Những Thông Tin Quan Trọng Mẹ Cần Biết Về đẻ Mổ? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Đẻ mổ là hình thức phẫu thuật lấy thai phổ biến hiện nay, tuy nhiên hình thức sinh này cần phải có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sinh mổ là gì, tại sao phải sinh mổ, những lưu ý cần biết khi lựa chọn nơi “vượt cạn” đều sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Khái niệm đẻ mổ?
- 1.1. Tại sao cần phải đẻ mổ?
- 1.2. Sinh mổ bao lâu phục hồi?
- 1.3. Chế độ ăn sau đẻ mổ
- 1.4. Chế độ nghỉ ngơi sau đẻ mổ, vận động phù hợp thể trạng
- 1.5. Một số lưu ý khác khi đẻ mổ?
1. Khái niệm đẻ mổ?
Đẻ mổ (hay còn gọi là phương pháp mổ lấy thai) là việc bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật rạch một đường nhỏ trên bụng của mẹ để lấy em bé, thay vì mẹ sinh em bé qua đường âm đạo như bình thường. Phương pháp này cần được tiến hành cẩn thận bởi bác sĩ chuyên khoa, nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và em bé trong quá trình “vượt cạn”.
Các vết mổ có thể được thực hiện theo 2 hình thức: mổ ngang hoặc mổ dọc. Tuy nhiên hiện nay, đa số các ca đẻ mổ sẽ thực hiện mổ ngang nhằm giúp vết mổ của mẹ mau lành và đem lại tính thẩm mỹ cao hơn hình thức mổ dọc.
1.1. Tại sao cần phải đẻ mổ?
Trên thực tế, có 3 hình thức đẻ mổ phổ biến nhất hiện nay: Mổ chủ động, mổ do bác sĩ chỉ định và mổ cấp cứu.
Đẻ mổ chủ động: đây là hình thức sinh mổ khi sản phụ chưa có cơn chuyển dạ. Mẹ bầu sau khi thăm khám bác sĩ, sẽ lựa chọn, đưa ra quyết định mổ lấy thai theo ngày giờ chọn trước. Hình thức sinh này yêu cầu mẹ bầu và gia đình cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm phòng tránh các hệ lụy ảnh hưởng tới khả năng hồi phục sức khỏe sau này.
Đẻ mổ do bác sĩ chỉ định: hình thức sinh mổ được chỉ định sau khi sản phụ đã có thời gian thăm khám thai, siêu âm và tầm soát sức khỏe sinh sản cùng bác sĩ chuyên khoa. Một số trường hợp phổ biến dẫn tới việc mẹ bầu không thể thực hiện sinh thường qua đường âm đạo như sau:
Về phía mẹ bầu, mẹ gặp các vấn đề như
– Khung xương chậu hẹp. – Mẹ bị mắc các bệnh đường sinh dục: viêm đường tiết niệu, lậu, giang mai, sùi mào gà,… – Mẹ mang thai khi đã lớn tuổi. – Mẹ mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng tới quá trình đẻ thường: bệnh tim, huyết áp cao,… – Mẹ mang thai sinh đôi, sinh ba. … Về phía thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ nên thực hiện đẻ mổ nếu em bé gặp phải các vấn đề sau
– Thai to trên 4kg hoặc thai to so với thể trạng của người mẹ. – Thai nằm ở vị trí không thuận, thai không quay đầu, ngôi thai ngược,… – Thai chậm tăng trưởng hoặc thai có dấu hiệu suy dinh dưỡng. … Mổ đẻ cấp cứu: trường hợp này xảy ra khi các mẹ gặp thất bại trong lúc chuyển dạ sinh thường. Các bác sĩ sẽ hội chẩn và đưa ra lời đề nghị chuyển mổ cho sản phụ và gia đình. Thông thường, ca sinh gặp những vấn đề sau bắt buộc phải chuyển mổ – Cổ tử cung của mẹ không mở đủ cho em bé di chuyển qua đường âm đạo. – Sản phụ có dấu hiệu bị đuối sức do quá trình sinh diễn ra lâu hơn bình thường. – Thai nhi có hiện tượng ngạt, nhịp tim bất thường, suy tim thai. – Gặp các vấn đề về nhau thai, dây rốn. …
1.2. Sinh mổ bao lâu phục hồi?
Thời gian sản phụ phục hồi lại sức khỏe sau khi mổ đẻ thường kéo dài hơn so với sinh thường. Thời gian lưu viện trung bình từ 3 – 5 ngày. Thời điểm này, cơ thể mẹ vẫn còn rất yếu do vừa trải qua quá trình phẫu thuật mổ lấy thai. Do đó, các mẹ sinh mổ cần đặc biệt chú ý nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể mau chóng bình phục. Trung bình nếu mẹ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng sau ca phẫu thuật thì cơ thể sẽ phục hồi dần dần sau khoảng 4-6 tuần.
