Những Thế Gà độc đáo Trên Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Có mặt tại các dòng họ tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày rằm tháng giêng (chiều 14 tháng giêng), chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi những con gà được tạo thế rất đẹp, đứng oai nghi trên các cỗ cúng.
Theo tìm hiểu, ở địa phương này, một trong các dòng họ có truyền thống tạo hình những thế gà đẹp phải kể đến dòng họ Đại tôn Lê Quang.
Nhiều năm nay tại dòng họ này, làm những cỗ cúng rằm tháng giêng đẹp thể hiện sự tôn kính tổ tiên, uống nước nhớ nguồn, dần tạo nên một nét văn hóa đặc sắc.
Trong dãy nhà thờ 3 cấp vào ngày rằm tháng giêng của dòng họ Lê Quang, hàng trăm con gà được con cháu trong dòng họ sắp đặt một cách ngay ngắn để làm lễ tiến tổ, trong đó phải kể đến các thế rất độc đáo như gà bay, gà quỳ, gà nằm…
Anh Lê Quang Mạnh, 35 tuổi, ngụ xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, là một người con của dòng họ đam mê làm gà cúng nhiều năm qua, chia sẻ trong các thế gà làm cỗ cúng, khó làm nhất là thế gà bay vì nhiều công đoạn, tỉ mỉ và nhiều thời gian.
"Cần phải chọn được gà tốt, trọng lượng 4kg trở lên, gà càng lớn càng đẹp nhưng khó làm. Chọn gà không quá non vì luộc sẽ dễ bị nứt mất thẩm mỹ", anh Mạnh chia sẻ.
Để hoàn thành con gà bay mất nhiều thời gian và công đoạn. Công đoạn đầu cắt tiết, làm sạch lông và bộ phận ruột; công đoạn thứ hai tạo thế cho gà; cuối cùng luộc gà bằng một chiếc nồi chuyên dụng.
Rằm tháng giêng năm nay anh Mạnh làm con gà cúng trọng lượng hơn 4kg mất 3,5 giờ, trong đó công đoạn nắm và luộc gà mất gần 3 giờ.
"Thông thường người ta cắt tiết gà ở cổ, chúng tôi làm gà đứng thì cắt tiết ở lưỡi gà vì không để lại vết cắt gây mất thẩm mỹ. Thời gian luộc gà cũng phải căn chỉnh chính xác, không để nước luộc quá sôi, thời gian luộc lâu dễ làm gà bị nứt", anh Mạnh nói.
Trong số những con gà được bày trên cỗ cúng rằm tháng giêng tại dòng họ Lê Quang, con gà được mọi người đánh giá đẹp nhất là con gà bay đứng trên mình rùa của anh Lê Quang Nhật. Theo chia sẻ của chủ nhân, con gà có trọng lượng 6,8kg, được mua với giá 1,5 triệu đồng.
Anh Nhật cho biết, làm gà bay ngoài đầu tư công sức, tiền bạc thì phải là thực sự tâm huyết và có nghề.
"Để tạo được thế gà bay đẹp, chúng tôi dùng 2 chiếc nẹp tre lớn để tạo dáng gà trước khi vào luộc; dùng 2 chiếc đinh cứng cố định chân nên gà mới có thể đứng vững trên mâm cỗ", anh Nhật chia sẻ bí quyết.
Ông Lê Quang Hà - tộc trưởng dòng họ Đại tôn Lê Quang - cho biết con cháu trong dòng họ có truyền thống tạo các thế gà đẹp trên các cỗ cúng hơn 10 năm nay.
Đặc biệt là trong dịp rằm tháng giêng và rằm tháng bảy, con cháu trong dòng họ chế tác gà cúng đẹp rất nhiều. Việc này không chỉ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn mà đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dòng họ nói riêng và của địa phương nói chung.
Cau, trầu "cháy" hàng rằm tháng giêngTTO - Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng. Dù ngày 22-2 mới đúng ngày rằm nhưng hôm nay 21-2, nhiều người dân ở Hà Nội đã sắm sửa đồ để làm lễ cúng.
Từ khóa » Cách đặt Gà Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng
-
Cách Bày Gà Cúng - Gà Cúng Quay Ra Ngoài Hay Vào Trong?
-
Cách đặt Gà Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng | HoiCay - Top Trend News
-
Mẹo Luộc Gà Cúng Rằm Tháng Giêng Vàng ươm, Mềm Dai Ngọt Thịt
-
Đặt Gà Cúng Quay Ra Hay Quay Vào Mới Là đúng?
-
Cách Chuẩn Bị Mâm Xôi Gà Cúng Rằm Tháng Giêng
-
Cách đặt Gà Cúng Trên Bàn Thờ: Quay đầu Vào Trong Hay Ra Ngoài ...
-
Top #10 Xôi Gà Cúng Rằm Tháng Giêng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất ...
-
Top #10 Cách Xem Chân Gà Cúng Rằm Tháng Giêng Xem Nhiều ...
-
Đặt Gà Cúng Quay Ra Hay Quay Vào Mới Là đúng
-
Cách đặt Gà Cúng Rằm Tháng 7
-
Đặt Gà Trên Mâm Cỗ Cúng Thế Nào Cho đúng
-
Gà Cúng để Nguyên Con Hay Chặt Mới đúng Phong Tục Việt
-
Cúng Rằm Tháng Giêng: Độc đáo Gà Bay ở Hà Tĩnh - Eva