Những Tác động đến Các Nền Kinh Tế đang Phát Triển Từ Các Biện ...
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa
Các biện pháp trừng phạt tài chính được áp dụng đối với Nga từ sau ngày 24/2/2022 đang ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi, và những hậu quả của nó sẽ lớn hơn nhiều so với thiệt hại của Liên minh châu Âu (EU) do từ chối mua năng lượng của Nga . Tác động đầu tiên chính là chi phí vay vốn đã tăng trong tháng 3/2022 đối với cả trái phiếu chính phủ lẫn trái phiếu doanh nghiệp. Tại một số thị trường mới nổi lớn nhất, như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, lợi suất trung bình năm của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đang ở mức cao nhất. Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp của các nền kinh tế mới nổi trong tháng 3/2022 đã đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây , còn đối với một số quốc gia chỉ số này đã chạm ngưỡng khi đại dịch bùng phát - mức cao kỷ lục kể từ tháng 11/2011 (xem các biểu đồ bên dưới).
Mức độ bất định cao trên thế giới trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến các nhà đầu tư đánh giá quá mức những rủi ro của các công cụ mang lại lợi suất cao và chuyển hướng đầu tư sang những nơi an toàn hơn, khi tuân theo cái gọi là chiến lược “flight to safety”. Chừng nào các nhà đầu tư còn nhận thấy sự bất định trong các tài sản như vậy (đặc biệt là trái phiếu chính phủ của các nước phát triển, trước tiên là Mỹ, và vàng ), chi phí vay vốn cho những thị trường mới nổi, mà không đảm bảo được sự bảo vệ cần thiết cho các nhà đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng , sẽ tăng đối với cả chính phủ lẫn khu vực doanh nghiệp.
Cả những yếu tố khác cũng tác động đến lợi suất ở các nước đang phát triển: Lạm phát tăng trên quy mô toàn cầu và các nước phát triển áp dụng những biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ.
Diễn biến tình hình ở Ukraine khiến giá lương thực tăng mạnh : Nga và Ukraine là những quốc gia xuất khẩu lớn trên thị trường nông sản, khi cùng nhau chiếm đến hơn một nửa sản lượng dầu và hạt hướng dương trên thế giới và gần 30% nguồn cung cho thị trường lúa mì toàn cầu . Mặc dù tất cả các nước đều cảm nhận được giá lương thực tăng, nhưng các nền kinh tế đang phát triển chịu ảnh hưởng nhiều nhất, nơi tỷ lệ thu nhập khả dụng mà các hộ gia đình chi cho nhu cầu thực phẩm thường khá cao. Một nguyên nhân khác khiến lạm phát tăng nhanh và cũng sẽ tác động nhiều nhất đến các nước đang phát triển, là giá năng lượng mà nhiều nước trong số này nhập khẩu đang tăng cao.
Những nỗ lực nhằm kiềm chế giá dầu thô thông qua việc tăng sản lượng và mở các kho dự trữ của Mỹ , nhiều khả năng là không đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trong ngắn hạn, đặc biệt là trong trường hợp áp dụng lệnh cấm vận thương mại đối với các sản phẩm năng lượng của Nga.
Chính sách tiền tệ tiến thoái lưỡng nan
Các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, mà bắt đầu tăng mạnh vào năm ngoái. Kể từ tháng 12/2021 , Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã 3 lần tăng lãi suất. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), lần đầu tiên kể từ năm 2018 , thực hiện biện pháp này trong tháng 3 với những cảnh báo đầy cứng rắn hơn, khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát, và mới đây nhất vào ngày 15/6/2022, cơ quan này đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 đpt lên mức 1,5%-1,75% - mức tăng lãi suất lớn nhất trong vòng 28 năm. Thị trường dự báo có thể còn thêm 5-6 lần tăng lãi suất nữa từ nay đến cuối năm . Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng không loại trừ việc tăng lãi suất trong quý IV/2022 , và kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, các ngân hàng trung ương của hơn một chục nền kinh tế quan trọng trên thế giới, bao gồm Nga, Mỹ và Anh, đã tăng lãi suất.
Theo quan điểm này, các nền kinh tế mới nổi sẽ đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng năn trong năm 2022 - sự lựa chọn giữa việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, trả nợ, và hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân. Một mặt, tình trạng giá cả leo thang, mà là nguyên nhân dẫn tới các cuộc biểu tình ở Sri Lanka và Peru , sẽ tăng tốc. Điều này sẽ gia tăng áp lực lên lãi suất, cùng với việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nước phát triển - những nền kinh tế nhập khẩu lạm phát toàn cầu thông qua việc tăng tỷ giá hối đoái của các hàng hóa nhập khẩu .
