Những Sai Lầm Hay Gặp Phải Sau Khi Thành Lập Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Những sai lầm hay gặp phải sau khi thành lập doanh nghiệp Thành lập doanh nghiệp mới với đầy đủ hồ sơ pháp lý, các loại giấy tờ, báo cáo thuế nhưng đây chỉ là mới khởi đầu cho doanh nghiệp mới của bạn mà thôi.
Các nhà doanh nghiệp thường gặp phải rất nhiều loại rủi ro. Thất bại từ những rủi ro có thể đoán trước và hoàn toàn có thể tránh được. Tuy nhiên, cũng có những cái bẫy chết người không phải ai cũng có thể biết mà tránh. Đó là những sai lầm theo kiểu lối mòn mà dù có tư duy lôgic, sự nhạy cảm, và kinh nghiệm bạn vẫn cứ mắc phải.
Dưới đây xin được nêu tên một số sai lầm điển hình mà các doanh nghiệp mới thành lập có quy mô nhỏ dễ gặp phải.
1. Có nhiều hơn hai người chịu trách nhiệm điều hành chính – Sai lầm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thường có 2 hoặc 3 người cùng góp vốn kinh doanh và cùng điều hành công ty, không có sự phân chia quyền lực và trách nhiệm rõ ràng, mọi việc được quyết định trên nguyên tắc đồng thuận. – Nhược điểm của cách tổ chức này là: công ty không có người lãnh đạo duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm sau cùng về mọi vấn đề, do đó mọi quyết định đưa ra không có hiệu quả, nếu không nói đến những bất đồng nảy sinh từ những người đống sở hữu và điều hành công ty.
– Vì thế, các doanh nghiệp nhỏ cần lựa chọn một người duy nhất có trách nhiệm điều hành chung cho cả công ty đồng thời chịu trách nhiệm chung về hoạt động của công ty. Người tổng giám đốc phải là người có cổ phần lớn nhất và hưởng mức lương cao nhất.
2. Nguyên tắc phân quyền 50-50 Quyền lực được phân chia đều cũng sẽ dẫn đến sự bế tắc trong công việc điều hành.
3. Quá phụ thuộc vào một hoặc hai khách hàng Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp tư nhân mới thành lập nên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhiều bạn hàng và đối tác để giảm thiểu sự lệ thuộc vào một số ít những bạn hàng lớn. Chỉ cần vui vẻ đón tiếp, hỏi han qua facebook là có thể giúp một khách hàng trở thành fan của thương hiệu sản phẩm rồi đấy.
4. Quá chú trọng đến việc nghiên cứu sáng tạo ra sản phẩm mới Nếu doanh nghiệp quá chú tâm đến việc nghiên cứu thì họ đã thất bại mất một nửa. Việc tạo ra sản phẩm mới là rất quan trọng, tuy nhiên việc quảng cáo và bán hàng mới là công việc phức tạp và cần thiết hơn nhiều. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải biết đầu tư cho công việc xúc tiến bán hàng.
5. Định giá quá thấp cho sản phẩm Nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm quá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh thì sẽ gặp rắc rối về mặt luật pháp bởi bạn sẽ bị buộc tội làm xáo trộn thị trường và cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, bán sản phẩm với giá quá thấp sẽ làm mất đi lòng tin tưởng của khách hàng về mặt chất lượng.
6. Không huy động đủ vốn ban đầu để tiến hành kinh doanh Cho dù bạn có rót thêm các nguồn vốn vay bên ngoài vào thì doanh thu và lãi ròng vẫn không thể được như bạn mong đợi. Đừng bao giờ thành lập doanh nghiệp khi bạn không thể huy động đủ số vốn bạn cần.
7. Không dự được giai đoạn suy thoái của công ty Có ba nhân tố rất quan trọng quyết định tới nhu cầu về vốn của công ty là thời gian phát triển sản phầm, doanh thu và lãi ròng. Hầu hết các nhà doanh nghiệp đều tỏ ra quá lạc quan về cả ba nhân tố trên. Hãy chú ý dự đoán thời kỳ suy thoái của công ty. Để tránh sai lầm trong việc dự đoán, hãy lập các kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của công ty.
