỜ

Những nhà lãnh đạo tuyệt vời không chờ đợi một cái gọi là “perfect opening”. Họ tạo những khoảnh khắc dạy học bằng cách đưa những “học trò tiềm năng” ra khỏi môi trường văn phòng đến những nơi thoải mái hơn hoặc những nơi khác thường. Frist – một phi công nhiệt tình thỉnh thoảng hay mời mọi người lên máy bay của anh ta. Gene Roberts – biên tập viên lâu năm của Philadelphia Inquirer đưa ra những báo cáo trực tiếp của ông ấy về bữa tối và đưa ra những “gợi ý nhỏ” về cách xử lý những tình huống nhất định, một nhân viên nhớ lại. Chúng là “hội thảo tốt nhất mà bạn từng có”, một người quản lý được đào tạo khác nói với tôi. Một giám đốc điều hành ICICI, người thường xuyên bắt xe từ văn phòng về nhà cùng với Kamath đã phát hiện ra rằng đây là thời gian yêu thích của ông ấy để dạy. Kamath hoan nghênh tất cả các câu hỏi và đưa ra những suy ngẫm về mọi thứ, từ triết lý kinh doanh đến tâm lý cá nhân của anh ấy.

Những nhà lãnh đạo tuyệt vời thường tạo ra những khoảnh khắc giảng dạy ngoài môi trường văn phòng.

Đầu bếp nổi tiếng và doanh nhân ẩm thực René Redzepi, đồng sở hữu nhà hàng Noma tại Copenhagen đưa việc giảng dạy ra khỏi môi trường làm việc một cách cực độ. Trong năm 2012, ông ấy chuyển toàn bộ nhân viên của mình đến London để thành lập một cơ sở pop-up hoạt động trong 10 ngày. Một vài năm sau đó, các thành viên trong nhóm đến Tokyo khoảng hai tháng. Năm tới họ chuyển đến Sydney, Australia trong 10 tuần và trong năm 2017 họ vận hành một pop-up tại Tulum, Mexico trong 10 tuần. Redzepi giải thích là với mục đích là để “học bằng cách khám phá một nơi khác và gặp gỡ nhiều người mới.” Ông ấy chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả mọi người đang mở rộng tầm nhìn ẩm thực của mình. Redzepi nói rằng: “ông và các nhân viên đã làm việc để áp dụng tất cả những cách học mới này vào thói quen hằng ngày”.

&nbsp

CHUYÊN GIA TRUYỀN TẢI – EXPERT DELIVERY

Bất kể khi nào hay nơi đâu họ lựa chọn để dạy những bài học, những nhà lãnh đạo mà tôi nghiên cứu đủ thông minh để không phô trương hay liên tục đưa quá nhiều thông tin cho nhân viên. Họ triển khai các bài học bằng những kỹ thuật đa sắc thái:

Hướng dẫn tùy chỉnh

Những nhà giáo dục giỏi hiểu được tầm quan trọng của việc cá nhân hóa, điều chỉnh bài giảng và cung cấp hỗ trợ phù hợp với profile của mỗi cá nhân học viên. Và những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tuyệt vời làm điều tương tự. Họ biết rằng cấp dưới nên được dạy bằng những cách thức phù hợp với nhu cầu, tính cách và quỹ đạo phát triển cá nhân. Nhà sáng lập Craig Newmark nhớ rằng đã nhận được lời khuyên từ ông chủ của anh ta tại một chi nhánh văn phòng IBM sau một sự cố, nơi mà anh ấy cư xử như một người biết tất cả. Ông chủ của anh ta lặng lẽ nói “Đừng sửa sai mọi người chỉ vì một vấn đề nhỏ.”

Một nhà quản lý cấp cao làm việc tại Sanders mô tả một cuộc gặp gỡ tương tự. Người đàn ông đã sử dụng thuật ngữ “you guys” trong một cuộc meeting quan trọng và thành công với những đối tác kinh doanh tiềm năng. Sau đó, Sanders đã trừng phạt anh ta ở một nơi riêng tư vì sử dụng từ ngữ không trang trọng. “Anh ta đặt tay lên tôi như một người bố”, người nhân viên nhớ lại và nhấn mạnh rằng cuộc họp thậm chí còn có thể tốt hơn thế nữa. Kể từ đó, anh ta đã đã gạch từ “you guys” khỏi vốn từ vựng kinh doanh của mình.

