Những Thứ Tuyệt đối Không Cho Vào Lò Vi Sóng
Có thể bạn quan tâm
Dưới đây là danh sách những thứ không được cho vào lò vi sóng vì nó có thể gây ra cháy nổ hoặc ngộ độc thực phẩm.
Trứng nguyên vỏ
Nhiệt độ cao trong lò vi sóng sẽ làm không khí trong trứng giãn nở, dẫn tới nổ tung quả trứng, làm văng tung tóe, vừa bẩn vừa có nguy cơ cháy nổ lò. Do vậy, bạn đừng lỡ dại thử luộc trứng trong lò vi. Thay vì đó, chỉ nên đập trứng ra, cho vào chén, đâm vỡ lòng đỏ rồi để vào lò để nấu chín.
Hải sản có vỏ cứng
Những hải sản có vỏ cứng như cua, sò, ốc… khi để vào lò vi sóng sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng và vị ngon của thực phẩm, đặc biệt sẽ giải phóng các phân tử tạo mùi khó chịu giống như mùi cao su.
Ớt
Ớt có thể bốc hỏa trong lò vi sóng. Khi mở cửa lò ra bạn và những người đứng xung quanh sẽ bị “tấn công” bởi hơi cay nóng, khiến bạn chảy nước mắt và ho sặc sụa.
Rau củ có lớp vỏ dày
Các loại thực phẩm có lớp vỏ dày như khoai tây, cà rốt, táo, nho… sẽ nổ văng khi nấu chín bằng lò vi sóng bởi sự giản nỡ bên trong làm nứt vỏ ngoài. Đặc biệt là những loại củ chứa magie và selen như cà rốt khi nấu trong lò sẽ cháy thành các ngọn lửa xanh, đỏ, vàng, gây nổ lò. Cần gọt vỏ hoặc đâm các lỗ nhỏ lên thân củ trước khi cho vào lò vi sóng.
Giấy bạc
Khi bọc giấy bạc vào thực phẩm để trong lò vi sóng, sóng vi ba không xuyên qua được, tạo nên các tia lửa điện dễ làm lò bị cháy. Ngoài ra, bạn cũng không bao giờ được cho túi giấy, túi nilon, hay tờ báo vào trong lò vi sóng vì chúng có thể tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc bốc cháy dưới nhiệt độ cao trong lò.
Hộp giấy
Hộp giấy có chứa syrofom, vốn là một loại nhựa, nên rất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong lò vi sóng. Vì vậy, bạn tránh hâm nóng cơm hộp trong lò trừ khi trên hộp giấy có đề là “an toàn khi dùng với lò vi sóng”.
Nho
Có nhiều loại trái cây chịu được nhiệt độ cao, nhưng nho thì sẽ bốc cháy, nổ tung nếu bỏ vào lò vi sóng. Nho khô thì sẽ bắt lửa và bốc khói
Thực phẩm chứa nhiều nitric
Những thực phẩm chứa nhiều nitric như thịt lợn ướp, thịt hun khói không được để vào lò vi sóng vì nitric sẽ biến thành nitrosamin, chất này có thể gây ung thư, ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình.
Nước sốt
Khi cho nước sốt nấu trong lò vi sóng, sự giãn nở các phân tử nước nhưng lại không tạo bọt sẽ khiến nước sốt bắn tung tóe làm bẩn lò. Khi lấy ra ngoài còn có thể bắn trực tiếp vào người gây bỏng.
Các loại thức ăn cần nước sốt như thịt gà, cá cũng nên hạn chế hâm nóng bằng lò vi sóng, nếu có hâm, phải bọc dĩa đồ ăn lại bằng màng bọc thực phẩm (loại sử dụng được trong lò vi sóng) mới được cho vào lò.
