Những Tác Dụng Của Sò Huyết Cực Tốt Không ăn Thì Quá Phí
Sò huyết là món ăn bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, tác dụng của sò huyết cũng như những lưu ý đối tượng sử dụng không phải ai cũng biết.
- Muốn ốc nhả sạch bùn đất và nhớt trước khi chế biến, dùng mẹo này
- Bí quyết làm món ốc xào chuối xanh thơm lừng, ngon khó cưỡng
Tác dụng của sò huyết đối với sức khỏe đã không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những ai yêu thích hải sản. Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào khi ăn bạn cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về nó để có cách chế biến vừa giúp phát huy tối đa công dụng, vừa không gây hại cho sức khỏe. Đối với sò huyết cũng vậy, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời thì vẫn có những tác hại nếu chúng ta ăn không đúng cách.
1. Giá trị dinh dưỡng của sò huyết
Trong Đông y, sò huyết được liệt vào loại hải sản có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng chính là bổ huyết, kiện vị, ôn trung, hỗ trợ chữa chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu, tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày tá tràng.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, sò huyết là nguồn cung cấp đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất như kẽm, magie, giàu dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sự dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể. Cho nên, loại hải sản này được đánh giá vừa là món ăn ngon miệng, vừa là bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.
Những công dụng của con sò huyết đối với sức khỏe:
+ Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trong sò huyết có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy sức khỏe của tim, tăng cường hoạt động của cơ tim nhờ lượng axit béo omega-3 và vitamin B12.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung axit béo omega-3 từ cá hay các loại thủy hải sản có vỏ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ tác dụng chống viêm hiệu quả của omega-3.
+ Tốt cho hoạt động của bộ não
Các chất dinh dưỡng khác có trong sò huyết cũng góp phần chăm sóc sức khỏe não bộ. Một số nghiên cứu trên thực tế đã xác định nồng độ omega-3 và vitamin B12 quá ít trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về phát triển não bộ ở trẻ em và hoạt động não khỏe mạnh ở người trưởng thành.
Bên cạnh đó, vitamin B12 và axit béo omega-3 còn có thể bổ trợ hoạt động cho nhau. Chúng sẽ phối hợp để tăng cường sức khỏe của não. Một nghiên cứu được thực hiện ở 168 người lớn tuổi bị tâm thần nhẹ cho thấy nồng độ vitamin B và axit béo omega-3 trong máu cao sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của các vấn đề về não hơn so với những người có mức độ thấp.
+ Giàu chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch
Lượng kẽm dồi dào trong sò huyết còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đây là loại khoáng chất rất cần thiết để phát triển các tế bào, giúp tạo nên hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Nó còn hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự thiệt hại từ viêm nhiễm và ung thư.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 62 người trưởng thành khỏe mạnh trên 90 tuổi cho thấy kẽm có liên quan mật thiết đến việc giúp tăng cường hoạt động của một số tế bào miễn dịch.
Thường xuyên bổ sung các loài động vật có vỏ – đặc biệt là hàu, hến, trai, tôm hùm hay sò huyết vào khẩu phần ăn có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu kẽm và tăng cường chức năng miễn dịch tổng thể cho bạn.
2. Công dụng của sò huyết với từng đối tượng cụ thể
+ Tác dụng của sò huyết với đàn ông
Món ăn này tỏ ra rất tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tăng huyết áp hay suy nhược cơ thể. Chúng giúp bổ huyết, chữa chứng thiếu máu hiệu quả, làm giảm triệu chứng của lao phổi, đặc biệt là tăng cường sinh lực cho các cặp đôi.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g sò chứa đến 13,40 mg kẽm. Ăn sò huyết thường xuyên sẽ giúp đàn ông có lượng kẽm trong cơ thể dồi dào, từ đó quá trình sinh tinh và hormone sinh dục nam được thuận lợi hơn.
