Những Thay đổi ở Da Thường Gặp Trong Thai Kỳ Và Thời Kỳ Hậu Sản
Có thể bạn quan tâm
1. Thay đổi sắc tố
Sạm da. Sự tăng nồng độ của các hormone liên quan đến thai kỳ làm tăng hình thành sắc tố melanin, gây sạm da. Phụ nữ mang thai thường sẽ nhận thấy da sạm hơn ở những vùng vốn sẫm màu trước đó (như vùng da quanh vú, vùng da sinh dục), nốt ruồi hoặc sẹo có từ trước cũng trở nên đậm hơn. Một số trường hợp sạm da lan tỏa toàn thân. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau sinh.
Đường sọc nâu giữa bụng thường có từ quý 2 thai kỳ, là một đường nâu chạy từ xương mu đến rốn nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài hơn đến tận vùng ngực. Đường này sẽ tự biến mất vài tháng sau sinh.
Hình 1. Đường sọc nâu giữa bụng ở phụ nữ mang thai
Vết rạn da gặp ở 90% phụ nữ mang thai, màu sắc thay đổi từ hồng đến tím, xuất hiện do sự căng giãn nhanh của da ở các phần cơ thể như bụng, đùi, ngực. Những sự thay đổi này làm tổn thương collagen ở lớp bì, giãn rộng mạch máu. Hệ quả là da những vùng này có những vết rạn màu đỏ tím ở giai đoạn sớm. Những tháng tiếp theo trong thai kỳ, sự tái tạo collagen tại chỗ sẽ làm những vết rạn nhạt màu dần. Theo thời gian, những vết rạn này trở nên trắng và thường tồn tại suốt đời.
Hình 2. Vết rạn da ở phụ nữ mang thai
Nám má được thấy ở khoảng 45-75% phụ nữ mang thai, là những dát tăng sắc tố đối xứng ở mặt, hay gặp ở vùng má, trán. Tia cực tím, yếu tố gen, sự thay đổi hormon trong thai kỳ kích thích sự hình thành và lắng đọng melanin vào lớp bì và thượng bì, gây nên tình trạng nám má ở phụ nữ mang thai. Nám má trong thai kỳ sẽ tự hết trong vòng 1 năm ở khoảng 90% phụ nữ sau sinh. Một số trường hợp nặng và dai dẳng sau sinh ảnh hưởng thẩm mỹ cần được điều trị. Sử dụng các biện pháp chống nắng là phương pháp chính giúp phòng ngừa nám má trong thai kỳ.
Hình 3. Nám má ở phụ nữ mang thai
2. Thay đổi tóc, móng
Rụng tóc Telogen. Một chu kỳ bình thường phát triển của tóc có 3 giai đoạn lần lượt là: giai đoạn tăng trưởng (anagen), giai đoạn thoái hóa (catogen) và giai đoạn nghỉ ngơi (telogen). Trong đó, ở giai đoạn anagen, nang lông phân chia liên tục làm tóc dài ra. Đến giai đoạn catogen, sự tăng trưởng này chậm dần và ngừng lại, báo hiệu sự bắt đầu của giai đoạn telogen. Ở giai đoạn telogen, nang tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, chuẩn bị và chờ đợi cho đến khi có những tín hiệu tế bào khởi phát một chu kỳ tóc mới. Thông thường, có khoảng 90% tóc trên da đầu ở giai đoạn anagen.
Trong thai kỳ, dưới tác động của sự thay đổi hormon, số lượng tóc chuyển từ giai đoạn anagen sang telogen giảm, do đó phụ nữ mang thai thường cảm thấy tóc dày, thậm chí rậm lông ở nhiều vùng khác trên cơ thể.
Bước vào thời kỳ hậu sản, một lượng lớn tóc anagen nhanh chóng chuyển sang giai đoạn telogen, tạo nên một “sự khủng hoảng” rụng tóc. Rụng tóc sau sinh thường bắt đầu trong khoảng 1-5 tháng sau sinh, kéo dài đến khoảng 1-2 năm sau đó trước khi có dấu hiệu hồi phục.
Những trường hợp rụng tóc kéo dài sau sinh cần được khám để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nền khác có liên quan.
Thay đổi ở móng. Những thay đổi ở móng thường gặp trong thai kỳ thường là: móng giòn dễ gãy, móng có sọc trắng hoặc đen, móc có những đường sọc ngang hoặc thậm chí ly móng (móng bị tách khỏi giường móng bên dưới). Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được hiểu rõ. Hầu hết các thay đổi này nhẹ, không cần điều trị và đa số hồi phục sau khi sinh.
Hình 4. Một số thay đổi về móng ở phụ nữ mang thai
3. Thay đổi gây ra do mạch máu ở da
Nốt nhện. Nốt nhện là những nốt tròn đỏ có nhiều vân mạch máu li ti tỏa ra xung quanh. Đây là biến đổi về mạch máu lành tính hay gặp nhất trong thai kỳ, gây ra bởi sự tăng cao nồng độ estrogen trong máu người phụ nữ mang thai. Vị trí thường gặp những nốt này là mặt, cổ, ngực, tay. Bắt đầu từ khoảng tháng thứ 2 – 5 thai kỳ, phát triển lớn dần về kích thước cho đến khi sinh. Sau sinh, những nốt nhện này sẽ mờ dần nhưng hầu như không mất hẳn.