8. Không theo sát tình hình thực tế của nền kinh tế Nhiều nhà doanh nghiệp khi gặp thất bại thường đổ lỗi cho việc không có đủ vốn. Tuy nhiên, sự lạc quan quá mức mới là nguyên nhân chính. Đừng bao giờ dự đoán mức lợi nhuận ròng 30% trong khi xét trên tình hình thực tế của nền kinh tế, mức lợi nhuận 10% đã được coi là thành công.
9. Thiếu sự tập trung Một trong những tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp mới được thành lập là tài năng của người quản lý. Làm sao để có thể làm tốt ngay từ đầu quả là một thử thách to lớn. Hãy vạch ra các cơ hội trước khi bạn quyết định được khu vực thị trường tốt nhất và loại sản phẩm công ty sẽ kinh doanh.
10. Tạo cơ hội cho kẻ trục lợi Nếu không cẩn thận thì đối tác liên doanh của bạn, người cùng đầu tư vào công ty sẽ là những kẻ trục lợi, chỉ thường xuyên gây khó khăn cho công ty chứ không chú tâm làm việc cho công ty. Vì thế, trước khi lựa chọn đối tác làm ăn, hãy tham khảo ý kiến của luật sư, các chuyên gia tư vấn tài chính và các ngân hàng. Bạn cũng có thể xin lời khuyên từ các giám đốc hàng đầu của các công ty nổi tiếng khác.
11. Trang bị đồ đạc xịn ngay từ khi mới thành lập công ty Nếu ngay từ khi mới bắt tay vào kinh doanh, công ty của bạn đã được đặt ở những trụ sở có mức giá thuê đắt đỏ, được trang bị đồ đạc chất lượng cao, trả lương cho nhân viên hậu hĩnh và có chi phí hành chính cao ngất ngưởng thì khả năng thất bại của công ty đã khá rõ ràng.
12. Đa dạng hoá kinh doanh trong những lĩnh vực chưa thật sự nắm rõ Có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp làm như vậy: sự thất bại khi mới đầu tư vào một lĩnh vực, sự ảo tưởng về cơ hội kiếm tiền dẽ dàng hơn, v.v…. Nếu bạn chưa biết thông tin gì về thị trường và môi trường cạnh tranh ở đó thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu cứ tiếp tục đầu tư.
13. Những vụ kiện cáo theo cảm tính Các vụ kiện tụng của các doanh nghiệp nhỏ thường không có sự công bằng, chi phí kiện tụng thì đắt đỏ lại căng thẳng và thường kết thúc với việc các bên đành từ bỏ ý định kiện cáo ban đầu của mình. Lời khuyên cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ là hãy cố gắng giải quyết mọi chuyện bằng hoà giải và thương lượng. Trong trường hợp nhất thiết phải đưa ra toà, hãy xin lời khuyên của các bậc tiền bối đi trước.
14. Sản phẩm không sẵn sàng cho nhu cầu thị trường Đừng bao giờ chờ cho đến khi sản phẩm đã hoàn thiện và hoàn hảo mới tung ra thị trường. Khi sản phẩm đã tương đối hoàn thiện và có thể trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để lăng xê và bán hàng.
15. Ham gia nhập vào các ngành công nghiệp có rào cản gia nhập thấp – Khi một khu vực thị trường hoặc một ngành có rào cản gia nhập thấp mà ai cũng có thể gia nhập được thì khả năng thất bại cho những kẻ đến sau là rất cao. – Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhớ rằng tham gia vào thị trường hoặc lĩnh vực đó chẳng khác gì “trâu chậm uống nước đục” và chẳng mấy chốc lượng cung sẽ lớn hơn lượng cầu rất nhiều.
16. Khảo sát thị trường chưa kỹ lưỡng – Trước khi bắt tay vào kinh doanh, doanh nghiệp nhất thiết phải khảo sát thị trường kỹ lưỡng để xác định được nhu cầu khách hàng và từ đó sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. – Nghiên cứu thị trường cũng giúp doanh nghiệp tìm được thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng để có thể định ra các chiến lược marketing cho phù hợp.
