Những Trò Chơi Ngắn Giúp Tăng Hứng Thú Học Tập 2022
Có thể bạn quan tâm
Trò chơi là một hoạt động thu hút được thiếu nhi bởi tính hấp dẫn của nó. Sau những giờ học hành căng thẳng thì các trò chơi ngắn giữa giờ cho học sinh tiểu học sẽ là những biện pháp giải trí bổ ích, giúp bé có thêm năng lượng bước vào những tiết học mới. Sau đây là 25 trò chơi ngắn vui nhộn giúp bé tăng hứng thú học tập hoatieu.vn đã sưu tầm, xin chia sẻ đến quý bạn đọc.
25 Trò chơi ngắn vui nhộn cho học sinh tiểu học
- 1. Trò chơi khởi động 3 phút: Chuyền Hoa
- 2. Trò chơi khởi động 3 phút: Bắn Tên
- 3. Trò chơi khởi động 3 phút: Thò thụt
- 4. Trò chơi khởi động 3 phút: Alibaba
- 5. Trò chơi khởi động 3 phút: Tôi là vua
- 6. Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi "Con Thỏ"
- 7. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi " Tôi cần"
- 8. Trò chơi khởi động 3 phút: Ban nhạc hòa tấu
- 9. Trò chơi khởi động 3 phút: Tập tự chủ
- 10. Trò chơi khởi động 3 phút: Bàn tay diệu kì
- 11. Trò chơi khởi động 3 phút: trò chim bay cò bay.
- 12. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi Ba - Má - Tôi
- 13. Trò chơi khởi động 3 phút: Này bạn vui
- 14. Trò chơi khởi động 3 phút: Bà Ba buồn Bà Bảy
- 15. Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi xé giấy
- 16. Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi Phản xạ nhanh
- 17. Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi Nếu thì
- 18. Trò chơi khởi động 3 phút: Gió thổi (trái, phải, trước, sau)
- 19. Trò chơi khởi động 3 phút: Cây Sen
- 20. Trờ chơi khởi động 3 phút: Trò chơi "Lời chào"
- 21. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi Đứng, ngồi, nằm, ngủ
- 22. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi Người lịch sự
- 23. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi Chức năng
- 24. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi Bắn tên
- 25. Trò chơi tiếng Anh: Trò chơi nối chữ
- 26. Tác dụng của trò chơi học tập
Để tạo hứng thú cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học thì cách vào bài có lôi cuốn, hấp dẫn là điều vô cùng cần thiết. Thay vì vào bài trực tiếp thì các thầy cô hãy bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút học sinh tham gia và đó cũng là cách hiệu quả nhất để học sinh nhanh chóng vào bài. Không chiếm quá nhiều thời gian, các trò chơi nhỏ chỉ mất 3 phút cho học sinh tiểu học hứng thú vào tiết học hay nhất mà hoatieu.vn giới thiệu sau đây, sẽ mang đến giờ học thật thú vị cho thầy và trò.
1. Trò chơi khởi động 3 phút: Chuyền Hoa
Chuẩn bị: Một hoa hồng, câu hỏi và phần quà
Luật chơi:
Người quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát, cả lớp sẽ cùng hát theo và cùng chuyền bông hoa đi.
Khi bài hát kết thúc, học sinh nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ trả lời câu hỏi được giấu trong bông hoa
Nếu trả lời đúng sẽ nhận được quà
Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho học sinh nào xung phong
Lưu ý: ngoài hoa hồng, chúng ta có thể sử dụng hộp quà và thực hiện tương tự. Khi ấy trò chơi sẽ có tên: "Hộp quà bí mật".