Hình 5. Nốt nhện ở vùng má
Đỏ lòng bàn tay. Xảy ra ở khoảng 30% phụ nữ mang thai, nguyên nhân cũng do sự tăng nồng độ estrogen trong máu. Hiện tượng này sẽ biến mất trong khoảng vài tuần sau sinh.
Tuy vậy, cần lưu ý, triệu chứng đỏ lòng bàn tay cũng có thể gặp ở một số bệnh lý khác như xơ gan, lupus ban đỏ hệ thống, cường giáp,… Nếu triệu chứng này tồn tại kéo dài sau sinh, đặc biệt khi đi kèm với các bất thường khác, người có triệu chứng cần được đi khám và tầm soát các bệnh nghi ngờ có liên quan.
Hình 6. Đỏ lòng bàn tay
4. Thay đổi hoạt động các tuyến ở da
Tuyến mồ hôi dầu sẽ giảm hoạt động trong thai kỳ và tăng hoạt trở lại khi vào giai đoạn hậu sản, những phụ nữ có bệnh viêm tuyến mồ hôi dầu trước sinh do đó sẽ thấy bệnh giảm và cải thiện trong thời gian mang thai. Ngược với tuyến mồ hôi dầu, tuyến mồ hôi nước thường tăng hoạt vào cuối thai kỳ (trừ ở lòng bàn tay), làm nặng thêm các bệnh lý có liên quan đến tuyến này như chàm tổ đỉa, viêm tuyến mồ hôi hoặc cường tuyến mồ hôi.
Tuyến bã cũng có sự tăng tiết trong thai kỳ, đôi khi là nguyên nhân gây bệnh trứng cá ở một số phụ nữ mang thai, hiện tượng này có thể sẽ giảm dần vào những tháng cuối thai kỳ. Ở một số trường hợp, trứng cá nặng và kéo dài dai dẳng sau sinh cần được đi khám và điều trị bởi bác sĩ da liễu, tránh tự điều trị gây ảnh hưởng đến bào thai hoặc trẻ bú mẹ. Sự tăng hoạt tuyến bã trong thai kỳ cũng chính là nguyên nhân làm nổi rõ các hạt Montgomery quanh quầng vú.
Hình 7. Mô hình các tuyến trong da. Bao gồm: tuyến mồ hôi nước (eccrine sweat glands), tuyến mồ hôi dầu (apocrine sweat glands), tuyến bã (sebaceous gland).
Nguồn ảnh: https://www.dreamstime.com/sweat-glands-apocrine-eccrine-sebaceous-gland-cross-section-human
Kết
Hầu hết những biến đổi ở da trong thai kỳ là lành tính, thường không cần điều trị và sẽ tự mất theo thời gian ở giai đoạn sau sinh. Một số những biến đổi gây ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ, sinh hoạt hoặc tồn tại kéo dài sau sinh có thể cần được điều trị bởi bác sĩ của các chuyên khoa có liên quan.
Tài liệu tham khảo:
- Karen, J. K., & Pomeranz, M. K. (2008). Skin changes and diseases in pregnancy. Fitzpatrick’s dermatology in general medicine, 1, 955-62.
- Tyler, K. H. (2015). Physiological skin changes during pregnancy. Clinical obstetrics and gynecology, 58(1), 119-124.
Từ khóa » Da Sạm đen Khi Mang Bầu
-
Hạn Chế Tình Trạng Sạm Da Khi Mang Thai - MarryBaby
-
Chứng Sạm Da Khi Mang Thai Và Cách Khắc Phục - Suckhoe123
-
Nám, Sạm Da Khi Mang Thai | Vinmec
-
Làn Da Trong Thai Kỳ: Da Sạm đen Khi Mang Thai
-
Làn Da Trong Thai Kỳ - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Bật Mí Cách Trị Nám Và Sạm Da Cho Bà Bầu: Con Khỏe, Mẹ đẹp!
-
Sạm Da Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Cần Biết Nguyên Nhân, Cách Trị ...
-
Sạm Da Khi Mang Thai: Mọi Điều Cần Biết Để Làn Da Luôn Sáng Đẹp
-
Bà Bầu Bị Nám Da Khi Mang Thai Khác Gì Với Nám Da Thường?
-
Điểm Qua Các Cách Trị Sạm Da Khi Mang Thai Chị Em Nên Lưu Lại - ADIVA
-
Khắc Phục Tình Trạng Thâm Sạm Da Khi Mang Thai - Homecare
-
5 Bộ Phận Trên Cơ Thể Bà Bầu Có Sạm đen Mới Tốt - Bé Yêu
-
Cách Phòng Tránh Sạm Da Khi Mang Thai Cho Bà Bầu - - Kids Plaza
-
Da Bị Sạm đen Có Phải Là Dấu Hiệu Bầu Bé Trai Không?