17. Gặp thất bại trong phân đoạn thị trường Để phân đoạn thị trường được hợp lý nhất, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia marketing. Nếu bạn gặp khó khăn ở khâu này, lợi nhuận thu được sẽ không được như bạn mong đợi.
18. Không tìm được lý do thuyết phục khách hàng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm của công ty Để thuyết phục được khách hàng từ bỏ thói quen cũ để tiêu dùng sản phẩm của công ty, bạn phải đưa ra được đặc điểm nổi trội của sản phẩm so với những hãng khác.
19. Khách hàng không thể dễ dàng tính toán được số tiền họ sẽ tiết kiệm được nếu mua sản phẩm của công ty Thông thường có hai cách nêu ra đặc tính nổi trội về giá cả của sản phẩm là: Chỉ ra sản phẩm của công ty bạn rẻ hơn một số tiền nhất định so với các sản phẩm khác.
Chỉ ra những ích lợi sau này của sản phẩm và nhấn mạnh đó chính là những khoản tiền khách hàng sẽ tiết kiệm được nếu mua sản phẩm của bạn. Khách hàng sẽ thích mua các sản phẩm được bán theo cách thứ nhất hơn vì họ có thể dễ dàng tính toán được lợi ích trước mắt.
20. Không sẵn sàng chịu thừa nhận sai lầm Các chủ doanh nghiệp nhỏ khi gặp thất bại thường đổ lỗi cho nhiều thứ khác nhau. Hãy luôn chấp nhận rủi ro và sai lầm. Mỗi sai lầm trải qua sẽ đem đến cho bạn nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá.
21. Tự bằng lòng với sự phát triển của công ty Khi công ty của bạn đã bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đừng bao giờ tự thỏa mãn mà lơ đễnh mọi chuyện, nếu không bạn sẽ dễ dàng bị phá sản. Các sai lầm có thể xảy ra khi công ty đang ở vào thời kỳ đỉnh cao là: thiếu vốn, đội ngũ nhân lực yếu kém và có nhiều kẻ trục lợi, dịch vụ chăm sóc khách hàng bị sao nhãng…. Vì thế, bạn phải luôn để mắt tới hoạt động của công ty.
22. Đặt cược toàn bộ cơ nghiệp Các nhà doanh nghiệp thường không bao giờ ngại khó khăn và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro vừa phải mà họ có thể dễ dàng kiểm soát, kể cả những rủi ro trong những vụ mua lại, xáp nhập, phát triển sản phẩm mới….
Nhưng chủ các doanh nghiệp nhỏ lại không bao giờ dám đặt cược cả cơ nghiệp của mình cho dù trong những hoàn cảnh họ chắc chắn thắng. Đó chính là một nhược điểm.
23. Bỏ qua những chứng cứ hiển nhiên Chủ doanh nghiệp nhỏ thường rất trung thành với những kinh nghiệm và những cách làm theo kiểu lối mòn bất chấp những thông tin thu được có thể trái ngược với những kinh nghiệm, lối mòn ấy. Bằng cách này, một công ty đang trên đà phát đạt cũng có thể nhanh chóng sụp đổ.
25. Phung phí quá mức Không nên phung phí quá mức ngay cả khi công ty đang trong giai đoạn làm ăn phát đạt. Ví dụ như nếu bạn tăng lương hoặc thưởng cho nhân viên một cách không cần thiết, bạn sẽ làm giảm tinh thần hăng say làm việc và sự sáng tạo của nhân viên.
24. Chi phí xoắn ốc Khi quyết định mở rộng công việc kinh doanh hay đơn giản chỉ là thay đổi trụ sở công ty hoặc thuê thêm nhân viên, hãy xem xét và lên kế hoạch kỹ càng, bởi vì khi đó chi phí sẽ tăng lên và điểm hòa vốn của bạn cũng sẽ đi lên, đồng nghĩa với việc phải bán được nhiều sản phẩm hơn để có thể hoà vốn.
