Những Thói Quen ăn Uống Gây Tiểu đường Bạn Cần Biết để Tránh

1. Những thói quen ăn uống gây tiểu đường

Những thói quen không tốt trong ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là những thói quen ăn uống bạn cần thay đổi nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh.

Thường xuyên bỏ bữa sáng

Rất nhiều người ăn sáng qua loa hay thậm chí là bỏ luôn bữa ăn sáng mà không biết rằng đây chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Thói quen ăn uống này không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm giảm hiệu suất công việc hay kết quả học tập, mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh béo phì, tiểu đường.

Do đó, hãy luôn “ăn sáng như một ông vua” với đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn sáng đúng giờ để có một cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh nguy cơ bị tiểu đường.

Không ăn sáng hay ăn sáng qua loa dễ khiến cơ thể mắc bệnh, trong đó có tiểu đường

Không ăn sáng hay ăn sáng qua loa dễ khiến cơ thể mắc bệnh, trong đó có tiểu đường

Ăn quá nhiều đồ ngọt

Khi đường được nạp vào cơ thể thì cơ thể sẽ thực hiện chuyển hóa các phân tử đường. Quá trình chuyển hóa này tác động tiêu cực đến làn da, khiến da đánh mất sự rạng rỡ. Trường hợp nạp quá nhiều đường thì lượng đường không được chuyển hóa hết sẽ tích tụ lại trong cơ thể, gây béo phì và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Do đó, nếu bạn có sở thích ăn bánh, kẹo, chè, nước ngọt,… hay bất kỳ món ăn nào chứa nhiều đường thì cần thay đổi ngay để vừa tốt cho da, vừa phòng tránh béo phì và tiểu đường.

Thích dùng đồ ăn nhanh

Cuộc sống bận rộn nên rất nhiều người ưu tiên sử dụng đồ ăn nhanh để tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, đồ ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng axit béo và triglyceride trong máu. Cả 2 chất này đều gây ức chế hoạt động của insulin, khiến lượng đường huyết trong máu luôn ở mức cao.

Vì thế, thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn chính là thói quen ăn uống gây tiểu đường mà bạn cần từ bỏ ngay từ bây giờ.

Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt không tốt cho sức khỏe là thói quen ăn uống gây tiểu đường

Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt không tốt cho sức khỏe

Bỏ qua rau xanh và trái cây

Đa số những người thích ăn ngọt, ăn mặn lại không thích ăn rau xanh và trái cây. Trong khi đó, rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, rau xanh và trái cây còn làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, nhờ đó phòng chống nguy cơ tiểu đường.

Nếu bạn bỏ qua rau xanh và trái cây, đặc biệt là các loại rau như rau chân vịt, cải xoong, cải cầu vồng, cải xanh,… hay các loại quả như cam, quýt, bưởi, dâu, đào, lê,… trong thực đơn ăn uống hàng ngày thì đây là môt “thiệt thòi” rất lớn, khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Uống nhiều rượu và thức uống có ga

Rượu hay thức uống có ga chưa bao giờ được đánh giá cao, thậm chí, luôn nằm trong “danh sách đen” những thực phẩm cần tránh để tốt cho sức khỏe. Việc uống quá nhiều rượu hay nước ngọt trong những cuộc nhậu nhẹt có thể khiến cơ thể tích tụ lượng lớn chất béo dự trữ, dễ gây ra các chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có tiểu đường.

Uống nhiều bia rượu là thói quen cực kỳ tai hại cho sức khỏe

Uống nhiều bia rượu là thói quen cực kỳ tai hại cho sức khỏe

Ăn uống thất thường

Ăn uống thất thường là khi bạn ăn theo sở thích mà không tuân theo một khung giờ nhất định. Bên cạnh đó, ăn ít hơn hoặc nhiều hơn 3 bữa/ngày cũng được cho là thất thường, đặc biệt không tốt. Bởi thói quen ăn uống này về lâu dài sẽ khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc thực hiện trao đổi chất, tạo điều kiện để các bệnh xuất hiện, trong đó có tiểu đường.

2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Ngoài việc tìm hiểu các thói quen ăn uống gây tiểu đường thì bạn cũng cần tự trang bị cho mình kiến thức về căn bệnh này, cụ thể là các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường.

Theo đó, dựa vào các chỉ số đường huyết trong mỗi lần khám sức khỏe cũng như các dấu hiệu dưới đây, bạn có thể nhận biết mình có bị tiểu đường hay không.

Liên tục khát nước

Bạn liên tục khát nước dù đã uống nước rất nhiều cũng có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Bởi lúc này, lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ lập tức tách phần nước trong các tế bào để bơm trực tiếp vào máu nhằm pha loãng lượng đường bị dư. Cơ chế này gây ra cảm giác khát nước liên tục cho người bệnh.

Liên tục khát nước là một trong các dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Liên tục khát nước là một trong các dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Đi tiểu thường xuyên

Song song với việc uống nước nhiều thì khi bị tiểu đường, thận sẽ luôn hoạt động để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, gây ra tình trạng mắc tiểu liên tục. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 7 lần/ngày thì có thể là dấu hiệu bị tiểu đường.

Sụt cân bất thường

Khi bị tiểu đường, quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn sẽ gặp khó khăn, vì thế, cơ thể buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Việc tiêu mỡ quá nhiều đương nhiên sẽ khiến bạn bị sụt cân nhanh chóng.

Đói và mệt mỏi

Chính vì quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn bị cản trở mà cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để duy trì các hoạt động, khiến bạn luôn trong cảm giác đói và mệt mỏi.

Thị lực suy giảm

Các vấn đề về mắt (suy giảm thị lực) có thể liên quan đến bệnh tiểu đường. Bởi khi lượng đường trong máu cao thì các mao mạch ở đáy mắt sẽ bị phá hủy, gây xuất huyết, phù nề ở hoàng điểm. Điều này khiến bạn bị giảm thị lực, mắt yếu đi, nhìn không rõ.

Tóm lại, có nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường, nhưng chính xác nhất vẫn là dựa vào chỉ số đường huyết khi khám sức khỏe. Và bạn có thể phòng tránh hoặc kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường thông qua thói quen ăn uống.

Nghĩa là cần tránh những thói quen ăn uống gây tiểu đường như đã kể trên, cùng với đó, xây dựng thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh, kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý, bài bản. Bằng cách này, không chỉ sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, bạn còn có thể phòng chống được nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tiểu đường.

Từ khóa » Thói Quen ăn Uống Bệnh Tiểu đường