Những Sai Lầm Thường Gặp Trong Kinh Doanh - Đào Minh Châu
Có thể bạn quan tâm
Trong lĩnh vực kinh doanh, dù công ty của bạn lớn đến đâu thì cũng khó tránh khỏi những thất bại và sai lầm trong 1 thời điểm hay 1 dự án nào đó. Những thất bại ấy dù ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến kết quả thì suy cho cùng đó là bài học kinh nghiệm đáng nhớ để các công ty có thể rút ra bài học và đứng lên, phục hồi và phát triển nhanh hơn.
Các nhà doanh nghiệp thường gặp phải rất nhiều loại rủi ro. Thất bại đau đớn nhất là những thất bại từ những rủi ro có thể đoán trước và hoàn toàn có thể tránh được. Tuy nhiên, cũng có những cái bẫy chết người không phải ai cũng có thể biết mà tránh. Đó là những sai lầm theo kiểu lối mòn mà dù có tư duy lôgic, sự nhạy cảm, và kinh nghiệm bạn vẫn cứ mắc phải.
Dưới đây là một số sai lầm điển hình mà các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ dễ gặp phải.
Contents
Quá phụ thuộc vào một hoặc hai khách hàng
Để phát triển và mở rộng công việc kinh doanh, hãy học cách xây dựng các mối quan hệ với nhiều đối tác, khách hàng.
Quá phụ thuộc vào một hoặc hai khách hàng chỉ khiến bạn bị lệ thuộc và phụ thuộc trong công việc kinh doanh.
Có nhiều hơn hai người chịu trách nhiệm điều hành chính
Một trong những sai lần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thường có 2 hoặc 3 người cùng góp vốn kinh doanh và điều hành công ty. Điều này tạo ra sự sai lầm, không có sự phân chia chia quyền lực và trách nhiệm rõ ràng, mọi việc được quyết định trên nguyên tắc đồng thuận.
Vì không có người lãnh đạo duy nhất do đó mọi quyết định được đưa ra không có hiệu quả, dễ nảy sinh các bất đồng từ người đồng sở hữu và điều hành công ty.
Vì thế, các doanh nghiệp nhỏ cần lựa chọn một người duy nhất có trách nhiệm điều hành chung cho cả công ty đồng thời chịu trách nhiệm chung về hoạt động của công ty.
Thiếu sự tập trung
Một trong những tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp mới được thành lập là tài năng của người quản lý. Làm sao để có thể làm tốt ngay từ đầu quả là một thử thách to lớn. Hãy vạch ra các cơ hội trước khi bạn quyết định được khu vực thị trường tốt nhất và loại sản phẩm công ty sẽ kinh doanh.
Tạo cơ hội cho kẻ trục lợi
Nếu không cẩn thận thì đối tác liên doanh của bạn, người cùng đầu tư vào công ty sẽ là những kẻ trục lợi, chỉ thường xuyên gây khó khăn cho công ty chứ không chú tâm làm việc cho công ty.
Vì thế, trước khi lựa chọn đối tác làm ăn, hãy tham khảo ý kiến của luật sư, các chuyên gia tư vấn tài chính và các ngân hàng. Bạn cũng có thể xin lời khuyên từ các giám đốc hàng đầu của các công ty nổi tiếng khác.
Sản phẩm không sẵn sàng cho nhu cầu thị trường
Đừng bao giờ chờ cho đến khi sản phẩm đã hoàn thiện và hoàn hảo mới tung ra thị trường. Khi sản phẩm đã tương đối hoàn thiện và có thể trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để lăng xê và bán hàng.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của tôi sẽ giúp ích bạn trong việc phát triển công việc kinh doanh từ đó gia tăng lợi nhuận.
Tags: kinh doanh online Đào Minh Châu Đào tạo Kinh doanhContinue Reading
Previous: 5 nguyên tắc “vàng” giúp bạn thuyết phục khách hàng nhanh chóngNext: Bí kíp bán hàng, xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh trên facebookTừ khóa » Những Quyết định Sai Lầm Trong Kinh Doanh
-
8 Sai Lầm Nghiêm Trọng Trong Kinh Doanh
-
10 Quyết định Tệ Hại Nhất Trong Lịch Sử Kinh Doanh - Zing
-
25 Sai Lầm Cổ điển Thường Gặp Trong Kinh Doanh - Luật Việt Tín
-
7 Sai Lầm Trong Kinh Doanh Hầu Như Ai Cũng Gặp - KiotViet
-
4 Sai Lầm Trong Kinh Doanh Các Doanh Nghiệp Trẻ Thường Mắc Phải
-
7 Sai Lầm Kinh Doanh Lớn Trong Lịch Sử Kinh Doanh Hiện đại - NDH
-
10 Sai Lầm Phổ Biến Cần Tránh Khi Bắt đầu Kinh Doanh Mới
-
12 Lần Warren Buffett Ra Quyết định Sai Lầm - Doanh Nhân Sài Gòn
-
6 Sai Lầm Lần đầu Kinh Doanh Khởi Nghiệp Và Cách Giải Quyết Nhanh
-
7 Sai Lầm Khi Khởi Nghiệp Kinh Doanh
-
Học Hỏi Từ Chính Những Sai Lầm
-
Những Sai Lầm Hay Gặp Phải Sau Khi Thành Lập Doanh Nghiệp
-
7 Sai Lầm Khiến Bạn Phải Trả Giá đắt Trong Kinh Doanh
-
Chiến Lược Khi đưa Ra Quyết định Sai Lầm - Phạm Ngọc Anh