Vật Dụng Nào Cho Vào Lò Vi Sóng được? Bạn Có đang Làm đúng Cách

Không phải tất tần tật đều bỏ trong lò vi sóng được. Nếu không muốn chiếc lò yêu quý của mình “ngủm củ tỏi”. Hoặc bạn và người thân sẽ bị thương. Hãy cùng Thủy tinh SG tìm hiểu vật dụng cho vào lò vi sóng được thông qua bài viết này. Và kiểm tra mình đã làm đúng hay chưa.

Bạn có cho rằng lò vi sóng thật sự rất tiện lợi trong cuộc sống hằng ngày không? Quá trình hâm nóng và rã đông thực phẩm được rút gọn chỉ vỏn vẹn vài phút. Do đó lò vi sóng đã trở thành đồ gia dụng không thể thiếu trong từng căn bếp.

Nó tiện lợi là thế nhưng cũng tiềm ẩn những mối nguy hại nếu bạn không biết sử dụng đúng cách. 

Trên thị trường ngày nay, có 2 kiểu lò vi sóng đó là lò chỉ có chức năng hâm nóng và rã đông đơn thuần. Kiểu thứ 2 là dạng lò vi sóng kết hợp cả chế độ nướng. Nghe có vẻ khác nhau nhưng chúng đều có một chức năng chung là lò vi sóng.  Vậy nói rõ hơn thì như thế nào?

Bắt đầu tìm hiểu nhé…

lo-vi-song

Lò vi sóng

1. Những thứ không được cho vào lò vi sóng

Bạn vẫn đang đọc, có phải không?

Đừng bỏ qua bài viết bên dưới vì việc bật mí lò vi sóng không được bỏ gì vào rất có ích cho bạn đó…

Ghi nhớ những thứ không được cho vào lò vi sóng sẽ giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh hơn và tránh được những hậu quả đáng tiếc.

1.1. Giấy bạc hoặc vật liệu bằng nhôm

vat-dung-nao-cho-vao-lo-vi-song-duoc-15

Giấy bạc có cho vào lò vi sóng được không?

Giấy bạc có cho vào lò vi sóng được không? Nhiều người còn thường nướng cá bằng giấy bạc trong lò vi sóng. Cho giấy bạc vào lò vi sóng hoặc nhôm thì lại rất dễ bắt lửa và phát nổ. Lò vi sóng dùng năng lượng điện từ để làm nóng đồ ăn. Bình thường cái này không nguy hiểm gì đến người sử dụng. Nhưng chỉ khi gặp giấy bạc nó mới nguy hiểm. Nhiều bạn có thói quen bọc đồ ăn bằng giấy bạc hoặc cho những hộp mì tôm ly có nắp bằng nhôm trực tiếp vào lò vi sóng. Qua lưu ý này, bạn hãy ngừng đưa giấy bạc hoặc giấy bảo quản bằng nhôm để hạn chế cháy nổ nhé!

1.2. Túi giấy

Hiện nay, túi giấy được sử dụng phổ biến vì thân thiện với môi trường. 

Nhưng chất liệu giấy trong lò vi sóng sẽ sản sinh ra độc tố và dễ phát nổ, gây cháy. Do đó, trước khi có ý định sử dụng lò vi ba, bạn hay lấy thực phẩm ra khỏi túi giấy.

1.3. Rã đông thực phẩm sống 

Chị em nội trợ luôn có thói quen bảo quản thực phẩm tươi sống trong tủ đông. Khi có nhu cầu sử dụng đều dùng lò vi sóng để rã đông nhằm tiết kiệm thời gian.

Trên thực tế, nhiệt độ từ lò vi sóng phân bổ không đều trong quá trình rã đông. Chính sự không đồng đều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển bên trong thịt, cá. Đồng thời vi khuẩn gây bệnh còn lưu lại trong lò vi sóng. Và khi bạn quay một món ăn khác chắc chắn chúng sẽ bám vào đó, đi vào cơ thể sinh bệnh.

vat-dung-cho-vao-lo-vi-song-duoc-4

Đồ tươi sống

1.4. Không nên cho đồ nhựa vào lò vi sóng

Hộp nhựa có cho được vào lò vi sóng không? Khi bị nung nóng, nhựa giải phóng Bisphenol A, hoặc BPA và một số hợp chất hữu cơ khác. Theo Harvard Health Publication, “BPA và phthalates có trong nhựa được cho là ‘chất gây rối loạn nội tiết’.” Đồng thời chúng còn rất dễ biến dạng và bắt lửa.

