Những Quan Niệm Sai Lầm Về ảnh HDR

Vua nhiếp ảnh kiến thức cô đọng, chụp ảnh tài ba, ảnh đẹp cự phách VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách Rss Feed
  • Trang nhất
  • Ảnh đẹp
  • Kỹ thuật nhiếp ảnh
    • Kỹ thuật bấm máy ảnh
      • Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
      • Kỹ thuật ảnh mờ bokeh
      • Kỹ thuật chụp chuyển động
      • Kỹ thuật chụp cận cảnh macro
      • Kỹ thuật chụp toàn cảnh panorama
      • kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng
      • kỹ thuật chụp chồng hình
      • Kỹ thuật chụp ảnh tương phản low-key
      • Kỹ thuật chụp ảnh 360
      • Kỹ thuật chụp ảnh đen trắng
    • Kỹ thuật lấy nét
    • Ánh sáng nhiếp ảnh
      • Khái niệm ánh sáng
      • Đo sáng
      • Chế độ RAW
      • ISO trong nhiếp ảnh
      • Màu sắc nhiếp ảnh
    • Bố cục nhiếp ảnh
    • Đối tượng nhiếp ảnh
      • Các tư thế tạo dáng mẫu
      • Chụp ảnh phong cảnh
      • Chụp ảnh thời tiết xấu
      • Chụp ảnh người
      • Chụp ảnh đường phố
      • Chụp ảnh cưới
      • Chụp ảnh ban ngày
      • Chụp ảnh đêm
      • Chụp ảnh sản phẩm quảng cáo
    • Kỹ xảo nhiếp ảnh
    • Chụp ảnh bằng điện thoại
    • Tiền kỳ chụp ảnh
      • Chuẩn bị chụp ảnh
      • Trang điểm
    • Hậu kỳ chỉnh sửa ảnh
    • Bài viết chờ đăng
  • Thiết bị nhiếp ảnh
    • Máy ảnh DSLR
    • Máy ảnh cơ (phim)
    • Máy ảnh compact
    • Ống kính (LENS)
    • Đèn flash
    • Thiết bị phụ
    • Bảo quản thiết bị nhiếp ảnh
    • Máy quay phim
    • Bài viết chờ đăng
  • Tại sao
    • Tào lao
    • Phong cách nhiếp ảnh
      • Nhiếp ảnh thương mại
      • Nhiếp ảnh truyền thông
      • Nhiếp ảnh nghệ thuật
    • Bài viết chờ đăng
  • Thuật ngữ
  • Thông tin thiết bị
  • Video
  • Sự kiện thường niên
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Chụp ảnh online
Trang nhất Kỹ thuật nhiếp ảnh Ánh sáng nhiếp ảnh Màu sắc nhiếp ảnh Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Những quan niệm sai lầm về ảnh HDR Đăng lúc: Thứ tư - 20/04/2016 09:23. Đã xem 7640 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng Chuyên mục : Màu sắc nhiếp ảnh Những quan niệm sai lầm về ảnh HDR

Những quan niệm sai lầm về ảnh HDR

Bài viết này sẽ giúp chúng ta một cái nhìn khách quan về những quan niệm sai lầm đối với HDR và học cách làm cho bức ảnh HDR của bạn trở nên tốt hơn.

1. HDR nhìn không giống cảnh thực

Có rất nhiều người ghét HDR vì những ảnh này không giống cảnh thực. Nhiều bức ảnh giống như bạn mở Photoshop và kéo những thanh trượt đến cực đại, các chi tiết hình ảnh của bạn sẽ rõ ràng hơn nhưng cũng mất đi sự tinh tế vốn có. Nhưng một ảnh HDR tốt không phải là việc "nhiều chi tiết hơn". Đó là việc tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa "cảm nhận thực tế" và "chi tiết hơn" – một việc đòi hỏi suy tính và kiên nhẫn.Nếu bạn gõ từ khóa "HDR" trên Google, bạn sẽ thấy rất nhiều hình ảnh quá bão hòa, siêu tương phản, màu sắc nhợt nhạt với bầu trời tối, những quầng sáng kỳ lạ. Không có cách nào hoàn toàn "đúng" hay "sai" để chụp HDR, nhưng việc tham khảo kinh nghiệm từ những nhiếp ảnh gia khác là một việc không thể bỏ qua. quan-niem-sai-lam-ve-High-Dynamic-Range Bức ảnh này là sự kết hợp những bức ảnh với độ phơi sáng khác nhau để tạo nên một cảnh hoàng hôn rất thực và tuyệt đẹp. Khi tôi nhìn vào bức ảnh này, tôi tưởng tượng rằng đây là chính xác những gì tôi thấy khi tôi đứng đó nhìn nó với đôi mắt của riêng tôi. Bức ảnh này được chụp bởi Aman Anuraj

2. HDR là một kĩ thuật giả mạo

Một số người tin rằng phi đạo đức hoặc không phải “sự thực” khi sử dụng Photoshop hoặc các kĩ thuật khác để tạo ra hình ảnh HDR. Nếu bạn là một phóng viên ảnh, tôi đồng ý điều này. Nhưng nếu bạn đang chụp phong cảnh, kiến trúc, hoặc cần ảnh HDR cho nhu cầu khác, bạn không cần phải tạo ra một “sự thực”. Chúng ta đang nói về việc tạo ra các tác phẩm "nghệ thuật". Và nghệ thuật thì không phải phù hợp với những gì về mặt kỹ thuật đã xảy ra.Có một điều thú vị là trong quá khứ, các nhiếp ảnh gia đã tạo ra những bức ảnh HDR bằng máy ảnh dùng phim. Dải tương phản động ở đây không được dùng để tạo ra những hình ảnh rực rỡ mà là mở rộng khoảng giá trị độ sáng xa hơn những gì máy ảnh có thể bắt. Bằng việc sử dụng kĩ thuật phụ trợ có tên Zone System của Ansel Adamsa, các nhiếp ảnh gia có thể tạo ra bức ảnh với nhiều mức độ phơi sáng khác nhau. Ở một mức độ nào đó, đây chính xác là một trong những kĩ thuật tạo ảnh HDR ngày nay. Sự khác biệt là một tấm phim có thể được định sáng trong phòng tối nhiều hơn một bộ cảm biến kỹ thuật số rất nhiều lần. Bù lại, việc hòa trộn này ngày nay được thực hiện hoàn toàn tự động và mau lẹ, thông thường là 5s thay vì hàng giờ như trước kia.

3. Tất cả mọi thứ sẽ trông tốt hơn trong HDR

Có một số đối tượng tự nhiên được sinh ra để chụp HDR, còn một số khác thì không. Nếu bạn đang chụp những thứ có cấu trúc và chiều sâu như kim loại, cảnh quan hay kiến trúc, HDR thường trông tuyệt vời. Nhưng khi bạn đang chụp hình người, động vật, hay nói chung là bất cứ điều gì đó cần sự mềm mại và dễ thương, HDR sẽ có tác dụng ngược lại. Tôi không thường nhận phàn nàn từ nhân vật vì bức ảnh của mình làm nổi rõ mụn trên mặt họ, nhưng có lẽ tôi sẽ không sử dụng cách này trên vật nuôi của tôi. quan-niem-sai-lam-ve-High-Dynamic-Range

4. HDR tệ và mọi người ghét nó

Số lượng kết quả tìm kiếm chứng minh điều này là không đúng. Quan niệm phổ biến này được duy trì bởi nhiều blog Tumblr và Wordpress với từ khóa "HDR sucks". Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một bức ảnh sau khi sử lý HDR sẽ có một nước ảnh rất nhẹ nhàng hoặc bố cục dễ hiểu, hay là một thứ gì đó mà một người bình thường nghĩ ra để miêu tả rằng họ yêu thích nó. Nếu khách hàng của tôi yêu nó, và tôi được trả tiền cho nó, tôi hoàn toàn chắc chắn tôi sẽ tiếp tục làm nó. Vì chỉ có nhiếp ảnh gia biết đó là HDR, nên sự căm ghét cũng ít hơn. quan-niem-sai-lam-ve-high-dynamic-range Bạn thấy bức ảnh trên như thế nào? Tôi đã nói rằng không nên sử dụng HDR khi chụp ảnh chân dung. Còn bức ảnh này được tạo ra bằng cách sử dụng HDR để nêu bật các tòa nhà phía sau, sau đó hình ảnh của vợ chồng được chồng lên trên.

5. HDR thì lúc nào cũng cần mang chân máy đi.

Để tạo ra hình ảnh HDR, bạn phải lấy nhiều mức độ phơi sáng khác nhau và hòa trộn chúng. Nếu bạn chụp ảnh phong cảnh, chụp ảnh vào ban đêm, hoặc chỉ đơn giản là có kiên nhẫn để lắp đặt chân máy chắc chắn thì đây là cách tốt nhất để có được hình ảnh tốt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể làm điều đó mà không có chúng. quan-niem-sai-lam-ve-high-dynamic-range Thú thực là tôi không bao giờ sử dụng chân máy. Tuy nhiên, tôi vẫn chụp ảnh HDR. Khi bạn di chuyển, bức ảnh của bạn sẽ trở nên nhòe. Nhưng nếu bạn sử dụng tốc độ màn trập và thẻ nhớ tốt với tốc độ cao, bạn có thể thay đổi độ phơi sáng để có được một bức ảnh HDR. Tôi thường xuyên làm điều này ở tất cả chuyến du lịch của tôi, khi tôi không muốn hay tôi không được phép mang theo chân máy.

