Những Thay đổi Của Thai 27 Tuần Mà Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua

1. Các chỉ số của thai 27 tuần

Để theo dõi sự phát triển của thai nhi, chúng ta cần quan tâm tới các chỉ số phát triển cơ bản, trong đó có thể kể đến như: cân nặng, chu vi vòng đầu, vòng bụng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên theo dõi đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi của thai. Những chỉ số này phản ánh phần nào sự thay đổi của thai nhi.

Chúng ta cần nắm được các chỉ số cơ bản của thai 27 tuần

Chúng ta cần nắm được các chỉ số cơ bản của thai 27 tuần

Đối với thai 27 tuần, cân nặng thường dao động khoảng 900g, chiều dài của thai cỡ 35 - 36cm. Nếu thai phát triển nhỏ hơn nhiều so với hai thông số kể trên, mẹ bầu cần tìm hiểu nguyên nhân và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe thích hợp, kích thích sự phát triển của thai nhi để đảm bảo sức khỏe khi em bé chào đời. Đối với trường hợp thai phát triển quá lớn so với yêu cầu, bác sĩ có thể đề nghị mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và đưa ra kế hoạch dinh dưỡng phù hợp hơn để kiểm soát sự phát triển của thai.

Chu vi vòng đầu, vòng bụng của thai nhi thường dao động lần lượt là 241 - 280mm, 205 - 273mm. Trong khi đó, đường kính lưỡng đỉnh của thai đạt trung bình khoảng 69mm, chiều dài xương đùi nằm trong mức 52mm.

2. Những thay đổi của thai 27 tuần mà mẹ bầu không nên bỏ qua

Bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ cũng là dấu mốc đáng nhớ đối với mẹ bầu, chính vì thế họ rất thích thú khi được quan sát những thay đổi của thai nhi qua từng giai đoạn. Bên cạnh đó, việc theo dõi này cũng đem lại lợi ích, đảm bảo rằng em bé phát triển ổn định.

Khi thai 27 tuần, các cơ quan của thai nhi đang ở trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Trong đó, đôi mắt của trẻ là bộ phận phát triển mạnh mẽ nhất, cụ thể võng mạc bắt đầu phát triển. Nhờ vậy, thói quen ngủ và thức của thai nhi cũng trở nên điều độ hơn. Nếu để ý kỹ vận động của thai nhi trong bụng, chị em có thể biết khi nào thai nhi đang ngủ, khi nào thai nhi đang thức…

Đặc biệt, tai của thai 27 tuần đang trong quá trình phát triển, chính vì thế cơ thể của bé thường có phản ứng trước các yếu tố bên ngoài, ví dụ như âm thanh thai nhi cảm nhận được. Tùy theo loại âm thanh và cường độ, phản ứng của thai nhi xảy ra theo nhiều mức độ khác nhau.

Ở giai đoạn này, não bộ của thai đang phát triển mạnh

Ở giai đoạn này, não bộ của thai đang phát triển mạnh

Tận dụng khoảng thời gian này, cha mẹ có thể trò chuyện hoặc dành thời gian kể chuyện, cho thai nhi nghe nhạc. Những âm thanh này có thể kích thích sự phát triển của não bộ cực kỳ tốt.

3. Cơ thể của phụ nữ mang thai 27 tuần thay đổi như thế nào?

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: cơ thể của phụ nữ mang thai 27 tuần có những thay đổi như thế nào? Thai phát triển càng lớn, người mẹ sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt trong cơ thể của mình.

Về ngoại hình, bụng của mẹ bầu sẽ lớn dần theo thời gian và có thể ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ, da bụng của người phụ nữ rất dễ bị rạn, gây mất thẩm mỹ và khiến chị em cảm thấy khá tự ti. Trong giai đoạn đang mang thai, bạn nên chủ động chăm sóc da vùng bụng, chân bằng các sản phẩm trị rạn chuyên dụng dành cho mẹ bầu hoặc dầu ô liu. Nhờ vậy, khả năng đàn hồi của da sẽ được cải thiện, các vết rạn dần mờ đi.

Chị em nên bôi kem, dầu oliu trị rạn da

Chị em nên bôi kem, dầu oliu trị rạn da

Kể từ khi thai 27 tuần, rốn của người mẹ có xu hướng lồi hơn so với bình thường, đây là hiện tượng tự nhiên và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế chị em phụ nữ không cần quá lo lắng khi phát hiện tình trạng kể trên.

Trong giai đoạn này, người phụ nữ mang thai thường cảm thấy thèm ăn, tuy nhiên chúng ta nên có kế hoạch ăn uống phù hợp. Các bác sĩ khuyến khích chị em nên ăn các bữa nhẹ trong ngày, lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời hạn chế ăn đồ cay nóng. Bởi vì, các món cay nóng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ợ nóng, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ cũng như cuộc sống sinh hoạt.

Một số thai phụ phải đối mặt với tình trạng đau tức ngực, khó thở và phù tay, chân khi mang thai 27 tuần, nhìn chung hiện tượng này khá phổ biến. Trong trường hợp các triệu chứng chuyển biến với mức độ nghiêm trọng, chúng ta nên chủ động đi khám để được bác sĩ tư vấn và chăm sóc sức khỏe.

4. Một số kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai tuần thứ 27, hiện tượng đau thần kinh tọa khá phổ biến, mọi vận động trở nên khó khăn hơn. Tốt nhất, chị em nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, kết hợp giữa nghỉ ngơi và luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.

Mẹ bầu không nên đứng một chỗ quá lâu

Mẹ bầu không nên đứng một chỗ quá lâu

Thay vì đứng hoặc ngồi im một chỗ quá lâu, chị em có thể lựa chọn những tư thế khiến mình cảm thấy thoải mái nhất, như vậy, người mẹ sẽ không cảm thấy áp lực nặng nề lên cơ thể. Bên cạnh đó, chúng ta nên duy trì một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để xương chậu trở nên dẻo dai hơn.

Các bác sĩ cũng khuyên thai phụ nên áp dụng một số phương pháp massage thư giãn, ví dụ như châm cứu hoặc nắn xương khớp. Các phương pháp này đem lại cảm giác thoải mái cho phụ nữ mang thai 27 tuần, giúp sinh hoạt trở nên dễ dàng hơn.

5. Địa chỉ theo dõi sức khỏe mẹ và thai nhi

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám sản khoa uy tín được hàng nghìn mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Nếu chị em có nhu cầu khám và theo dõi sự phát triển của thai kỳ, vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kinh nghiệm chăm sóc và theo dõi sức khỏe thai kỳ

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kinh nghiệm chăm sóc và theo dõi sức khỏe thai kỳ

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp chị em hiểu hơn về quá trình phát triển của thai 27 tuần, nhờ vậy chúng ta có thể theo dõi xem thai có đang khỏe mạnh hay không. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chú ý tới những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thai 27 Tuần