Những Thói Quen Dùng Máy Lạnh Dễ Bị Sốc Nhiệt - Điều Hòa DaiKin
Có thể bạn quan tâm
Bạn có biết những thói quen hàng ngày ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe không? Hãy cùng Phúc Nhân tìm hiểu những thói quen dùng máy lạnh dễ bị sốc nhiệt nhé!
THÓI QUEN DÙNG MÁY LẠNH DỄ BỊ SỐC NHIỆT
Thay đổi môi trường đột ngột
Không ít người do quá nóng đã vào phòng đang bật máy lạnh ngay để “giải nhiệt”, hoặc đang ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu lại lập tức ra ngoài trời nóng. Theo bác sĩ Đặng Hoàng Thiêm, bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã nói: Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, nếu bạn ở trong môi trường có máy lạnh quá lâu, khi ra ngoài đột ngột rất dễ xảy ra tình trạng sốc nhiệt, do cơ thể chưa phản ứng kịp với nhiệt độ mới. Người già, trẻ nhỏ là nhóm dễ bị mất nước, mất muối do sốc nhiệt.
Việc đặt nhiệt độ máy lạnh chênh lệch lớn với môi trường bên ngoài có thể gây sốc nhiệt.
Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể thay đổi quá nhanh, từ nóng sang lạnh (và ngược lại) khiến thân nhiệt bên trong chưa kịp thích nghi. Khi cơ thể bị sốc nhiệt có thể gây ra tình trạng da nóng và khô nhanh, đỏ mặt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, tức ngực, nhịp tim nhanh. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể khiến bạn bị lú lẫn, kích động, nói lắp, khó chịu, mê sảng, co giật và hôn mê dẫn đến tử vong.
Theo chuyên trang y tế Mayoclinic, người dùng nên tắt máy lạnh 30 phút trước khi ra ngoài. Nếu phòng bật sẵn điều hòa, người dùng không nên vào phòng ngay, mà nên ngồi ngoài khoảng 10 – 15 phút trước khi vào. Khi vào nhà, nên đứng ở cửa khoảng vài phút để cảm nhận nhiệt độ của phòng, sau đó tăng/giảm nhiệt độ điều hòa để cơ thể dễ thích nghi.
Khi đang ngồi trong phòng, người dùng cũng nên điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh không quá chênh lệch so với môi trường ngoài trời để tránh bị sốc nhiệt nếu bước ra ngoài. Theo khuyến cáo, mức chênh lệch cho phép khoảng 7 – 10 độ C, tức là nếu bên ngoài đang 37 độ C, trong phòng cần điều chỉnh khoảng 25 – 28 độ C là phù hợp.
Ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu
Trong thời tiết nắng nóng, nhiều người cũng có thói quen “ngồi lì” trong phòng điều hòa nhiều giờ, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn bên ngoài nhiều độ C. Tuy nhiên, thói quen này có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp, như cảm lạnh, viêm họng hoặc các bệnh về da như khô da, dị ứng…
Ngồi máy lạnh quá lâu
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây ra tình trạng này thường xảy ra với các mẫu máy lạnh lâu ngày không được vệ sinh, khiến bên trong tích tụ nấm mốc và vi khuẩn gây hại. Theo khuyến cáo, người dùng chỉ nên ngồi trong phòng có máy lạnh từ 4 đến 5 tiếng, trừ lúc ngủ. Sau đó nên ra môi trường bên ngoài hít thở không khí tự nhiên. Sau khoảng 7 – 8 tiếng sử dụng, bạn nên tắt máy lạnh, mở cửa để thoát tạo sự thông thoáng. Khi sử dụng, có thể đặt một chậu nước trong phòng để tạo độ ẩm cho da, không bị khô da, có thể kết hợp với quạt cây, quạt điều hòa để không khí lưu thông tốt hơn.
Bên cạnh đó, người dùng cũng cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Theo các chuyên gia, trung bình nên vệ sinh máy lạnh 3 -6 tháng/lần hoặc khoảng 1- 2 tháng/lần nếu không gian có nhiều bụi bẩn.
Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo rằng thói quen ở trong môi trường máy lạnh quá lâu và trong thời gian dài cũng khiến cơ thể mất đi sức đề kháng cần thiết. Những người này cũng khó thích nghi hơn với thời tiết nắng nóng.
Ngồi trực tiếp trước luồng gió
Một số người có thói quen ngồi ngay trước luồng không khí lạnh để làm mát nhanh hơn. Tuy vậy, do nhiệt độ của luồng khí này chênh lệch so với không khí trong phòng, tình trạng sốc nhiệt có thể xảy ra.
