Những Tác Dụng Và Tác Hại Của Cây Dọc Mùng, Cách Chế Biến ... - Eva
Có thể bạn quan tâm
Thành phần dinh dưỡng của cây dọc mùng
Dọc mùng còn gọi là rọc mùng, bạc hà, là một loại thực vật thuộc họ Ráy bản địa bao gồm vùng nhiệt đới châu Á và lan rộng đến miền đông bắc Úc. Dọc mùng dễ bị nhầm lẫn với cây ráy. Tuy nhiên, dọc mùng không gây ngứa như ráy, nên thường được dùng trong nấu ăn.
Dọc mùng là cây thân thảo, đa niên nhờ có rễ củ và ngó (căn hành) ngầm dưới đất. Ngó nảy ra cây con. Lá khá lớn, cuống dài 0,5 - 1 m, phiến lá có lông mịn trông mốc mốc; cuống lá màu lục nhạt, khá mập, có rãnh ôm thân dài bằng 1/2 cọng, gắn vào giữa lá (cách mép 1/3 lá chứ không phải gắn ở mép lá: lá hình lọng). Hoa có mo, có thể đơn phái hay lưỡng phái nhưng ít khi trổ hoa. Dọc mùng thường được sử dụng trong các món canh chua, canh cá, bún, muối dưa chua...
Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam cây dọc mùng bao gồm:
- Nước: 95 g
- Protein: 0,25 g
- Carbohydrat (bột đường): 3,8 g
- Chất xơ: 0,5 g
- Phốt pho: 25 mg
- Kali: 300 mg
- Canxi: 48 mg
- Magie: 16 mg
- Đồng: 0,03 mg
- Sắt: 0,4 mg
- Vitamin B1: 0,012 mg
- Vitamin B2: 0,03 mg
- Niacinamine: 0,02 mg
- Vitamin C: 3 mg
- Calo: 14
- Chất đường hữu cơ: Fructose, glucose, amylose, sucrose…
- Axit hữu cơ: Citric, oxalic, malic, succinic
- Hợp chất phức tạp loại beta-lectin, triglochin và isotriglochin, alocasin.
Cây dọc mùng có tác dụng gì?
Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát và hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt giải khát. Bẹ dọc mùng khô héo gọi là phùng thu can có tác dụng thanh nhiệt, giải chất béo rất tốt lại an toàn. Đối với thân và lá của cây dọc mùng có tác dụng làm tiêu đờm, giảm ho đờm khó thở, trừ giun… Rễ và củ của cây dọc mùng có thể phơi khô và chế biến thành bột trị ghẻ lở, dị ứng ngoài da.
Theo khoa học hiện đại, dọc mùng cũng đem đến nhiều tác dụng cho sức khỏe như:
1. Ức chế hoạt động của gốc tự do
Gốc tự do chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như viêm khớp, bệnh tim, gout và ung thư. Các gốc tự do được hình thành và tích tụ trong quá trình phân hủy thực phẩm hay tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hay các tia phóng xạ.
Thành phần vitamin C có trong dọc mùng giúp ngăn ngừa những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, từ đó phòng chống nhiều bệnh mãn tính.
2. Tốt cho tim mạch
Trong dọc mùng chứa nhiều magie. Magie không chỉ giúp cơ thể có giấc ngủ ngon hơn mà còn ngăn chặn các rối loạn nhịp tim hay tổn thương tim. Khi cơ thể thiếu hụt magie sẽ làm tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dễ gây tử vong.
3. Cân bằng nội tiết tố
Sức khỏe nội tiết tố được tăng cường nhờ thành phần kẽm có trong dọc mùng. Nguyên nhân là do nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone cũng như hormone testosterone tự nhiên. Ngoài ra, kẽm còn giúp kích thích hệ sinh dục nữ và liên quan đến việc giải phóng và tạo trứng.
Hơn nữa, kẽm cũng rất cần thiết để sản xuất estrogen và progesterone hỗ trợ sinh sản. Một số sự thay đổi của tâm trạng hay kinh nguyệt xảy ra khi cơ thể thừa hay thiếu estrogen.
4. Cải thiện chứng mất ngủ
Dọc mùng có chứa magie giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Nếu cơ thể tiêu thụ magie thấp thì sẽ có nguy cơ mất ngủ cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ tốt và hiệu quả hơn nhờ bổ sung magie.
5. Ngăn ngừa bệnh Scorbut
Scorbut hay còn gọi là Scurvy là tình trạng suy nhược cơ thể do thiếu hụt lượng vitamin C cần thiết. Chứng bệnh này biểu hiện dưới các triệu chứng như chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết tím rộng trên da.
Dọc mùng có chứa nhiều vitamin C giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt vitamin C cần thiết cho cơ thể.
6. Thanh nhiệt, giải độc, giảm mụn
Dọc mùng có tính mát, hơn nữa còn chứa nhiều nước, các vitamin và khoáng chất quan trọng, nhờ đó đem lại công dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Khi cơ thể được bài tiết các chất độc và hạ nhiệt cũng giúp giảm mụn nhanh chóng hơn.
Tác hại của cây dọc mùng
Dọc mùng khi ăn sống có chứa các chất như calci oxalat, alocasin, sapotoxin ở hàm lượng thấp có thể gây ngứa họng. Nhược điểm này có thể khắc phục nếu chế biến dọc mùng đúng cách.
Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, dọc mùng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ăn dọc mùng quá nhiều làm tăng nồng độ acid uric - nguyên nhân gây nên bệnh gout, do đó khiến cơn đau gout thêm trần trọng hơn. Những người bị bệnh gout nên tránh ăn loại thực phẩm này.
Cách chế biến dọc mùng không bị ngứa
Trước khi dùng dọc mùng để nấu ăn, cần chế biến thật cẩn thận bằng cách tước vỏ, cắt bỏ phần bụng (phần cong bên trong), thái vát theo từng miếng rồi ngâm trong nước muối từ 15 phút trở lên, sau đó vắt ráo nước. Có thể chần dọc mùng sơ qua nước sôi để giảm ngứa. Nên đeo găng tay khi chế biến dọc mùng để tránh ngứa da tay.
Thịt heo có tác dụng gì? Thịt heo bao nhiêu calo? Thịt lợn chứa hàm lượng protein lớn, nhiều vitamin và khoáng chất, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bấm xem >>Sống khỏe
Từ khóa » Dọc Mùng Bao Nhiêu Calo
-
Cẩn Thận Khi ăn Dọc Mùng - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
Cây Dọc Mùng Bao Nhiêu Calo
-
Dọc Mùng Tốt Cho Giảm Cân - Kiến Thức
-
Dọc Mùng - Bảng Thành Phần Dinh Dưỡng
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Dọc Mùng Với Sức Khỏe - Medplus
-
100g Dọc Mùng Bao Nhiêu Calo
-
Bún Dọc Mùng Bao Nhiêu Calo
-
Dọc Mùng Muối Chua Xứ Nghệ | Choptick
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Bún Dọc Mùng Bao Nhiêu Calo Mới Nhất ...
-
1 Chén Canh Chua Bao Nhiêu Calo? Ăn Canh Chua Có Béo Không?
-
Top 18 Bún Mọc Dọc Mùng Bao Nhiêu Calo Mới Nhất 2022 - XmdForex
-
Xem Nhiều 8/2022 ❤️️ 1 Chén Canh Chua Bao Nhiêu Calo Và ...