Mặt khác, các thị trường mới nổi cần phải trả những khoản nợ đã gia tăng đáng kể sau giai đoạn đại dịch COVID-19 - và điều này sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn do lãi suất tăng. Yếu tố thứ ba của tình trạng tiến thoái lưỡng nan là thực trạng các doanh nghiệp và người dân đang phải đối mặt với giá lương thực và hàng hóa tăng cao, điều sẽ khiến cho các nền kinh tế rơi vào suy thoái. Đồng thời, những nỗ lực nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế, cùng với sự trợ giúp của các gói kích thích tài khóa sẽ đẩy lạm phát tiếp tục tăng.
Thực ra, tác động từ sự bất định do cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với việc lãi suất tăng ở các nước đang phát triển không đồng nhất. Việc loại bỏ những chênh lệch lợi tức đối với trái phiếu chính phủ bằng USD ra khỏi các đợt tăng lãi suất trên thế giới do lạm phát toàn cầu và thắt chặt chính sách tiền tệ là nhờ sự chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ của các nền kinh tế mới nổi và trái phiếu chính phủ Mỹ (Treasuries). Hình 3 cho thấy rằng đến đầu tháng 4/2022, chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ở nhiều khu vực đang trở lại mức “yên bình”. Ngoại trừ khu vực Đông Âu bởi những lý do rõ ràng, tuy nhiên ngay cả ở đó lợi suất, có vẻ như, cũng đã qua ngưỡng đỉnh.
Bên cạnh đó, tại một số quốc gia, cuộc xung đột Nga-Ukraine gần như không ảnh hưởng đến lãi suất, một vài nước thậm chí còn được hưởng lợi từ đó, cụ thể như các nước sản xuất nguyên liệu thô mà đang tăng giá từng ngày (từ ngũ cốc đến dầu mỏ), lấy ví dụ, chênh lệch lợi suất của trái phiếu chính phủ bằng USD ở Trung Đông đã giảm so với hồi đầu tháng 2/2022. Một quốc gia hưởng lợi rõ ràng khác trong bối cảnh hiện nay là Trung Quốc, mà có thể dựa vào một khoản chiết khấu nhất định đối với dầu mỏ, đặc biệt là trong trường hợp các sản phẩm năng lượng của Nga bị áp dụng lệnh cấm vận thương mại bởi châu Âu, khu vực vốn chiếm hơn một nửa lượng dầu thô và gần ¾ khí đốt xuất khẩu của Nga .
Một loại các quốc gia cũng có thể được hưởng lợi từ việc các nhà đầu tư chuyển hướng dòng vốn đã sẵn sàng cho những khoản đầu tư có lợi suất và rủi ro cao. Một trong những quốc gia như vậy có thể là Kazakhstan, mà có khả năng tiếp nhận được một phần dòng vốn trước đây từng được đầu tư cho Nga và Ukraine. Nhưng đối với một vài nước, dòng vốn tháo chạy, cùng với lãi suất và lạm phát tăng, có thể đủ để làm các vấn đề nội bộ liên quan tới việc trả nợ trở nên trầm trọng hơn - ví dụ, Sri Lanka , quốc gia đang đàm phán với IMF về cơ cấu lại các khoản nợ, mới đây đã dừng thanh toán đối với một phần các khoản nợ nước ngoài và cảnh báo các nhà đầu tư về khả năng vỡ nợ. Các chuyên gia phân tích dự đoán về việc cơ cấu lại nợ đối với Tunisia , cũng như một loạt quốc gia thu nhập thấp khác , khi đưa ra cảnh báo về chuỗi các vụ vỡ nợ có thể xảy ra ở những quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trước các cú sốc từ bên ngoài.
Chiến lược “Sao Hỏa”
Các thể chế tài chính trên khắp thế giới, đặc biệt là tại những quốc đang phát triển, sẽ cảm nhận được những hậu quả của các lệnh trừng phạt áp dụng đối với Nga trong sự gia tăng mạnh của các chi phí tuân thủ. Hoạt động phân tích các giao dịch thực hiện nhằm đáp ứng việc tuân thủ chế độ trừng phạt là phức tạp và tốn kém, sai lầm sẽ phải trả giá đắt - lấy ví dụ, BNP Paribas hồi năm 2014 đã phải nộp phạt kỷ lục 9 tỷ USD vì thực hiện các giao dịch với những cá nhân và công ty thuộc diện bị trừng phạt của Sudan, Iran và Cuba. Cả các doanh nghiệp lẫn các nước sẽ phải hết sức chú ý đến mối quan hệ của mình với kinh tế Nga.
Các biện pháp trừng phạt tài chính sẽ gây ra những hậu quả dài hạn, ngay cả khi cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể kết thúc vào ngày mai, và bản thân các biện pháp trừng phạt sẽ được bãi bỏ. Những phương pháp tiếp cận quản lý rủi ro và các tiêu chuẩn ESG (Environmental, social and governance - môi trường, xã hội và quản trị) sẽ hạn chế đáng kể số lượng những đối tượng mong muốn có các quan hệ kinh tế với Nga.