6. Thiết lập sẵn trong phần mềm là thứ tốt nhất mà tôi có thể có được

Có một thực tế là các thiết lập sẵn trong hầu hết phần mềm có lẽ là thứ khủng khiếp nhất bạn có. Photomatix là phần mềm HDR độc lập thường được sử dụng nhất, và các thiết lập sẵn ở đây cho một kết quả tốt. Photoshop cũng là một phần mềm xử lý HDR tốt. Nó thực sự là một công cụ tuyệt vời để pha trộn ánh sáng, mặc dù các thiết lập sẵn ít hoàn hảo hơn.Dưới đây là Pantheon mà tôi đã chụp với ba độ phơi sáng khác nhau. quan-niem-sai-lam-ve-high-dynamic-range Và đây là kết quả tôi thu được sau khi kết hợp chúng bằng Photoshop HDR quan-niem-sai-lam-ve-high-dynamic-rangeThật sự là kinh khủng phải không? Những đám mây đen, bóng mờ bao trùm, vật thể lạ và quầng sáng mạnh là những gì nổi bật trên hình ảnh này. Đây là một bức ảnh khá thất vọng nếu tôi dừng lại ở đây. Thay vì những thiết lập sâu hơn trong Photoshop, tôi thực sự rất thích cách làm này, tôi trộn nó với với bản gốc một lần nữa. Ở ảnh này, tôi mang sự phơi sáng từ hình ảnh ban đầu cho những đám mây và giữ nguyên phần ngôi đền đã được HDR hóa. Việc chỉnh lại các thiết lập HDR của bạn là cần thiết, nhưng có một cách đơn giản hơn là bạn hãy phối trộn nó với hình ảnh ban đầu. quan-niem-sai-lam-High-Dynamic-Range

7. Phần mềm HDR sẽ làm tất cả công việc

Hầu hết các hướng dẫn trên mạng đều nói rằng bạn chỉ mất khoảng 10 giây để có được những bức ảnh HDR sau khi Photomatix, Nik, hoặc Photoshop lưu tập tin. Thời gian này quả thực chỉ đủ để bấm nút "lưu". Hãy quay lại ví dụ ở thế giới thực: một bức ảnh HDR mặt trời mọc trên núi Haleakala ở Maui. Tôi đã mất rất nhiều lần chụp để tạo ra một toàn cảnh có độ phân giải cao, vì vậy chúng ta hãy nhìn vào một phần nhỏ của nó. quan-niem-sai-lam-ve-high-dynamic-range Bởi vì ngược sáng, bạn sẽ không thấy rõ bất kì chi tiết nào được làm sáng lên hay tối đi, tất cả bị chìm vào trong bóng tối. Như vậy, đây là một hình ảnh có độ tương phản thấp, khá giống như những gì điện thoại của bạn có thể làm được, mặc dù nó đã được chụp bằng Canon 5D Mark III. Vì vậy, bạn phải mở rộng phạm vi của độ tương phản ánh sáng. Hãy vào chế độ HDR. quan-niem-sai-lam-ve-high-dynamic-range Ta-da! Chúng ta đã làm đúng phải không? Đùa thôi, đó là một sự hư cấu. Cần nhiều giờ để hình ảnh này chuyển đổi sang HDR. Đây là một hình ảnh độ phân giải cao dành cho một bản in lớn nên yêu cầu các chi tiết phải tỉ mỉ. HDR đã làm phần lớn công việc, nhưng cần rất nhiều thay đổi tinh tế khác để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp, một hình ảnh tuyệt vời. quan-niem-sai-lam-ve-high-dynamic-range Sau nhiều curves adjustments, masking, và một chút hoàn trộn ánh sáng với ảnh gốc, đây là một phần của kết quả cuối cùng Nguồn tin: TUTPLUS/VIET NGOC/DESIGN.VN Từ khóa:

vua nhiếp ảnh, vua máy ảnh, vuanhiepanh, com, CHỤP ẢNH, động vật, phong cảnh, nghệ thuật, chụp ảnh, tĩnh vật, , HDR

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá Click để đánh giá bài viết Được đánh giá 5/5

Những tin mới hơn

  • Những lỗi màu sắc cơ bản khi chụp ảnh (24/04/2016)
  • 5 lỗi màu sắc khi chụp ảnh (04/06/2016)
  • Hướng dẫn tạo màu bằng chức năng chỉnh Cân Bằng Trắng (04/07/2017)
  • Màu sắc trong nhiếp ảnh (19/07/2017)

Những tin cũ hơn

  • Những ý tưởng chụp ảnh tĩnh vật sáng tạo (11/04/2016)
  • Mẹo chụp ảnh tông màu nghệ thuật (24/03/2016)
  • Sử dụng màu sắc trong nhiếp ảnh sản phẩm (14/03/2016)
  • Các chế độ Picture Style trên máy Canon (13/03/2016)
  • Ứng dụng màu sắc khi làm ảnh chân dung trong trẻo (12/03/2016)
  • Những điều cần biết về màu sắc trong nhiếp ảnh (12/03/2016)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Vua Nhiếp Ảnh là trang web của Phạm Hải Đăng Xem bản: Desktop | Mobile Cronjob Close

Từ khóa » Chụp Hdr Trên Canon 6d Mark Ii