1.5. Bình, ly, cốc giữ nhiệt

Những vật dụng giữ nhiệt thường được làm bằng thép. Kim loại này cũng chính là một trong những thành phần cấu tạo nên lò vi sóng. Chính điều này đã ngăn cản sự làm nóng bình giữ nhiệt khi bạn quay nó. Thật công cốc khi cho đồ kim loại vào lò vi sóng vừa không được hâm nóng vừa dễ gây ma sát kim loại gây hỏng hóc cho lò.

Bên cạnh đó, những chiếc ly thủy tinh mỏng, kém chất lượng cũng không hề an toàn khi cho vào lò vi sóng. Bỏ ly thủy tinh vào lò vi sóng, dưới tác động của nhiệt, hiện tượng ly vỡ có thể xảy ra bất cứ khi nào.

ly thủy tinh

 Không nên bỏ ly thủy tinh vào lò vi sóng

1.6. Không cho trứng vào lò vi sóng

Ý tưởng bỏ trứng vào chén, quay lò vi sóng 1 phút sẽ cho ra món trứng chín thơm ngon cũng “rất gì và này nọ”. Nhưng đời không như là mơ! Nếu bạn không muốn nghe tiếng “bùm” từ một vụ nổ trứng, cũng như càng không muốn lò vi sóng xinh đẹp của mình ngập trong vụn trứng. Hãy từ bỏ ý định đó nhé!

1.7. Ớt

Những trái ớt nhỏ nhắn kia cũng có công sức phá hủy lò vi sóng khá lớn đó. Chúng không chỉ phát ra tia lửa và gây cháy. Mà khi bạn mở lò vi sóng, các hóa chất tiết ra từ ớt có thể khiến bạn bị sặc và thậm chí là bỏng mắt. Đó chẳng khác gì xịt hơi cay. Vì vậy hãy ghi nhớ điều này trước khi cho những quả ớt vào lò vi sóng.

1.8. Nho

vat-dung-lo-vi-song

Nho không nên cho vào lò vi sóng

Nho là loại trái cây bạn tuyệt đối không nên bỏ vào lò vi ba, kể cả nho khô lẫn nho tươi. Quả nho khi gặp nhiệt nóng sẽ sinh ra khói. Từ đó dễ dẫn đến khả năng bắt lửa và cháy nổ. 

1.9. Hộp đựng sữa chua, bơ

Những chiếc hộp nhựa đựng sữa chua, bơ thường được làm bằng chất liệu nhựa không an toàn. Nhựa mỏng và rất dễ bị nóng chảy nếu được quay trong lò vi sóng.

1.10. Sữa tươi

Nhiều người hâm sữa tươi bằng lò vi sóng vì nhanh chóng và tiện dụng. Tuy nhiên, khi dùng lò vi sóng bạn không thể khuấy sữa tươi trong quá trình đun, việc này khiến protein và chất béo trong sữa tươi dễ bị kết tủa hay bám vào xung quanh thành cốc đựng làm mất chất dinh dưỡng.

1.12. Không cho gì vào cả

Nghe buồn cười nhưng ngay cả khi bạn không bỏ gì vào lò vi sóng mà bấm quay thì vẫn có trường hợp bắt lửa. Ngoài ra, việc này còn dễ làm hỏng lò vi ba nữa.

1.13. Nước sốt

vat-dung-nao-cho-vao-lo-vi-song-duoc-12

Nước sốt

Sự giãn nở các phân tử nước trong nước sốt nhưng lại không tạo bọt sẽ khiến nước sốt bắn tung tóe làm bẩn lò. Khi lấy ra ngoài còn có thể bắn trực tiếp vào người gây bỏng. Các loại thức ăn cần nước sốt như thịt gà, cá cũng nên hạn chế hâm nóng bằng lò vi sóng, nếu có hâm, phải bọc dĩa đồ ăn lại bằng màng bọc thực phẩm (loại sử dụng được trong lò vi sóng) mới được cho vào lò.