1.3. Chế độ ăn sau đẻ mổ
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các nhóm chất đóng vai trò quyết định trong việc mẹ mau chóng bình phục và có đủ sức khỏe, nguồn sữa chăm em bé. Vậy những nhóm chất nào cần bổ sung cho mẹ sau khi đẻ mổ:
– Bổ sung các thực phẩm giàu protein: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, tôm,…Nhóm chất này rất có lợi trong việc kéo da non, lành miệng vết thương. – Các thực phẩm giàu sắt: lòng đỏ trứng, thịt bò, súp lơ, các loại hạt,..giúp mẹ bổ máu và bù lại lượng máu đã mất sau phẫu thuật. – Các thực phẩm giàu đạm; các loại đậu, sữa và chế phẩm từ sữa, chuối, khoai lang, bánh mì,… – Nhóm các vitamin và khoáng chất: vitamin A, D, C, K có vai trò quan trọng trong việc tăng đề kháng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của cơ thể. – Các loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ: chuối, rau ngót, đu đủ, sữa, gạo lứt,…
Ngoài ra, các mẹ cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước.
Sau đẻ mổ, đặc biệt tránh các loại thực phẩm, đồ uống có hại cho sức khỏe sau đây:
– Các loại thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu: dưa muối, cà muối… – Các loại gia vị chua, cay: khế, me, ớt, tiêu,… – Tuyệt đối tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn: bia, rượu, chất kích thích, cafe,… – Không sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng tới vết mổ: thịt gà, đồ nếp, rau muống,… – Các loại thực phẩm có thể gây mất sữa: lá lốt, rau mùi, bạc hà, rau răm, bắp cải, mướp đắng,…
1.4. Chế độ nghỉ ngơi sau đẻ mổ, vận động phù hợp thể trạng
– Chăm sóc vết mổ hàng ngày, thay băng, sát trùng vết mổ bằng dụng cụ y tế: bông, băng gạc chuyên dụng. – Vận động, đi lai nhẹ nhàng, từ tốn sẽ giúp các mẹ tránh dính ruột sau mổ. – Có chế độ ngủ nghỉ hợp lý giúp mẹ nhanh chóng bình phục. – Hạn chế các hoạt động mạnh, ảnh hưởng tới vết mổ. Trong thời gian này, mẹ nên yêu cầu sự hỗ trợ của gia đình, người thân.
1.5. Một số lưu ý khác khi đẻ mổ?
– Mẹ cần chuẩn bị sức khỏe, tinh thần thật tốt trước ca phẫu thuật sinh mổ. – Mẹ nên tìm hiểu kỹ các thông tin để có chế độ chăm sóc sau mổ thật tốt. – Tham gia các lớp học tiền sản để tìm hiểu thêm thông tin trước khi sinh. – Thường xuyên thăm khám bác sĩ, siêu âm thai đều đặn. – Lựa chọn địa chỉ thăm khám, siêu âm thai và “vượt cạn” uy tín.
Trên đây là một số thông tin hữu ích mẹ cần biết về phương pháp đẻ mổ. Nếu mẹ đang cần tìm địa chỉ đi sinh uy tín, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI là một lựa chọn tốt mẹ có thể tham khảo. Với đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành cùng các trang thiết bị tân tiến, hiện đại, bệnh viện đã thực hiện thành công vô số các ca sinh mổ, ca đẻ khó, ca cấp cứu,… Đến với bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mẹ bầu và bé sẽ được tận hưởng các dịch vụ “bậc nhất”:
– Đi sinh như đi nghỉ dưỡng. Bệnh viện hỗ trợ hoàn toàn đồ dùng cho mẹ và bé. – Bé được cắt dây rốn chậm, da kề da với bố mẹ ngay từ khi chào đời. – Mẹ và bé được chăm sóc chu đáo, được hỗ trợ 24/7 trong suốt quá trình lưu viện. – Bé được tiêm đầy đủ các mũi sau sinh: vitamin K, viêm gan B, hỗ trợ lấy máu gót chân. – Chế độ ăn ngày 3 bữa cho mẹ sau sinh đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. – Hỗ trợ áp dụng BHYT, BHNT giúp mẹ tiết kiệm tối đa chi phí.
Từ khóa » Siêu âm Kiểm Tra Vết Mổ Sau Sinh
-
Siêu âm Vết Mổ Sau Sinh Và Các Biến Chứng Của Chúng
-
Tái Khám Sau Sinh Con Có Quan Trọng Không Và Khám Những Gì?
-
Tụ Dịch Sẹo Vết Mổ Tử Cung: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Vai Trò Của Siêu âm đầu Dò âm đạo Trong đánh Giá Khuyết Sẹo Mổ ...
-
Sinh Mổ Lần 2 Và Những Chú ý Cần Thiết Cho Sản Phụ
-
Sinh Mổ Bao Lâu Thì Lành? Chăm Sóc Sau Sinh Mổ - Hello Bacsi
-
Dịch đọng Lại Gần Vết Mổ Sau Khi Sinh Mổ 4 Năm
-
Gói Kiểm Tra Và Chăm Sóc Sức Khỏe Sau Sinh - CarePlus
-
Biến Chứng Vỡ Tử Cung, Nhau Cài Răng Lược ở Mẹ Bầu Có Sẹo Mổ Cũ
-
NHỮNG LƯU Ý SẢN PHỤ CẦN BIẾT TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN ...
-
Không Muốn đau đến Phát Khóc Sau Sinh Mổ, Hãy Học Ngay Những ...
-
Sinh Mổ Bao Lâu Thì Lành? Phương Pháp Chăm Sóc Vết Mổ Như Thế ...
-
Tụ Dịch Vết Mổ Có Nguy Hiểm Không?
-
KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC LẦN SINH MỔ BAO NHIÊU LÀ AN TOÀN?