26. Không có kế hoạch tấn công thị trường Bạn không hẳn phải làm một bản kế hoạch bài bản – Nhưng thật sai lầm khi làm kinh doanh online nếu như bạn không có lấy một bản kế hoạch. “Người ta xem việc lập kế hoạch kinh doanh như một bài tập về nhà mà họ chẳng có hứng thú để làm nhưng việc lên kế hoạch thực sự đã giúp được tôi – bất kể thành công của tôi là gì đi nữa”, Tim Berry, chủ tịch của Palo Alto Software, nơi sản xuất phần mềm kế hoạch kinh doanh và ông cũng là tác giả của cuốn The Plan-As-You-Go Business Plan.
Trong khi những kế hoạch kinh doanh rườm rà ngày đang dần trở nên lỗi thời, Sujan Patel, phó chủ tịch Marketing của Công ty phần mềm When I Work và đồng thời cũng là người sáng lập của một vài Startup [Saas], đã nói rằng: “Bạn không cần một bản kế hoạch chi tiết đến 20 trang để tạo nên một kế hoạch thành công cho việc kinh doanh online. Bạn chỉ cần biết khách hàng của mình là ai, bạn bán cái gì và điều gì khiến cho họ sẵn sàng chi hầu bao để mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn”.
Bên cạnh đó, hãy xác định rõ bạn đang có trong tay bao nhiêu và con số đó sẽ tồn tại được bao lâu trong quá trình kinh doanh.
27 Quá tập trung vào những tiểu tiết “Đầu tiên, bạn phải cất cánh cho công việc kinh doanh của mình”. Steve Tobak, người sáng lập nên Invisor Consulting, một công ty chiến lược kinh doanh, và là tác giả của của cuốn sách: “Real Leader Don’t Follow: Being Extraordinary in the Age of Entrepreneur.
Trong khi lời chỉ dẫn này có thể hiển nhiên, thì nhiều chủ doanh nghiệp mới lại mắc sai lầm trong kinh doanh online khi bị sa lầy vào những tiểu tiết rườm rà. Đừng như thế.
Do việc tập trung vào những thứ như là card visit phải trông ra làm sao hay thiết kế logo phải như thế nào mà nhiều nhà sáng lập đang lãng phí thời gian quý báu của mình. Thay vào đó, hãy dồn lực tập trung vào những công việc giúp thúc đẩy việc kinh doanh online nhanh bước sang giai đoạn kế tiếp.
28. Sai lầm khi phớt lờ vấn đề tiền nong Hãy lạc quan lên – nhưng không phải đối với tiền nong. “Rất dễ để công ty của bạn sử dụng hết sạch đồng vốn trước khi nó có thể tạo ra bất cứ thứ gì, đó là một sai lầm lớn cần tránh trong kinh doanh online”, Tobak cảnh báo. “Phải biết bạn đang có bao nhiêu để tiến hành kinh doanh ,xác định rõ tỉ lệ chi tiêu (hàng tuần/ tháng/ quý), và chắc chắn rằng bạn đã lên kế hoạch để kiếm lại được thật nhiều trước khi đồng vốn cuối cùng ra đi”.
Nhiều chủ doanh nghiệp thường ra sức gầy dựng vốn khi đã quá trễ. Thay vào đó, nhà sáng lập ngay từ đầu nên soạn ra một kế hoạch tài chính, chi tiết hóa những cột mốc cũng như số vốn cần để có thể chạm đến những cột mốc đó.
29. Đánh giá thấp những gì bạn đang cung cấp Một sai lầm cần tránh trong kinh doanh online nữa đó là định giá sai cho sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp, cho nên hãy định giá sao cho thu về nguồn lợi nhuận xứng đáng.
Cynthia Salim, sáng lập và là CEO của Citizen’s Mark, công ty về dòng sàn phẩm áo blazers chuyên dụng cho phụ nữ, đã định giá khởi điểm cho sản phẩm của cô ấy ở mức 425 đô sau khi nhân nhắc về nguồn lao động và chi phí nguyên vật liệu cho dòng sản phẩm. “Giá được định ở mức mà nó cần phải như thế” Salim.
Patel cũng chỉ ra rằng: “khi việc kinh doanh online có tiến triển, hay tiếp tục điều chính mức giá cho phù hợp”.
30. Phớt lờ dịch vụ khách hàng là sai lầm lớn cần tránh trong kinh doanh Trong bối cảnh rất nhiều giao dịch kinh doanh của chúng ta đang được tiến hành trên Internet, thật sai lầm nếu bạn quên đi rằng khách hàng là những người có khuynh hướng sẽ ghé lại website mà họ có ấn tượng tốt trước đó.
“Hãy đảm bảo rằng bạn có cách nào đó để tương tác với những ai đang ghé thăm website của mình” Tobak. “Bất kể vùng miền, dù là qua email, điện thoại, khảo sát, hay chat trực tiếp”
Bên cạnh đó, hãy giám sát các trang phương tiện thông tin đại chúng để kiểm soát tâm lý khách hàng về thương hiệu và kiểm tra những website đánh giá như Yelp để thấy ai đang không hài lòng với trải nghiệm của họ và tiếp cận ngay.
31. Cho đi quá nhiều nhưng không nhận lại được bao nhiêu “Trước khi tạo dựng niềm tin với khách hàng như một người bán hàng hay một chuyên gia, hãy cho free họ vài thứ để nó thành sự trao đổi là họ sẽ là khách hàng lâu dài của bạn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Nhưng sai lầm trong kinh doanh online dễ xảy ra khi mà chi phí sản phẩm miễn phí có thể tăng thêm, do đó hãy nghĩ đến những món có ích mà vô hình để đổi lấy địa chỉ mail khách hàng, như ebook miễn phí, công thức, chỉ dẫn, webinar, hướng dẫn hay check list” – lời khuyên của Joel Widmer – sáng lập của Fluxe Digital Marketing, một công ty chiến lược nội dung.
32. Dàn trải quá mỏng trên những phương tiện thông tin đại chúng Khi bạn đang bắt đầu với việc Marketing và xây dựng thương hiệu, hãy kiểm nghiệm thử một hoặc hai đối tượng độc giả chính trên các trang mạng xã hội – nơi bạn biết rõ khách hàng của mình đang ở đó và xây dựng lượng độc giả riêng với ngân sách nhỏ cho kinh doanh online.
Sai lầm cần tránh khi kinh doanh online trong trường hợp này là thổi bùng ngân sách quảng cáo ngay từ đầu.
Còn LinkedIn là một sân chơi thích hợp cho việc kinh doanh cá nhân để xây dựng thương hiệu” – Widmer giải thích. LinkedIn cũng thích hợp cho việc xây dựng nội dung.
33. Tuyển dụng nhân viên quá vội Các doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi vội vã trong khâu tuyển dụng, lấp đầy những vị trí trống để nhanh chóng cân bằng việc kinh doanh online của họ.
Nhưng nếu đi theo con đường này, những nhà lãnh đạo có thể sẽ gặp không ít rủi ro, gồm việc không phù hợp giữa kĩ năng ứng viên có và yêu cầu công việc, một tính cách không thích ứng được với văn hóa hay thiếu cam kết với những nhiệm vụ của công ty.
Do vậy, khi thuê lao động hãy kiếm những người có kĩ năng mà bạn không có cũng như thể hiện được những phẩm chất mà bạn trân trọng. “Năm người đầu tiên được tuyển sẽ quyết định con đường của công ty từ đó trở về sau” – Patel nhấn mạnh.
34. Đánh giá thấp nổi ám ảnh số lượng công việc (Ôm đồm) Bạn đã đọc qua rất nhiều về vấn đề cân bằng giữa công việc, cuộc sống. Quên nó đi nếu không muốn mắc sai lầm trong kinh doanh online (Ít nhất một hai trong khi bắt đầu khởi động).
“Đừng lo lắng về thời gian”, Tobak nói. “Những ý tưởng lớn sẽ không đến khi chúng ta luôn cố gắng sắp xếp từng giây phút trong thời gian mình có.
Chúng không đến khi bạn đang ôm đồm quá nhiều thứ. Chúng chỉ đến khi bạn tập trung vào một thứ duy nhất. Hãy để những thứ khác trở nên mờ đi vào quên lãng.