1.14. Đồ gia dụng bằng sành sứ có nhiều hoa văn

Những hoa văn trên những món đồ này thường được làm bằng chất liệu kim loại. Khi cho chúng vào lò vi sóng sẽ dẫn đến hiện tượng các tia lửa điện sản sinh gây cháy nổ trong lò vi sóng.

Vì vậy, bạn nên kiểm tra tô chén bằng gốm sứ có trang trí nhiều hoa văn hay không để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.

2. Những vật liệu có thể cho vào lò vi sóng được?

Vậy là bạn nắm được những vật dụng không nên dùng cho lò vi sóng. 

Danh sách dài ngoằng kia có phải làm bạn nghĩ vậy còn loại nào dùng được cho lò vi sóng đây?

Yên tâm…

Chúng tôi sẽ bật mí ngay:

Những vật liệu có thể cho vào lò vi sóng được gồm các loại như sau:

– Các loại canh

– Những món chiên, xào ít dầu mỡ

– Các loại bánh không kèm giấy bọc, pizza,…

– Cơm nguội, xôi  (nhớ để một chén hoặc ly nước cạnh bên để tăng độ ẩm, không làm cơm bị khô)

– Một số loại rau củ, nhớ để thời gian ít thôi kẻo héo hết hoặc bị khô, ăn không ngon

Thủy tinh bỏ vào được hay không? Hoàn toàn được với những loại thủy tinh chịu nhiệt

– Đồ nhựa đã được chứng nhận microwave oven safe hoặc microwavable

– Đồ dùng làm bằng gỗ cũng cực kì an toàn trong quá trình sử dụng lò vi sóng của gia đình bạn

3. Đối với lò vi sóng có chế độ nướng

lo-vi-song-che-do-nuong

Lò vi sóng có chế độ nướng

Lò vi sóng có nướng là lò vi sóng ngoài các chức năng cơ bản như hâm, nấu và rã đông thực phẩm. Loại này còn có thêm chức năng nướng, tức là có thêm chế độ “Grill” được thể hiện rõ ràng ở mặt ngoài của lò.

Nếu bạn vẫn sử dụng lò này ở chế độ vi sóng thì tương tự như phần trên, bạn cần ghi nhớ những vật dụng nào tuyệt đối không cho vào lò vi sóng và đồ vật nào thì cho vào được. 

Tuy nhiên, khi đổi sang chế độ nướng, sẽ có vài thay đổi.

Bạn đọc tiếp nhé…

– Bạn hoàn toàn có khả năng dùng giấy bạc trong lò vi sóng với chế độ nướng. Không cần phải lo lắng về việc cháy nổ hay phát ra tia lửa điện. Giấy bạc không gây hỏng cho lò vi sóng trong trường hợp này. Hãy thỏa mãn đam mê nấu nướng bằng việc nướng khoai, thịt cá nào!

– Giấy nướng, giấy nến làm bánh cũng có thể được sử dụng trong lò chế độ nướng. Vì chúng được phủ một lớp chịu nhiệt nên vẫn an toàn khi bạn chỉnh nướng bánh ở nhiệt độ cao. 

Lưu ý khi sử dụng lò 2 trong 1 này là bạn đừng nên hâm nóng, rã đông bằng chế độ nướng và ngược lại. Nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng đúng chế độ và mục đích của mình. Việc làm này sẽ duy trì tuổi thọ của máy và không làm bạn mất thời gian do dùng sai cách.

Bạn hãy bỏ túi những vật dụng nào cho vào lò vi sóng được và tuyệt đối không nên cho vào. Bởi vì lò vi sóng trông có vẻ đơn giản nhưng cần hết sức chú ý khi sử dụng chúng. Những vật dụng mà chúng tôi vừa liệt kê cho bạn với mong muốn rằng bạn và người thân được an toàn khi sử dụng. Những kiến thức kia sẽ rất có ích trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của bạn đó.

Từ khóa » Giấy Bạc Bỏ Lò Vi Sóng được Không