Robertson là một bậc thầy trong việc đưa ra lời khuyên mục tiêu nói chung, trong việc tùy chỉnh các tương tác liên tục của anh ấy với các học trò tiềm năng. “Anh ấy rất giỏi trong việc hiểu được điều gì có thể thúc đẩy mọi người và cách làm thế nào để có thể thúc đẩy hiệu suất làm việc tối đa từ họ”, Coleman giải thích. “Với nhiều người, điều đó có thể khuyến khích họ và với một số người khác, điều đó có thể làm cho họ không thoải mái. Anh ta sẽ điều chỉnh cách tiếp cận của mình theo cách mà anh ấy nghĩ là hiệu quả nhất.”

Những câu hỏi

Những nhà lãnh đạo giỏi cũng học tập từ Socrates, giảng dạy bằng cách đặt những câu hỏi liên quan và đầy sắc bén. Theo một đồng nghiệp tại HCA, “Frist luôn đặt những câu hỏi thăm dò để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra”. Anh ấy làm điều đó “để tự giáo dục bản thân, làm điều đó không phải để bạn cảm thấy bạn đang làm điều phù hợp hay không phù hợp. Đây là một liên doanh mang tính giáo dục.”

Tương tự, chủ nhà hàng Brinker cũng vậy, “luôn đặt ra những câu hỏi” ông nói rằng một cựu điều hành cấp cao đã báo cáo với ông ấy. “Bạn nghĩ sao về điều này? Bạn nghĩ sao về điều đó? Nếu đây là nhà hàng của bạn, bạn sẽ làm điều gì khác?” Anh ta để nhân viên của mình làm những điều tương tự: “Bạn đã nói chuyện với nhân viên chưa? Bạn nhận được loại phản hồi nào của khách?”

Hình mẫu lý tưởng

Một chiến thuật giảng dạy mạnh mẽ và phổ biến được triển khai bởi những nhà điều hành cấp cao mà tôi nghiên cứu, được sử dụng kết hợp với những kỹ thuật tôi đã đề cập ở trên, đó chính là “lãnh đạo bằng ví dụ”. Andrew Golden – Chủ tịch của Princeton University Investment Company, nói rằng người sếp cũ của ông, giám đốc đầu tư của Yale – David Swensen, người được biết đến là luôn đảm bảo những người nhân viên tiềm năng mới sẽ được hỗ trợ đầy đủ để phát triển và luôn sẵn sàng cho các vị trí mới thách thức hơn, đây cũng lí do Golden có được công việc ở vị trí hiện tại. Golden và các môn đệ khác của Swensen đã học chiến lược này bằng cách quan sát Swensen triển khai nó, “Đó là một công cụ tuyển dụng tuyệt vời”, Golden nói.

Một trong những nhân viên làm việc trực tiếp với Frist, nói rằng anh ấy đã học được cách làm thế nào để “trở nên mạo hiểm hơn” khi ở xung quanh Frist – người cực kì sáng tạo trong việc xây dựng và kết nối doanh nghiệp. Một quản lý khác từng làm cho Frist nói rằng: “Bạn học được rất nhiều khi ở bên và quan sát ông ấy” cũng như việc lắng nghe vậy. Đôi khi chỉ cần chú tâm quan sát một hình mẫu lý tưởng là đủ để bạn học được nhiều kỹ năng, hành vi cần thiết cho công việc.

KẾT LUẬN

Cuối cùng, những nhà lãnh đạo giỏi hiểu rằng thậm chí chỉ một chút thôi nhưng với chất lượng cao, đào tạo trực tiếp có thể mang lại những lợi ích cực kì lớn. Là một người lãnh đạo, bạn đã sẵn có sự chú ý của nhân viên tới mình và những bài học bạn truyền đạt sẽ liên quan hơn, đúng thời điểm hơn và mang tính cá nhân hóa hơn nhiều những chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo mà bạn gửi họ đi học. Và khi bạn nắm bắt được vai trò là một người giảng viên đối với nhân viên của mình, bạn xây dựng được lòng trung thành, phát triển tiềm lực của đội ngũ và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh vượt trội.

Giảng dạy không chỉ là một “kỹ năng bổ sung” của nhà quản lý giỏi, nó là một trách nhiệm không thể thiếu. Nếu bạn chưa biết giảng dạy, thì bạn thực sự chưa phải làm lãnh đạo đâu.

&nbsp

MVV Academy cung cấp khoá học Coaching MasterClass vào tháng 9/2019 dành cho các cấp quản lý quan tâm đến kỹ năng huấn luyện đội ngũ của quản lý và quản lý cấp trung

Theo Sydney Finkelstein-HBR

Từ khóa » Ví Dụ Nhà Lãnh đạo Giỏi