+ Tác dụng của sò huyết với phụ nữ
Phụ nữ không phải là đối tượng được khuyên nên ăn nhiều sò huyết, do khả năng bổ thận, tráng dương thường không phù hợp với sức khỏe nữ giới.
Tuy nhiên, đối với những phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh và ra máu nhiều dẫn đến việc cơ thể bị mệt mỏi, chóng mặt, để giảm triệu chứng đó, chị em có thể sử dụng 100g thịt sò huyết nấu chung với 50g thịt lợn, chú ý nên sử dụng món này trước khi hành kinh sẽ mang lại hiệu quả cao.
Thỉnh thoảng bổ sung sò huyết với lượng vừa phải trong chế độ ăn cũng giúp phái nữ có được làn da hồng hào, khỏe mạnh.
+ Tác dụng của sò huyết với bà bầu
Sò huyết là siêu thực phẩm giúp bổ máu, cung cấp nhiều dưỡng chất. Đồng thời, nhờ hàm lượng canxi, magie, kẽm, sắt,... dồi dào trong sò huyết sẽ giúp thai nhi cứng cáp hơn. Tuy nhiên, bà bầu nếu có ý định ăn sò huyết thì nên có một chế độ ăn với liều lượng hợp lý, không được quá lạm dụng.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn sò huyết 2 – 3 lần mỗi tháng. Bởi loại hải sản này vốn chứa trong nó nhiều ký sinh vật, ăn với lượng lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi, nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn cũng tăng lên.
3. Những lưu ý khi bạn muốn ăn sò huyết
Dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ chữa trị nhiều loại bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn sò huyết. Hơn thế nữa, việc chế biến và sử dụng sò huyết không đúng cách cũng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Khi ăn sò huyết, bạn nên lưu những điều sau đây:
Sò huyết rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao do sống trong môi trường sông suối, bao gồm cả viêm gan B, kiết lỵ, tả, thương hàn, E.coli, giun,… Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm. Vì thế, những người có hệ tiêu hóa yếu kém hoặc cơ địa dễ dị ứng ngứa đỏ thì tốt nhất không nên ăn sò huyết.
Trong sò huyết chứa hàm lượng retinol quá cao, đây là loại chất liên quan mật thiết các đến dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Vì vậy, với phụ nữ mang thai và sản phụ sau khi sinh, các chuyên gia thường không khuyến khích ăn món này.
Đối tượng trẻ em cũng được cho là không nên ăn sò huyết. Vì theo các chuyên gia, khi trẻ ăn sò huyết quá sớm sẽ rất dễ bị ngộ độc do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Nguy cơ phát dục sớm cũng có thể xảy ra.
Một trong các triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng với sò huyết là xuất hiện các tổn thương ở da như nổi mề đay hoặc phù mạch, đỏ bừng mặt, sổ mũi, hắt xì, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân,…
Do đó để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi mua sò huyết bạn cần chọn những con sò còn tươi, ngon. Khi chế biến, phải đảm bảo sò huyết được chín kỹ. Tuyệt đối không nên ăn sò sống hoặc sò tái.
Ăn sò huyết sao cho đúng cách?
Đặt sò huyết lên than hồng để nướng được xem là cách chế biến phổ biến và đơn giản nhất, nướng đến khi hai mảnh vỏ sò bắt đầu nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra thì bóc lấy phần thịt ăn nóng cùng các gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm,...
Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến sò huyết thành nhiều món ăn ngon như: hấp gừng, xào chua ngọt, sốt me, cháy tỏi, nấu cháo,…
4. Một số gợi ý bài thuốc chữa bệnh từ sò huyết
Thanh nhiệt, bồi dưỡng cơ thể suy nhược, chữa lao phổi: Thịt sò huyết 100g, hẹ lá 100g, cho cả 2 thứ vào ninh nhừ rồi ăn 2 lần/ngày.
Chữa tăng huyết áp, béo phì: Thịt sò huyết 100g kết hợp 100g thảo quyết minh, nước vừa đủ và nấu chín, ăn trong ngày.
