Top 14 Trò Chơi Dành Cho Học Sinh Tiểu Học Trong Tiết Sinh Hoạt Tập ...
Có thể bạn quan tâm
- DANH MỤC Mới nhất Hot tuần này Hot tuần trước Hot tháng này Hot tháng trước Du Lịch Phim Sức Khỏe Làm Đẹp Ẩm Thực Tết Thời Trang Tình Yêu Giải Trí Shop Dịch Vụ Đặc Sản Mua Sắm Valentine Công Nghệ Văn Hóa Thế Giới Việt Nam Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh Hải Phòng Huế Cần Thơ Nghệ An Hà Giang Thái Bình Vũng Tàu Nam Định Quảng Ninh Sapa Bắc Giang Vĩnh Long Đẹp Nhất Tốt Nhất Hay Nhất Ngon Nhất Nhất Thế Giới Nhất Việt Nam Hiệu Quả Nhất Thú Vị Nhất Rẻ Nhất Phim Hay Nhất Bánh Ngon Nhất Nhà Đẹp Nhất Xinh Đẹp Nhất Nhạc Hay Nhất Truyện Hay Nhất
- FB
- YT
- TIC
- Viết bài
- Đăng nhập bằng Facebook
Trong các tiết sinh hoạt tập thể thì các trò chơi luôn rất cần thiết và có thể nói là không thể thiếu. Sau những giờ học căng thẳng các trò chơi trong tiết ... xem thêm...sinh hoạt sẽ giúp các em học sinh cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn, để từ đó học tập tốt hơn. Sau đây, các bạn hãy cùng Toplist tìm hiểu về những trò chơi dành cho học sinh tiểu học trong tiết sinh hoạt tập thể thú vị nhất nhé!
-
Trò chơi: Cướp cờ
36 1. Dụng cụ gồm có:- Một cái khăn bất kì tượng trưng cho lá cờ
- Một vòng tròn
- Vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội
- Quản trò chia tập thể chơi thành 2 đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình.
- Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của 2 đội sẽ nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
- Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
- Một lúc quản trò có thể gọi 2, 3 hay 4 số
- Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người thì sẽ thua cuộc.
- Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người thì sẽ thắng cuộc.
- Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất nhằm tránh bị thua.
- Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua.
- Số nào bị thua rồi thì quản trò không gọi số đó chơi nữa.
- Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ.
- Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để tránh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn.
- Khoảng cách cờ đến 2 đội phải bằng nhau.
-
Trò chơi: Thả chó
27 1. Cách chơi:- Một bạn đóng vai chú chó.
- Một bạn đóng vai ông chủ.
- Những bạn còn lại thì đống vai thỏ con.
- Các bạn sẽ cùng nhau hát bài: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chếp chôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”.
- Một bạn làm ông chủ xoè ngửa bàn tay phải, các bạn còn lại tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ, sau đó khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại.
- Khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, những bạn còn lại sẽ làm thỏ.
- Khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoảng thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó.
- Khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chạy nhanh đến chỗ vật ông chủ tả chạm vào. Sau đó quay về chạm ông chủ.
- Khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum, 2 tay chéo nhau đặt lên lổ tai, nếu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó thay cho bạn làm chú chó trước đó.
-
Trò chơi: Đường hiểm hóc
271. Chỗ chơi: Đường dài ít nhất 20 thước.
2. Số người chơi từ 12 đến 40.
3. Xếp đặt: Chơi từng đội. Mỗi đội sẽ có ít nhất 06 bạn. Trong mỗi đội chọn ra 3 bạn làm chướng ngại vật. Những bạn này đứng cách nhau độ 7,8 thước. Bạn đầu cuối lưng xuống, bạn thứ 2 thì đứng thẳng, bạn thứ 3 đứng 2 chân dang ra. Tất cả các bạn còn lại đứng theo từng đội, ở đầu đường.
4. Cách chơi: Khi nghe hiệu còi, bạn số 1 trong các đội chạy tới trước gặp bạn thứ nhất thì nhảy qua lưng bạn ấy, gặp bạn thứ 2 thì chạy quanh bạn một vòng, gặp bạn thứ 3 thì bò lòn qua giữa 2 chân, đoạn chạy thẳng đến cuối đường. Rồi chạy lui gặp 3 chướng ngại vật phải làm như trước. Về đến đích đập vào tay bạn số 2 để bạn này chạy tiếp.
5. Chơi sai: Bỏ băng một chướng ngại vật và không nhảy, lòn hay chạy vòng quanh. Bạn kia chưa đập vào tay mà bạn này đã bắt đầu chạy.
-
Trò chơi: Người què chơi bóng
261. Chỗ chơi: Sân dài độ 20m.
2. Số người chơi từ 10 – 40 người.
3. Vật liệu: Quả bóng tròn.
4. Xếp đặt: Chia các bạn làm 2 đội sao cho thật cân sức. Trước khi chơi, mