Tìm Hiểu Các Tác Dụng Của Sò Huyết Mang Lại - Hải Sản Tươi Sống

Sò huyết là hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như cháo sò huyết, sò huyết rang me… thơm ngon và bổ dưỡng rất được lòng các thực khách. Nhưng không phải lúc nào sò huyết cũng phù hợp với tất cả mọi người. Vậy tác dụng của sò huyết đối với những người phù hợp này là gì?

Tác dụng của sò huyết

Theo Đông y, sò huyết có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, ôn trung, kiện vị, chữa chứng thiếu máu, huyết hư, kiết lỵ ra máu mũi, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém.

Các nhà khoa học đã chứng minh, sò huyết có lượng đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất, có giá trị dinh dưỡng cao như magie và kẽm. Hai chất này giúp tăng cường sức chịu đựng và sự dẻo dai cho cơ thể.

Vì thế, sò huyết được đánh giá vừa là món ăn ngon, vừa là bài thuốc hữu hiệu trong nhiều trường hợp.

Những lưu ý cần biết khi ăn sò huyết

Dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe là thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được sò huyết. Hơn nữa, việc sử dụng sò huyết không đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả rất đáng tiếc.

  • Mức độ retinol có trong sò huyết quá cao, loại chất này liên quan đến chứng bệnh dị tật bẩm sinh. Vì vậy, với phụ nữ mang thai và sau khi sinh thường không được ăn món này.
  • Do sò huyết sống trong bùn, nước nên nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh khá cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ tả, E.coli, giun,…Đây là những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, ngộ độc,…Vì vậy, người có hệ tiêu hóa kém hoặc có cơ địa dị ứng thì tốt nhất không nên ăn sò huyết.
  • Sò huyết là món ăn không được khuyến khích đối với trẻ em. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò huyết quá sớm vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện, nếu trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ ngộ độc.

Một trong các biểu hiện thường thấy nhất khi bị dị ứng với sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch, sổ mũi, hắt xì, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy,…

Do đó, khi chọn mua sò huyết bạn tuyệt đối phải chọn sò tươi, ngon. Khi chế biến, bạn phải đảm bảo sò phải chín kỹ, không nên ăn sò sống hoặc sò tái.

Xem thêm: https://canghaisan.com/huong-dan-cach-bao-quan-so-huyet-dung-cach/

Các món ăn được chế biến với sò huyết

Sò huyết nướng than hồng

Có rất nhiều cách chế biến sò huyết nhưng cách đơn giản nhất là bạn có thể đặt trực tiếp chúng lên bếp than và nướng cho đến khi sò huyết mở miệng, nước ngọt trong sò chảy ra, thịt sò săn lại. Lúc này bạn có thể lấy thịt ra ăn nóng cùng với muối, tiêu, chanh, ớt và rau răm.

Sò huyết xào mì (nui)

Nguyên liệu:

  • 100g mì
  • 100g sò huyết
  • Cà chua
  • Nấm rơm
  • Hành tây
  • Gia vị

Cách thực hiện:

Bạn lấy thịt sò huyết xào cùng với cà chua và nấm rơm xắt nhỏ. Đối với nguyên liệu còn lại bạn cần phi thơm tỏi và cho mì luộc sơ với nước vào xào và nêm thêm ít gia vị cho vừa ăn. Cho mì ra dĩa và cuối cùng cho nước sốt cà chua, nấm và sò huyết lên trên cùng. Trộn đều tay và ăn khi còn nóng, để ngon hơn bạn có thể ăn kèm một ít tương ớt.

Sò huyết xào bơ tỏi

Nguyên liệu:

  • 0,5kg sò huyết
  • Tỏi
  • Gia vị
  • Rau răm

Cách thực hiện:

Sò huyết rửa sạch và để ráo. Tỏi lột vỏ băm nhỏ sau đó phi thơm với dầu ăn cho vàng đều. Sau đó cho sò huyết vào xào chung, đảo đều tay cho sò huyết chín đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, sau đó tắt bếp, cho ra dĩa, cuối cùng cho rau răm thái nhỏ lên trên. Đây là món ăn được rất nhiều người ưa thích, có thể dùng chung với bia.

Bất ngờ với các bệnh chữa được nhờ sò huyết

  • Chữa kinh nguyệt ra nhiều: thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 30g, ăn trước khi thời gian hành kinh.
  • Chữa đau dạ dày, ợ chua: vỏ sò huyết tán thành bột mịn. Ngày uống từ 15 – 20g dưới dạng nước sắc, uống trước bữa ăn.
  • Chữa tăng huyết áp, béo phì: thịt sò huyết 100g, thảo quyết minh 50g, nấu chín ăn 1 bữa trong ngày.
  • Chữa cơ thể suy nhược, lao phổi: thịt sò huyết 100g, nấu chín hoặc phối hợp với lá hẹ 80g, ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.
  • Chữa đại tiện ra máu: bột vỏ sò ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15g, uống với nước ấm.
  • Chữa tụ máu, bầm tím: bột vỏ sò huyết ngày uống 2 lần (sáng và tối), mỗi lần 10-15g, uống với nước ấm, có thể hòa chút rượu trắng uống.
  • Chữa cam răng: bột vỏ sò huyết uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 3-5g .

Với những thông tin hữu ích này, hy vọng bạn có thêm kiến thức về tác dụng của sò huyết, từ đó biết cách chế biến sò huyết sao cho đúng cách và đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình bạn.

Xem thêm: https://canghaisan.com/ba-bau-co-nen-an-so-huyet-de-tot-cho-thai-nhi-hay-khong/

Từ khóa » Củ Sò Huyết Có Tác Dụng Gì