35. Cho rằng mọi bàn chân đều xỏ chung một giày Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng cần tránh trong kinh doanh online khi cho rằng một sản phẩm hay chiến lược có tác dụng đối với công ty này thì có nghĩa là nó cũng mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh của bạn.
Hãy luôn giữ tinh thần hoài nghi về những gì bạn đọc hay thấy thành công từ một nơi khác, Patel khuyến cáo. Nếu có thể thử nghiệm sản phẩm của mình với nguồn tài chính và rủi ro tài nguyên thấp nhất, thì hãy thử tiến hành như thế.
Phần lớn những mối kinh doanh nhỏ thường lụi tàn chỉ sau vài năm do rất nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.
Thất bại là điều không ai trong kinh doanh muốn gặp phải nhưng có rất nhiều sai lầm nếu không khắc phục ngay có thể dẫn đến thất bại. Nhận ra những lỗi này bạn còn có thể nâng cao khả năng thành công cũng như doanh thu của mình. Sau đây là những sai lầm kinh doanh thường gặp nhất mà những người kinh doanh hay gặp:
36. Khởi nghiệp kinh doanh với món nợ lớn Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ vay mượn rất nhiều tiền để làm vốn từ ngân hàng, người quen, bạn bè… để bắt đầu kinh doanh.
Và điều này có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của họ, họ phải chịu áp lực về tiền bạc để trả nợ và muốn kinh doanh thu lời ngay lập tức.
Tuy nhiên “dục tốc bất đạt” bởi bạn không những cần nhiều yếu tố về chuyên môn mà còn phải có chút duyên với kinh doanh để thành công.
Việc vay nợ một số tiền quá lớn ngay từ thời điểm ban đầu khiến bạn phải mạo hiểm và gánh vách nặng hơn rất nhiều. Những người kinh doanh thông thái phải biết làm sao để cân bằng giữa số nợ và thu nhập.
Vậy để bắt đầu kinh doanh một cách hiệu quả và nhẹ nhõm hơn, bạn nên dùng tiền tiết kiệm của mình làm vốn và không nên vay tiền quá nhiều.
Knh doanh riêng đòi hỏi bạn phải có đủ vốn. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng có thể mình sẽ tiêu tốn, thật chí mất trắng. Vì thế, đừng tự tạo cho mình áp lực về tài chính, hãy kinh doanh ít vốn thông minh bằng cách thử kinh doanh trực tuyến chẳng hạn!
37. Mong chờ sẽ thu lợi nhuận ngay lập tức Phần lớn các cửa hàng nhỏ sẽ không thu lại lợi nhuận ngay. Vì vốn quá ít nên lợi nhuận phải dùng để xoay vòng vốn ngay. Nhiều người không thu lợi nhuận từ kinh doanh trong vòng mấy tháng đầu.
Vì vậy, khi mới bắt tay vào làm ăn, bạn không nên mong chờ nó sẽ làm bạn giàu sụ ngay phút chốc. Hãy chuẩn bị tâm lý một cách vững vàng để khi chưa thấy lợi nhuận đâu, bạn sẽ không nản lòng và dừng lại ngay lập tức.
38. Tiêu quá nhiều tiền ở thời điểm đầu Nhiều người chủ cửa hàng tiêu quá nhiều tiền để thiết kế cửa hàng, mua thiết bị và nội thất… Tuy đó là những khoản đầu tư cần thiết ban đầu.
Nhưng nếu bạn tiêu quá nhiều tiền, bạn cũng sẽ mất nhiều tiền hơn khi kinh doanh đổ bể. Vậy hãy đầu tư cơ sở vật chất từ từ và tiết kiệm, nâng cấp chúng lên sau khi kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận.
39. Thiếu đi kế hoạch Việc này cũng đồng nghĩa với việc bạn không nghiên cứu tỉ mỉ về thị trường, địa điểm cũng như khách hàng trước khi bắt tay vào làm ăn. Bởi điều cơ bản nhất trong kinh doanh là phải tóm lược được vốn đang có, những thử thách có thể gặp phải, hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai…trong kế hoạch kinh doanh.