2. Trò chơi khởi động 3 phút: Bắn Tên
Chuẩn bị: không cần chuẩn bị gì
Luật chơi:
Người quản trò sẽ hô: "Bắn tên, bắn tên" và cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"
Sau đó, người quản trò sẽ gọi tên bạn học sinh trong lớp và đặt câu hỏi để bạn đó trả lời
Nếu trả lời đúng thì cả lớp sẽ vỗ tay hoan hô
Lưu ý: Các câu hỏi có thể liên quan đến bài đã học nhằm ôn lại bài cũ cho học sinh
3. Trò chơi khởi động 3 phút: Thò thụt
Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị gì cả
Luật chơi rất đơn giản:
Quản trò chỉ cần hô thụt thò và các bạn trong lớp phải làm theo lời nói của người quản trò.
Lúc đầu nên hô chậm để các bạn quen dần, và sau đó tăng tốc độ
Bạn nào làm sai thì sẽ bị phạt
4. Trò chơi khởi động 3 phút: Alibaba
Cách chơi:
Người quản trò sẽ hát theo nhịp bài hát Alibaba với lời đi kèm với những hành động, buộc các bạn trong lớp phải làm theo và hát vang "Alibaba", ví dụ như:
Xưa kia kinh đô Bát- đa có một chàng trai đáng yêu gọi tên - Alibaba
Alibaba yêu cầu chúng ta đứng ngay ngắn lên - Alibaba
Alibaba yêu cầu chúng ta giơ tay phải lên - Alibaba
Alibaba yêu cầu chúng ta giơ tay trái lên - Alibaba
Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay thật to - Alibaba
Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay trên cao - Alibaba
Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay lắc hông thật nhanh - Alibaba
Alibaba yêu cầu chúng ta học hành ngay ngắn - Alibaba
5. Trò chơi khởi động 3 phút: Tôi là vua
Cách chơi:
Học sinh sẽ được xếp thành một vòng tròn và người quản trò sẽ đứng ở giữa vòng tròn ấy.
Khi người quản trò, chỉ vào bất cứ học sinh nào trong vòng tròn thì bạn ấy phải nói: "Tôi là vua" và 2 bạn đứng 2 bên sẽ nói: "Muôn tâu bệ hạ" và quỳ xuống.
Cứ thế, người quản trò chỉ vào bất cứ bạn nào trong vòng tròn với tốc độ thật nhanh để trò chơi thêm hấp dẫn
6. Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi "Con Thỏ"
Mục đích: tạo không khí vui vẻ, thoải mái, rèn luyện trí nhớ, tính tập trung và phản xạ nhanh nhẹ, hoạt bát.
Cách chơi: Quản trò hướng dẫn cho người chơi các động tác
Khi quản trò nói "Con Thỏ" người chơi đưa tay phải lên cao.
Khi quản trò nói "con Thỏ ăn cỏ" người chơi đưa tay phải xuống các ngón tay chụm lại vào lòng bàn tay trái.
Khi quản trò nói "Con Thỏ uống nước" người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát miệng, đầu ngửa ra phía sau 1 chút.
Khi quản trò nói "Con Thỏ vào hang" người chơi đưa tay phải lên, ngón tay chụm lại đặt vào sát tai.
Khi quản trò nói "Con Thỏ đi ngủ" người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát mắt.
Lưu ý: quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác để đánh lừa người chơi, Ai làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.
7. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi " Tôi cần"
Mục đích: tạo không khí vui vẻ, thoải mái, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹ, hoạt bát, giáo dục tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
Cách chơi.
Lấy những vật theo yêu cầu của quản trò
Quản trò chia tập thể thành các đội tuỳ theo số lượng người chơi
Quản trò hô" Tôi cần, tôi cần..",người chơi đáp" Cần gì, cần gì."
Quản trò hô " Tôi cần 3 cái bút" Các đội chơi phải mang đủ 3 cái bút lên cho quản trò, đội nào mang lên nhanh, đủ là thắng.Cứ như vậy quản trò có thể gọi các đồ vật khác nhau, giầy, tất, điện thoại...