Chữa kinh nguyệt ra nhiều: Nấu thịt sò huyết 100g cùng 100g thịt lợn, tốt nhất nên ăn trước khi hành kinh.
Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm ở cổ họng: Uống bột vỏ sò huyết từ 12 – 20g/lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa ăn.
Chữa đại tiện ra máu: Mỗi lần dùng 15g bột vỏ sò uống với nước ấm, ngày 2 lần.
Với những thông tin hữu ích này, Phunuvagiadinh hy vọng bạn có thêm kiến thức về những tác dụng của sò huyết, từ đó biết cách chế biến sò huyết sao cho đúng và có phương pháp ăn uống đảm bảo an toàn hơn.
Cách làm sò huyết xào bơ tỏi thơm cho ngày se lạnh
Sò huyết xào bơ tỏi là món ăn vặt được nhiều người ưa thích có vị ngọt giòn của sò tươi và hương bơ tỏi thơm lừng vô cùng hấp dẫn.
Xem thêm Theo Lạ Đặng | Phụ Nữ Sức Khỏe Link bài gốc Copy link https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nhung-tac-dung-cua-so-huyet-cuc-tot-khong-an-thi-qua-phi-363931.html Từ khóa: sò huyết ăn sống được không sò huyết bổ máu sò huyết có độc khôngTIN MỚI NHẤT
Tử vi thứ Tư 4/12/2024 của 12 con giáp: Dần - Ngọ tiền tài bùng nổ, ngồi không cũng hưởng lộc, Mão - Thìn của cải hao hụt, sự nghiệp đề phòng trắng tay
Tâm linh - Tử vi 1 giờ 18 phút trướcVụ thanh niên nhiều lần cưỡng bức bé gái 15 tuổi, đe dọa không được cắt đứt mối quan hệ liên tục từ chối tội lỗi tại tòa
Thế giới 1 giờ 28 phút trướcLấy chồng bạc bẽo, đàn bà phải tự biết giải thoát cho bản thân
Tâm sự 1 giờ 33 phút trướcĐúng hôm nay, thứ Ba 3/12/2024, Phật Tổ chỉ lối dẫn đường, 3 con giáp cải mệnh đổi đời, tiền rót đầy túi, cuộc sống như mơ, sung túc giàu sang
Tâm linh - Tử vi 1 giờ 43 phút trướcĐúng ngày mai, thứ Tư 4/12/2024, 3 con giáp mở mắt đã thấy tiền đổ về túi, Tài Lộc kéo về ầm ầm, sự nghiệp phất lên rực rỡ, làm một lời bốn
Tâm linh - Tử vi 1 giờ 48 phút trướcTai nạn liên hoàn nghiêm trọng: Xe bồn tông ô tô 4 chỗ ‘bay’ sang làn đường ngược lại, tiếp tục đâm vào 2 ô tô khác
Đời sống 2 giờ 28 phút trướcBảo Thy tiết lộ cách “giữ lửa” hôn nhân với chồng đại gia
Hậu trường 2 giờ 29 phút trướcGã thanh niên chở bé gái 15 tuổi vào nhà trọ dở trò đồi bại: Nạn nhân mang thai, vừa sinh con
Đời sống 2 giờ 33 phút trướcLọ Lem tự lái xế hộp giá hàng tỷ đồng, MC Quyền Linh phân trần: 'Con gái tôi chưa biết xe sang là như thế nào đâu, chỉ cần có xe để đi thôi'
Hậu trường 2 giờ 33 phút trướcNước dừa tốt cho sức khỏe nhưng 5 nhóm người này không uống thì hơn
Chọn thực phẩm 2 giờ 33 phút trước Xem thêmXEM NHIỀU TRONG NGÀY
Danh tính nam thanh niên rơi lầu tử vong ở TP.HCM: Ba ruột gọi qua nhà ăn cơm thì xảy ra sự việc đau lòng
Cha cưỡng bức con gái nhiều lần khi còn học mẫu giáo, hành vi dã man gây xôn xao dư luận
Vụ án thanh niên khuyết tật cưỡng hiếp nữ sinh, nghi phạm thốt lên ‘tôi còn không tự cởi được quần áo’ gây náo động xã hội
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Ngược đời, thời tiết lạnh dễ mất ngủ: Nguyên nhân do đâu?