Mặc dù việc phong tỏa các tài sản của ngân hàng trung ương không phải là một phát minh mới và nó từng được áp dụng đối với Iran, Afghanistan, Syria và Venezuela , nhưng trường hợp của Nga là chưa từng có tiền lệ. Nga là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới , và xếp hạng tín nhiệm quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga và mức độ tham gia hợp tác quốc tế của cơ quan này cao hơn nhiều - khác so với các ngân hàng trung ương của những quốc gia kể trên, Ngân hàng Trung ương Nga là thành viên của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Theo Bộ Tài chính Nga, khoảng 300 tỷ USD trong số 640 tỷ USD dự trữ đã bị phong tỏa - hầu hết là đồng USD, Euro và bảng Anh.
Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt như vậy đặt ra câu hỏi về khái niệm tích lũy dự trữ quốc tế. Một trong những mục tiêu của dự trữ quốc tế là tạo ra “một túi khí an toàn” cho nền kinh tế, mà trong trường hợp khẩn cấp có thể giúp khôi phục sự ổn định tài chính. Theo truyền thống, phần chính của dự trữ vàng và ngoại hối được hình thành từ các tài sản ổn định khá giới hạn - vàng, USD, Euro và các loại trái phiếu chính phủ ổn định.
Ông Barry Eichengreen, một trong những chuyên gia nổi tiếng thế giới về dự trữ quốc tế, phân chia chiến lược của các quốc gia khi lựa chọn cơ cấu dự trữ quốc tế thành chiến lược “Sao Thủy” và “Sao Hỏa”. Chiến lược “Sao Thủy” liên quan đến việc hình thành các khoản dự trữ dựa trên các mối quan hệ thương mại và tài chính, cũng như mức độ tin cậy và tính thanh khoản của các tổ chức phát hành tài sản dự trữ chính. Trong chiến lược “Sao Hỏa”, dự trữ được hình thành về phương diện ngoại giao và bao gồm tài sản của các đồng minh chính trị và quân sự.
Có thể giả định rằng việc phong tỏa tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga sẽ khuyến khích một số quốc gia sử dụng chiến lược “Sao Hỏa” rộng rãi hơn, và lấy ví dụ, giáo sư Markus Brunnermeier từ Đại học Princeton và các đồng tác giả cho rằng , tiền lệ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng trung ương của một quốc gia lớn, về nguyên tắc, sẽ làm giảm đi nhu cầu về dự trữ ngoại tệ. Đồng USD hiện đang chiếm vị trí thống trị (59% dự trữ của các ngân hàng trung ương toàn cầu), tiếp theo là đồng euro (20,6%), yên Nhật (5,6%), đồng bảng Anh (4,8%) và Nhân dân tệ của Trung Quốc (2,8%). Nợ nước ngoài (mặc dù đã tăng trong giai đoạn đại dịch COVID-19, nhưng vẫn chưa bằng những giá trị trước đây) có thể dẫn tới sự sụt giảm nhu cầu về dự trữ vàng và ngoại hối của các nước đang phát triển so với thập niên 2000.
Bất chấp nhận thức chung về tất cả những tác động tiêu cực có thể xảy ra của bối cảnh hiện nay, nhưng các chuyên kinh tế rất khó đưa ra dự báo của về tương lai của những nền kinh tế đang phát triển (bao gồm cả Nga) do bản chất của nhiều câu trả lời không nằm ở khía cạnh kinh tế, mà ở khía cạnh chính trị./.
Nguyễn Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp
Nguồn tham khảo: https://econs.online/
Từ khóa » Tin Kinh Tế Nga
-
Kinh Tế Nga - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Tin Tức Về Kinh Te Nga Mới Nhất Tại
-
Nền Kinh Tế Nga Liệu đã Vượt Qua được Giai đoạn Khó Khăn Nhất?
-
Nga Tin Tưởng Nền Kinh Tế Không Suy Giảm Sâu Như Dự đoán
-
Kinh Tế Nga - Báo Tuổi Trẻ
-
Giới Chóp Bu Nga Cảnh Báo Nguy Cơ Kinh Tế Nga ''trở Lại Thời Liên Xô''
-
Kinh Tế Nga đứng Vững Trước Lệnh Trừng Phạt, Nhưng Kéo Dài được ...
-
Gần 1 Thập Kỷ Nga Chuẩn Bị “pháo đài Kinh Tế” Cho Ngày Hứng “bão ...
-
Dự Báo Kinh Tế Nga Sẽ Suy Giảm Mạnh Nhất Kể Từ Năm 1994
-
Sức Bật Kinh Tế Nga Ngoạn Mục Hơn Mong đợi - Báo Lao động
-
Tối" Của Nền Kinh Tế Nga (12/01/2022 15:20) - Tin Bộ Tài Chính
-
Kinh Tế Nga – Wikipedia Tiếng Việt
-
KINH TẾ NGA | Tin Tuc CẬP NHẬT , Kinh Te Nga - Báo Người Lao động
-
Kinh Tế Nga Giảm Cực Mạnh Giữa Bão Cấm Vận Chưa Từng Có Của ...