Ngồi trước luồng gió
Theo các chuyên gia, người dùng nên tránh để máy lạnh thổi luồng khí trực tiếp vào người hoặc nơi sinh hoạt. Bên cạnh đó, khi lắp đặt, người dùng có thể yêu cầu kỹ thuật viên tư vấn vị trí lắp sao cho luồng không khí có thể tỏa ra đều khắp phòng nhất và không lắp điều hòa ở vị trí quá thấp.
LƯU Ý VỚI GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI GIÀ, TRẺ NHỎ
Việc ngồi lâu dưới máy lạnh hoặc điều chỉnh nhiệt độ quá thấp khiến người già dễ mắc bệnh hơn. Nguyên nhân là thân nhiệt của người già không ổn định, sức đề kháng yếu, họ rất dễ mắc bệnh huyết áp, thấp khớp… Theo các chuyên gia, mức 26 – 27 độ C là hợp lý nhất đối với người cao tuổi. Nếu người già cần ra ngoài, phải tắt máy lạnh trước khoảng 30 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ mới.
Tương tự với trẻ em, mức nhiệt độ hợp lý không quá 25 độ C, tốt nhất là 27 – 28 độ C, đối với trẻ sơ sinh chỉ nên để 28 – 29 độ C. Khi ngủ, nên kết hợp cho bé mặc quần áo dài tay và đắp chăn để tránh tình trạng nhiễm lạnh. Nếu quá nóng, bố mẹ nên kết hợp với quạt làm mát thay vì hạ nhiệt độ xuống quá thấp.
Bài Viết Khác:
– Mua máy lạnh cũ có tiết kiệm được chi phí
– Cách sử dụng máy lạnh Daikin tiết kiệm điện hiệu quả
– Máy lạnh âm trần là gì? Có nêm mua máy lạnh âm trần hay không?
– Máy lạnh tủ đứng, những điều bạn nên biết.
CÔNG TY TNHH TMDV KỸ THUẬT PHÚC NHÂN
Địa chỉ: Số 9 đường C6, Khu Hà Quang 2, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa
Hotline: 0922 225 228 (Mr Hiền) – 0922 52 58 58 (CSKH)
Fanpage: Công Ty Điện Lạnh Phúc Nhân Nha Trang
Từ khóa » Sốc Nhiệt Tủ Lạnh
-
Sốc Nhiệt Máy Lạnh Có Nguy Cơ đột Quỵ, đe Dọa đến Tính Mạng
-
Tủ Lạnh Bị Sốc điện, Những Vấn đề Gì Có Thể Gặp Phải Với Tủ Lạnh
-
Tủ Lạnh Bị Sốc Gas: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Khắc Phục
-
Cảnh Báo Tủ Lạnh Bị Sốc Ga – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ngay
-
Sốc Nhiệt điều Hòa - Xử Lý Thế Nào? - MediaMart
-
NGUYÊN NHÂN KHÔNG CHO THỰC PHẨM NÓNG VÀO TỦ LẠNH
-
Hiện Tượng Sốc Nhiệt Máy Lạnh Gây Nghiêm Trọng Thế Nào?
-
Sốc Nhiệt Máy Lạnh Có Thể Dẫn Đến Đột Quỵ! Cần Phòng Tránh ...
-
Không Phải Ai Cũng Biết Những điều Này Khi Dùng Tủ Lạnh Mới
-
Mẹo Sử Dụng điều Hòa Tránh Bị 'sốc Nhiệt' Vào Mùa Nắng Nóng
-
Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Tủ Lạnh Bị Sốc Gas
-
Tình Trạng Sốc Nhiệt Máy Lạnh Và Biện Pháp Phòng Tránh
-
CÁC LOẠI TỦ SỐC NHIỆT & NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
-
Đừng Chủ Quan Với Sốc Nhiệt Nhất Là Vào Mùa Hè - Sanaky Việt Nam
-
Tủ Shock Nhiệt Hai Buồng | .vn | VisionTec-Hàn Quốc
-
“Sốc Nhiệt” Và Hệ Quả Khi Thay đổi Thời Tiết đột Ngột. - 404 Not Found
-
LTS-3051A - Tủ Sốc Nhiệt 2 Buồng, 64 Lít, -70°C đến -200°C. - Techno
-
Sốc Nhiệt điều Hòa Nguy Hiểm Có Nguy Cơ đột Quỵ