Kế hoạch không chỉ giúp bạn biết rõ hơn mình đã, đang và sẽ làm gì mà còn xem bạn đã làm được bao nhiêu, giúp bạn phát triển và mở rộng trong tương lai dễ dàng hơn.
40. Không có kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh là quan trọng và cần thiết trong mọi công việc kinh doanh. Mọi doanh nghiệp đều có những yếu tố, tiềm năng cũng như các công việc phải và cần được tính toán chi tiết tỉ mỉ trong kế hoạch kinh doanh.
Trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay, một kế hoạch kinh doanh rõ ràng về sản phẩm hay dịch vụ, chiến lược đánh giá khách hàng, lên giá thành, chiến dịch quảng bá… trở nên quan trọng hơn bao giờ hết..
41. Ra đi vội vã Mỗi ngày lại có thêm người muốn thành lập công ty cho riêng mình bởi họ muốn trở thành ông chủ và nắm quyền kiểm soát mọi hoạt động trong công ty. Nhưng công việc kinh doanh này không phải lúc nào cũng là một sự lựa chọn đúng đắn.
Theo lời ông Jonh Gullman – giám đốc Ban tư vấn USBX ở Fort Lauderdale – trước khi bắt tay vào kinh doanh bạn nên tự đặt câu hỏi :”Bạn có thể duy trì được công việc kinh doanh đó trong bao lâu, hoặc là bạn có thể kiếm tiền bằng cách khác hay không ?”
Khi thành lập công ty mới bạn sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro bất chắc.
Nhưng điều đáng lo ngại nhất đối với những nhà lãnh đạo công ty là họ sẽ có thể bị mất quyền kiểm soát công ty.
Đó là lý do tại sao bạn cần bảo vệ chính mình. Theo ông Gullman, bạn nên giành thời gian mời luật sư tư vấn xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và bảo vệ quyền lợi cho bạn thay vì tốn thời gian để tự bắt đầu với công việc kinh doanh.
42. Thiếu những mối quan hệ kinh doanh rõ ràng. Ông Jonh Giordano – đối tác với Bush, Ross, Gardner, Warren & Rudy ở công ty luật Tampa cho biết :” Hầu hết mọi nhà quản lý đều sai lầm khi nghĩ rằng họ sẽ thành công trong việc giải quyết những mối quan hệ cá nhân ngay từ lúc bắt đầu kinh doanh”.
Chắc chắn nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra như ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc gì – nguồn tài chính hay kế hoạch kinh doanh.
Như vậy những hợp đồng thảo sẵn được coi như chìa khóa giúp cải thiện quan hệ kinh doanh.
Các văn bản tài liệu có thể giúp làm rõ vai trò và trách nhiệm của những đối tác kinh doanh hiện tại, những người có liên quan, những người cung cấp tín dụng, những đối tác cung cấp dịch vụ tư vấn, và bất kì người nào khác có vốn góp trong doanh nghiệp.
43 Không có đủ vốn. Thiếu vốn là lý do chính khiến nhiều công ty phải giải thể. Ngay cả trong trường hợp công ty luôn quan tâm đến việc đảm bảo nguồn vốn luân chuyển thì cũng có nhiều nhà kinh doanh phải đối mặt với một cú sốc bất ngờ khi họ biết được họ cần bao nhiêu tiền để duy trì công ty ổn định lâu dài.
Đầu tư mua thiết bị, thuê công nhân, những chi phí cho việc xin cấp giấy phép kinh doanh và vô số những chi phí thiết yếu khác sẽ tăng lên rất nhanh.
Có câu châm ngôn nói rằng “Để công việc kinh doanh được thuận buồm xuôi gió cần phải tiêu tốn rất nhiều thời gian tiền bạc”
44. Sai lầm trong xúc tiến thương mại. Khi công việc kinh doanh gặp khó khăn về tài chính – hoặc đang xuống dốc hay đang trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế – thì chi phí cho quảng cáo thường là một trong những việc hàng đầu cần phải từ bỏ để thành toán cho những khoản chi khác cần thiết hơn.
