Những Thuật Ngữ Chống Sét Thông Dụng Bạn Nên Cần Biết

Thuật ngữ chống sét có rất nhiều. Trong quá trình thi công, rất nhiều khách hàng hỏi chúng tôi về nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Bài viết này, Thành Nam Việt sẽ gửi tới quý khách một số thuật ngữ phổ biến được anh em thường xuyên trao đổi khi thi công.

Các thuật ngữ chuyên ngành chống sét dưới đây sẽ phần nào giải đáp các thắc mắc của quý khách. Ngoài ra đây cũng là kiến thức giúp quý khách có thể nắm rõ để hiểu thêm về quy trình chống sét của đơn vị thi công.

Mục lục

Các thuật ngữ chống sét theo tiêu chuẩn quốc gia

Trước khi đi vào giải đáp câu hỏi “Thuật ngữ chống sét là gì?” chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tiêu chuẩn chống sét theo quy định của quốc gia.

Thuật ngữ chống sét theo tiêu chuẩn VIệt Nam
Thuật ngữ chống sét theo tiêu chuẩn VIệt Nam

Giống như những tiêu chuẩn khác, tiêu chuẩn về chống sét cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, thi công . Đặc biệt là những công trình nhà ở, xưởng sản xuất, xí nghiệp,…

Các tiêu chuẩn này đã được các cơ quan ban ngành thảo luận và đưa ra những công bố chính thức. Những yếu tố của từng công trình nếu đảm bảo đầy đủ những tiêu chuẩn này thì công trình đó sẽ được đánh giá là đảm bảo chất lượng.

Tiêu chuẩn chống sét quốc gia là gì?

Technical Commit of Vietnam là tên tiếng anh viết tắt của TCVN. Cụm từ này đã được sử dụng làm ký hiệu tiền tố cho các tiêu chuẩn của bộ quốc gia Việt Nam. Những tiêu chuẩn này đều đã được công bố bởi Viện Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt Nam cùng các Bộ, Ngành Khoa học và Công nghệ chính thức công bố.

Hiện nay, có rất nhiều TCVN khác nhau được đặt ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như nông lâm nghiệp, xây dựng, điện tử, hóa dầu,…Bên cạnh đó, TCVN cũng bao gồm rất nhiều loại như: Tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn về thuật ngữ, tiêu chuẩn về kỹ thuật,…

Thuật ngữ trong thi công chống sét
Thuật ngữ trong thi công chống sét

Trong số các TCVN thì TCVN 9385:2012 được các cơ quan ban ngành chính thức công bố. Đây là hệ thống đạt tiêu chuẩn chống sét, bao gồm:

  • Phạm vị được áp dụng
  • Tài liệu viễn dẫn
  • Một vài thuật ngữ chuyên biệt khác

Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn chống sét như thế nào?

Tiêu chuẩn này được áp dụng để hướng dẫn các công đoạn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét ở các công trình. Tiêu chuẩn chống sét 9385:2012 không chỉ được áp dụng ở các công trình xây dựng với quy mô vừa mà còn được áp dụng ở các khu vực đặc biệt như kho chất nổ, cần cẩu, lưu trữ dữ liệu điện tử,…

Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý rằng tiêu chuẩn này không được áp dụng với các công trình khai thác dầu khí ngoài biển.

Những thuật ngữ chống sét thông dụng

Để hiểu và áp dụng đúng những tiêu chuẩn về chống sét , mọi người cần phải trang bị một số thuật ngữ và định nghĩa có liên quan. Chỉ khi nắm bắt được những thuật ngữ chống sét thì các bạn sẽ dễ dàng theo dõi các văn bản của Việt Nam.