Lưu ý: mỗi đội lần lượt cử 1 người chơi mang lên
8. Trò chơi khởi động 3 phút: Ban nhạc hòa tấu
Lớp có thể được chia thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1 : Thực hiện tiếng trống “ Thùng thình “
+ Nhóm 2 : Thực hiện tiếng mỏ “ Tóc tóc “
+ Nhóm 3 : Thực hiện tiếng đàn “ Tùng tùng “
+ Nhóm 4 : Thực hiện tiếng chuông “ Keng keng “
Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.
Để trò chơi thêm hững thú, quản trò có thể điều khiển một lúc hay tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “ Hùm hùm …” và trò chơi được tiếp tục.
9. Trò chơi khởi động 3 phút: Tập tự chủ
Tất cả học sinh đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong lớp và được làm 3 động tác thật hài hoặc một câu nói dí dỏm sao cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.
10. Trò chơi khởi động 3 phút: Bàn tay diệu kì
Yêu cầu: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp
Cách chơi: Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày – tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè- tất cả làm động tác như đang quạt.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Là bàn tay kì diệu – tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”
11. Trò chơi khởi động 3 phút: trò chim bay cò bay.
Cách chơi: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp học, quản trò đứng phía trên bục giảng.
Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật không bay được như “nhà bay” hay “bàn bay” mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt.
Để lôi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn,vịt lặn”…để xem kẽ với trò “Chim bay, cò bay”
12. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi Ba - Má - Tôi
Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là 2 “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) …
13. Trò chơi khởi động 3 phút: Này bạn vui
Cách chơi: quản trò bắt bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2)” – Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò có thể thay đổi “vỗ tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”.
14. Trò chơi khởi động 3 phút: Bà Ba buồn Bà Bảy
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ …) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy Bà bảy bắn bà ba.
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua
Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói
15. Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi xé giấy
Số lượng: chia 2 đội (Nam – Nữ đều nhau)
Vật dụng: những miếng giấy giống nhau
Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng
16. Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi Phản xạ nhanh
Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vỗ tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy … Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng.
17. Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi Nếu thì
Cách chơi: Chọn một nhóm học sinh gồm 10 bạn (5 nam, 5 nữ). Quy định cho các học sinh Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn học sinh nữ thì bắt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 2 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng.
18. Trò chơi khởi động 3 phút: Gió thổi (trái, phải, trước, sau)
Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.
Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.
Quản trò: (Hô) Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên trái, bên trái.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.
Quản trò: Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên phải, bên phải.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.
Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.
Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.
19. Trò chơi khởi động 3 phút: Cây Sen
Luật chơi:
- Khi người quản trò hô “Nụ sen” thì người chơi giơ tay lên và úp hai bàn tay lại với nhau tạo thành nụ sen.
- Khi người quản trò hô “Hoa sen” thì người chơi xoè hai lòng bàn tay ra tạo dáng cong như bông hoa sen.
- Khi người quản trò hô “Lá sen” thì người chơi xoè thẳng bàn tay ra tạo thành lá sen.
- Khi người quản trò hô “Trái sen” thì người nắm bàn tay lại tạo thành trái sen.
Sau khi phổ biến luật chơi thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi”
Cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của quản trò nhưng lưu ý trò chơi nhằm tập luyện sự phản xạ của học sinh nên người quản trò cần cho các em chơi làm quen từ dễ đến khó. Mức độ khó thì nên làm hành động ngược lại với lời nói.
Người quản trò cần tinh mắt để bắt những người sai động tác để tạo không khí hấp dẫn cho cuộc chơi.
20. Trờ chơi khởi động 3 phút: Trò chơi "Lời chào"
- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
+Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
+Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.- Cách chơi:
+ Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
+ Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
- Luật chơi:
+ Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
+ Làm không rõ động tác là sai.- Chú ý:
+Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
+ Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.
21. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi Đứng, ngồi, nằm, ngủ
- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
- Cách chơi:
+ Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
+ Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
+ Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.- Phạm luật: Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+ Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.
- Chú ý:
+ Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
+ Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.
22. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi Người lịch sự
- Nội dung: Người chơi chỉ làm theo lời người quản trò khi nào quản trò nói có kèm theo từ "mời bạn".
Ví dụ:
+ Quản trò mời bạn giơ tay trái => Người chơi giơ tay trái
+ Quản trò bỏ tay xuống => Không có từ mời bạn, nếu người chơi bỏ tay xuống là phạm luật
+ Cứ như thế, quản trò nói nhanh, làm nhanh trò chơi sẽ hấp dẫn
23. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi Chức năng
- Nội dung: Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận. Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:+ Mắt: Nhìn
+ Tai: Nghe
+ Mũi: Ngửi
+ Miệng: Ăn
- Cách chơi:
+ Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.
+ Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.Ví dụ: Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...
- Phạm luật:
+ Chỉ sai với chức năng.
+ Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.
+ Không nhìn quản trò.
- Chú ý:
+ Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.
+ Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
24. Trò chơi khởi động 3 phút: Trò chơi Bắn tên
Người quản trò sẽ hô: "Bắn tên, bắn tên" và cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"
Sau đó, người quản trò sẽ gọi tên bạn học sinh trong lớp và đặt câu hỏi để bạn đó trả lời
Nếu trả lời đúng thì cả lớp sẽ vỗ tay hoan hô
Lưu ý: Các câu hỏi có thể liên quan đến bài đã học nhằm ôn lại bài cũ cho học sinh
25. Trò chơi tiếng Anh: Trò chơi nối chữ
Trò chơi nối chữ tiếng Anh là trò chơi đơn giản nhất dành cho các em học sinh bậc tiểu học. Thông thường, trò chơi sẽ được áp dụng trong các giờ học ngoại ngữ. '
Luật chơi như sau: Quản trò sắp xếp học sinh đứng thành hàng. Bạn đầu tiên sẽ lên bảng viết một từ tiếng Anh bất kì, sau đó đến bạn tiếp theo viết từ mới, từ mới này có chữ cái đầu tiên trùng với chữ cái cuối cùng mà bạn trước viết.
Ví dụ: Bạn 1 viết từ School => Bạn thứ 2 viết từ Lazy => Bạn thứ 3 viết từ Yes => Bạn thứ tư viết từ Smart => Bạn thứ 5 viết từ Tall..................
Cứ như vậy, bạn nào không viết tiếp được hoặc viết trùng từ với bạn nào trước đó sẽ bị loại. Bạn chiến thắng cuối cùng là bạn loại được tất cả các bạn trong lớp.
Trò chơi này không chỉ giúp giáo viên kiểm tra vốn từ vựng đã học của học sinh, mà còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ từ chính bạn học của mình.
26. Tác dụng của trò chơi học tập
Trong các nhà trường hiện nay, đặc biệt là cấp tiểu học và THCS, việc sử dụng trò chơi khởi động cho học sinh là một phương pháp hữu ích được đánh giá cao. Vậy tại sao nên sử dụng trò chơi học tập, tác dụng của trò chơi học tập là gì?
Thực tế cho thấy, học sinh sẽ có hứng thú với học tập và tiếp thu bài tốt hơn khi có tâm trạng thoải mái. Như vậy, trò chơi học tập được tổ chức đúng lúc, lành mạnh không chỉ giúp giảm sự căng thẳng trong giờ học mà còn tạo cơ hội rèn luyện cho học sinh khả năng làm việc nhóm, tương tác với nhau. Việc lồng ghép kiến thức trong trò chơi cũng giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Tạo sự hứng khởi, giúp cho các em học sinh bớt sự căng thẳng đối với học tập, có hứng thú với nội dung bài học hơn.
- Thu hút học sinh tham gia, từ đó, tạo không khí thoải mái, vui vẻ, làm cho tiết học của giáo viên thêm lôi cuốn, hấp dẫn.
- Mang đến giờ học thật thú vị cho thầy và trò.