Và thật không may là nhiều khi khoản cắt giảm từ việc xúc tiến thương mại để chi tiền lương công nhân viên trong ngắn hạn cũng không đủ.
Việc lôi cuốn và giữ lại khách hàng mới là vấn đề tối quan trọng đối với bất kỳ một nhà doanh nghiệp nào.
Chính vì thế điều cần thiết là phải đưa ra kế hoạch xúc tiến thương mại quảng bá công ty của mình trên báo chí, tạp chí, đài phát thanh, qua internet, tivi, qua thư trực tiếp và qua nguồn thông tin đại chúng khác có tại địa phương. Hãy quyết định bạn sẽ chi bao nhiêu phần trăm từ ngân sách cho việc quảng bá trên mỗi một phương tiện đại chúng, và nếu được thì hãy kiên trì với kế hoạch xúc tiến đã đặt ra.
45. Lặp lại những sơ suất và sai lầm của bạn. Người chủ kinh doanh luôn cố gắng trở thành một người mẫn cán và thật khó khăn để tránh mắc phải những sai lầm cũ.
Muốn tránh bất kì sơ suất nào có thể dẫn đến sai lầm thì giải pháp đầu tiên là phải nhận biết được những sơ suất đó là gì và cần rút ra những bài học bổ ích từ những sơ suất đó.
Cần phải nhớ rằng, ngay cả những nhà kinh doanh tiêu biểu, thành công nhất cũng mắc phải ít nhất hai sai lầm trên.
Nhưng họ đã biết biến chúng thành kinh nghiệm bản thân và biết khắc phục những sai lầm đó một cách dễ dàng.
Và đó cũng là một bài học quý báu cho bạn trên con đường kinh doanh đầy chông gai
Tóm lại: Để tránh thất bại quá lớn, bạn cần có những bước chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp của mình thật kỹ lưỡng.
Quan tâm về nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào để không quá phụ thuộc vào các thành viên góp vốn. Lên kế hoạch sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì ít nhất trong 6 tháng đầu tiên Nên đặt ra câu hỏi thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn để tránh mắc nợ về sau.
Sưu tầm
» Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới
Liên hệ Văn phòng luật sư bảo hộĐiện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) - Chat Zalo Website: Luatsubaoho.com - Luật sư tư vấn pháp luật, tham gia bảo hộ quyền lợi vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hình sự, hành chính, doanh nghiệp, xin cấp giấy tờ...
Bài cùng chuyên mục:
Từ khóa » Những Quyết định Sai Lầm Trong Kinh Doanh
-
8 Sai Lầm Nghiêm Trọng Trong Kinh Doanh
-
10 Quyết định Tệ Hại Nhất Trong Lịch Sử Kinh Doanh - Zing
-
25 Sai Lầm Cổ điển Thường Gặp Trong Kinh Doanh - Luật Việt Tín
-
7 Sai Lầm Trong Kinh Doanh Hầu Như Ai Cũng Gặp - KiotViet
-
4 Sai Lầm Trong Kinh Doanh Các Doanh Nghiệp Trẻ Thường Mắc Phải
-
7 Sai Lầm Kinh Doanh Lớn Trong Lịch Sử Kinh Doanh Hiện đại - NDH
-
10 Sai Lầm Phổ Biến Cần Tránh Khi Bắt đầu Kinh Doanh Mới
-
Những Sai Lầm Thường Gặp Trong Kinh Doanh - Đào Minh Châu
-
12 Lần Warren Buffett Ra Quyết định Sai Lầm - Doanh Nhân Sài Gòn
-
6 Sai Lầm Lần đầu Kinh Doanh Khởi Nghiệp Và Cách Giải Quyết Nhanh
-
7 Sai Lầm Khi Khởi Nghiệp Kinh Doanh
-
Học Hỏi Từ Chính Những Sai Lầm
-
7 Sai Lầm Khiến Bạn Phải Trả Giá đắt Trong Kinh Doanh
-
Chiến Lược Khi đưa Ra Quyết định Sai Lầm - Phạm Ngọc Anh