  • Hệ thống chống sét – Lightning protection system là cụm từ để chỉ toàn bộ hệ thống bảo vệ chống sét. Hệ thống bao gồm trọn bộ các thiết bị, cáp đồng thoát sét,…
  • Bộ phận thu sét – Air termination network. Đây là bộ phân có tác dụng thu hút sét và định hướng sét đi đúng vị trí. Từ đó tạo điều kiện để dẫn sét, thoát sét có hiệu quả. Hệ thống này bao gồm kim thu sét, cọc đỡ và dây dẫn sét
Tiêu chuẩn kim thu sét tia tiên đạo
Tiêu chuẩn kim thu sét tia tiên đạo
  • Mạng nối đất hay Earth termination network là toàn bộ hệ thống, mạng lưới nối đất. Nhiệm vụ của hệ thống là dẫn sét xuống đất và tiêu tan năng lượng của tia sét.
  • Dây xuống – Down Conductor là dây kết nối hệ thống thu sét và nối đất.

Hệ thống nối đất

  • Cực nối đất – Earth Electrode hay tên gọi quen thuộc là cọc tiếp địa là một hay nhiều cọc đồng, mạ đồng. Những cọc này được chôn sâu dưới đất. Chúng liên kết với nhau bằng dây tiếp địa. Bộ phận này được xem là linh hồn của hệ thống khi giúp tiêu hao năng lượng tia sét.
  • Cực nối đất mạch vòng – Ring earth electrode là cực nối đất được chộn dưới đất thành hình tròn khép kín.
  • Cực nối đất tham chiếu – Reference earth electronic là cọc nối đất tách ra khỏi mạch nối đất. Cọc được sử dụng để đo dạc, kiểm tra.
Hệ thống tiếp địa
Hệ thống tiếp địa
  • Điện cảm tự cảm – Self inductance là một đặc trưng của dây dẫn hoặc mạch tạo ra điện từ ngược khi có một luồng điện thay đổi nào đó chạy qua.
  • Điện cảm tương hỗ – Mutual-inductance là một đặc trưng của mạch điện. Tại đây, điện áp được tạo ra bởi dòng điện thay đổi trong dây dẫn độc lập của vòng kín
  • Điện cảm truyền dẫn – Transfer inductance là đặc trưng của mạch điện. Ở đó sẽ có một điện áp được tạo ra bởi một dòng điện thay đổi nào đó trong một vòng khác. Một phần của nó nằm trong phạm vi của vòng kính.
  • Điện trở nối đất – Earth Ground Resistance là một điện trở nối giữa điện cực nối đất và mặt đất.

Ngoài ra còn có một số thuật ngữ là các vật tư chống sét như hóa chất giảm điện trở, băng đồng, khuôn hàn hóa nhiệt….

Vùng bảo vệ

  • Vùng bảo vệ – zone of protection là một thể tích. Trong đó có một dây dẫn sét có khả năng chống sét bằng cách thu sét khi bị đánh thẳng vào.
  • Điện nhẹ hay hệ thống điện nhẹ hay ELV – extra low voltage system là cụm từ chỉ thiết bị điện áp dưới 35V AC hoặc <60V DC
Vùng bảo vệ
Vùng bảo vệ

Hi vọng bài viết này phần nào giúp quý khách hiểu thêm về các thuật ngữ chống sét. Đây chỉ là một số thuật ngữ cơ bản sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra còn có rất nhiều các thuật ngữ khác đi kèm trong quá trình lắp đặt.

Quý khách có thắc mắc về hệ thống hoặc nhu cầu lắp đặt. Hãy liên hệ tới Thành Nam Việt

Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Thành Nam Việt

  • Hotline: 0901 583 388 – 0901.393.668
  • Email: chongsetthanhnamviet@gmail.com
  • Website: https://chongsetjsc.com/
  • Địa chỉ: Số 9, Ngõ 88 Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
5/5 (1 Review) Xem thêm:
  • Sét lan truyền là gì? Ưu điểm của hệ thống chống sét lan truyền
  • Chống sét cho máy ATM có thực sự cần thiết? 2 chia sẻ quan trọng?
  • Hàn hóa nhiệt là gì? Vai trò của quá trình hàn hóa nhiệt trong chống sét

Từ khóa » Hệ Thống Thu Lôi Tiếng Anh Là Gì