Ăn gì để giúp cuộc yêu thêm thú vị, cho cả 2 có những trải nghiệm tuyệt vời?
Top 5 thực phẩm không nên ăn vào mùa đông để kiểm soát cholesterol, tránh gây hại cho sức khỏe
4 ‘thời điểm vàng’ để uống mật ong còn tốt hơn vạn lần uống thuốc bổ
Tác dụng bất ngờ khi uống 1 ly cà phê mỗi ngày, người đam mê đã biết?
Top 5 thực phẩm giàu protein từ thực vật cực kỳ tốt cho sức khỏe
Có thể bạn quan tâmTai nạn liên hoàn nghiêm trọng: Xe bồn tông ô tô 4 chỗ ‘bay’ sang làn đường ngược lại, tiếp tục đâm vào 2 ô tô khác
Uống nước chanh ấm pha thêm thứ này giúp tăng tốc giảm cân, da sáng khỏe, eo săn chắc
Tôi chết điếng khi phát hiện ra ám hiệu chồng thường gọi cho nhân tình lúc nửa đêm
Những loại trái cây hấp chín ‘hóa thành thuốc quý’ trong nhà mà nhiều người lại không biết
Được mệnh danh là “vua của các loại hạt", hạt óc chó mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết
Con trai thứ hai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu xuất hiện, nhìn tựa nam thần
TIN XEM NHIỀU
Danh tính nam thanh niên rơi lầu tử vong ở TP.HCM: Ba ruột gọi qua nhà ăn cơm thì xảy ra sự việc đau lòng
Cha cưỡng bức con gái nhiều lần khi còn học mẫu giáo, hành vi dã man gây xôn xao dư luận
Vụ án thanh niên khuyết tật cưỡng hiếp nữ sinh, nghi phạm thốt lên ‘tôi còn không tự cởi được quần áo’ gây náo động xã hội
Vận xui qua hết, 3 con giáp giàu sang nghẹt thở trong 2 tuần đầu của tháng 12, tài khoản theo cấp số nhân, vạn sự cát tường, không khác gì cá chép vượt vũ môn
Từ khóa » Củ Sò Huyết Có Tác Dụng Gì
-
Thông Tin Tổng Quan Về Cây Sò Huyết Bạn Nên Biết - Vinmec
-
Cây Sò Huyết Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Tuyệt Vời - Blog
-
Sò Huyết Bổ Ngũ Tạng, Trị Nhiều Bệnh
-
Hoa Sò Huyết Nhuận Phế - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tìm Hiểu Các Tác Dụng Của Sò Huyết Mang Lại - Hải Sản Tươi Sống
-
Ăn Sò Huyết Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe? - MUC Women
-
Sò Huyết Và Cách Chế Biến đem Lại Lợi ích Cho Sức Khoẻ
-
Cây Sò Huyết – Chữa Cảm Sốt, Ho, Viêm Khí Quản, đau đầu Và Bí Tiểu ...
-
ĂN SÒ CÓ TÁC DỤNG GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN SÒ.
-
Sò Huyết Làm Món Gì Ngon? Sò Huyết Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe
-
Ăn Sò Huyết Có Tốt Cho Chuyện ấy? - Mới Nhất 2022
-
Tác Dụng Của Sò Huyết Và Những điều Cần Kiêng Kị - Hải Sản MR.D
-
CÂY LẺ BẠN( SÒ HUYẾT)- CÔNG DỤNG DƯỢC LIỆU BẤT NGỜ ...
-
Ăn Sò Huyết Có Tác Dụng Gì? Bí Kíp Chọn Mua Và Lưu ý Dùng đúng