- Kéo gần khoảng cách giữa cô và trò. Khi học sinh không còn ngại ngùng, có sự thân thiết với thầy cô, các em sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, không ngần ngại đặt câu hỏi về những điều các em chưa hiểu, chưa biết. Từ đó, tăng khả năng rèn luyện, học tập, tích cực tìm hiểu nội dung bài học của các em.
- Gia tăng sự yêu thích của học sinh với môn học của thầy cô, từ đó, không sợ học, tích cực tìm hiểu, học tập và làm bài tập hơn, nâng cao kết quả, thành tích học tập.
Có thể khẳng định, việc áp dụng trò chơi khởi động là phương pháp học tập rất hiệu quả, được sử dụng thường xuyên trong các nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, để tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý một số chi tiết như:
- Nội dung trò chơi phải thích hợp với lớp học, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Những trò chơi được áp dụng không chỉ nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh, mà còn phải đáp ứng nội dung bài học.
- Do đây là trò chơi khởi động nên các thầy cô không nên chọn tổ chức những trò chơi quá phức tạp, ảnh hưởng đến thời lượng truyền tải bài học mới, bên cạnh đó, luật chơi phức tạp cũng có thể khiến các em thấy khó hiểu.
- Khi tổ chức các trò chơi liên quan đến thể lực, có sử dụng dụng cụ như bóng ném, giáo viên cần kiểm soát tốt tình huống để tránh sự cố xảy ra.
- Thầy cô nên luân phiên thay đổi trò chơi để học sinh không bị nhàm chán, hoặc trên cơ sở trò chơi cũ, các thầy cô có thể sáng tạo thêm nội dung mới.
- Trong lớp học, sẽ có những bạn học có tính hiếu thắng, mục đích của trò chơi nhằm "tăng thêm gia vị" cho tiết học bớt căng thẳng, không phải là giành thứ hạng. Thầy cô nên nhấn mạnh ý nghĩa này để tránh các em nảy sinh mâu thuẫn.
Các thầy cô hãy tham khảo các trò chơi Hoatieu.vn đã sưu tầm chi tiết trên đây để giúp lớp học của mình sôi động hơn nhé.
Mời các bạn tham khảo tài liệu có liên quan tại chuyên mục Dành cho giáo viên mảng Tài liệu của HoaTieu.vn.
Từ khóa » Trò Chơi Trong Lớp Cho Học Sinh
-
Các Trò Chơi Sinh Hoạt Tập Thể | Sinh Viên
-
Top 18 Trò Chơi Khởi động đầu Tiết Học Hay Và Thú Vị Nhất Cho Học ...
-
Top 14 Trò Chơi Dành Cho Học Sinh Tiểu Học Trong Tiết Sinh Hoạt Tập ...
-
Top 10 Trò Chơi để Tổ Chức Sinh Hoạt Tập Thể Thú Vị Nhất - Tikibook
-
Trò Chơi Tập Thể Cho Học Sinh Tiểu Học
-
16 Trò Chơi Chỉ Dưới 3 Phút Cho Học Sinh Tiểu Học Hứng Thú Vào Tiết ...
-
Top 28 Trò Chơi Khởi đầu Tiết Học Hay Và Thú Vị Nhất Cho Học Sinh ...
-
Những Trò Chơi đầu Năm Học độc đáo Trò Chơi Tập Thể Cho Học Sinh ...
-
Các Trò Chơi Tập Thể Trong Lóp Học Vui Nhộn | Quà Việt
-
Một Số Trò Chơi Học Tập Giữa Tiết Cho Học Sinh Tiểu Học
-
Top 20 Trò Chơi Khởi động Bằng Cử Chỉ, Chơi Tại Chỗ Cho Học Sinh ...
-
17 Trò Chơi Thú Vị để Chơi Trong Lớp (Tất Cả Các Cấp!) | AhaSlides
-
Siêu Giải Trí Với 30+ Trò Chơi Trí Tuệ Cho Học Sinh Tiểu Học - Monkey