Bình thủy mini hay bình thủy cách nhiệt
Bình thủy mini, bình lưỡng tính, hay bình nóng lạnh làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc. Nếu bình thủy làm bằng nhựa, bạn cần kiểm tra kĩ xem chất liệu có an toàn với lò vi sóng không.
Vật dụng bằng kim loại
Đồ kim loại là thứ cần tránh thật xa khỏi lò vi sóng. Bởi lẽ, sóng vi ba của lò vi sóng không xuyên qua được kim loại mà bị phản xạ lại vào thành lò, làm nóng xung quanh, dẫn tới cháy nổ, hư hỏng lò và ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người đứng xung quanh.
Do vậy, bạn không bao giờ bỏ chén, đĩa, bát …bằng kim loại hoặc có hoa văn kim loại vào lò vi sóng để tránh phát hỏa.
Lựa chọn đồ thủy tinh cho lò vi sóng
Theo thông tin nhà sản xuất: Nhìn chung các loại thủy tinh chịu nhiệt đều thích hợp với lò vi sóng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các gia đình không nên lựa chọn các loại thủy tinh mỏng để sử dụng trong lò vi sóng. Bởi ngoài tác động của sóng vi ba thì nhiệt độ nóng của thức ăn cũng ảnh hưởng đến chính chất lượng các vật dụng này. Cụ thể, các đồ dùng thủy tinh mỏng như ly, cốc có thể bị vỡ, nứt trong lúc quay thực phẩm.
Mẹo thử vật dụng đó có thích hợp với lò vi sóng hay không
Hầu hết các vật dụng chịu nhiệt bằng phi kim đều có thể dùng được trong lò vi sóng. Tuy nhiên, cũng có một số vật liệu có thành phần không thích hợp với sóng viba.
Để kiểm tra xem vật dụng đó có thích hợp không bạn hãy đặt một bát thủy tinh đầy nước bên cạnh. Sau đó, bật chế độ nấu công suất cao trong vòng 1 phút. Nếu nước trong bát ấm lên trong khi đó vật dụng cần kiểm tra lại không thay đổi nhiệt độ thì vật dụng đó thích hợp với lò vi sóng.
Còn nếu nước không thay đổi nhiệt độ mà vật cần kiểm tra lại ấm lên chứng tỏ vật dụng đó hấp thụ sóng viba và không thích hợp để sử dụng trong lò vi sóng.
Theo Gia đình và Xã hội
Từ khóa » Giấy Bạc Bỏ Lò Vi Sóng được Không
-
Dùng được Giấy Bạc Hay Giấy Nến Trong Lò Vi Sóng Nhật?
-
13 Món Tuyệt đối Không được Cho Vào Lò Vi Sóng
-
Có Nên Dùng Giấy Bạc Trong Lò Nướng? - Malloca
-
Không Nên Dùng Giấy Bạc để Nấu Nướng Trong Lò Vi Sóng
-
Bỏ 9 Thứ Này Vào Lò Vi Sóng, Lò Xịn Mấy Cũng Nổ Tung Như "bom Hẹn ...
-
"Danh Sách đen" Những Món Tuyệt đối Không được Cho Vào Lò Vi Sóng
-
Cách Sử Dụng Giấy Nhôm Trong Lò Vi Sóng Và Lò Nướng An Toàn
-
Giấy Bạc Có Cho Vào Lò Vi Sóng được Không? Giải đáp Chi Tiết
-
Những Món đồ Tuyệt đối Không được Cho Vào Lò Vi Sóng - MediaMart
-
Giấy Bạc Có Cho Vào Lò Vi Sóng được Không
-
Những Vật Dụng Không Nên Cho Vào Lò Vi Sóng
-
Lưu ý 7 Vật Dụng Nhà Bếp Tuyệt đối Không được đặt Vào Lò Vi Sóng
-
Vật Dụng Nào Cho Vào Lò Vi Sóng được? Bạn Có đang Làm đúng Cách
-
9 Nguyên Vật Liệu Không được Cho Vào Lò Vi Sóng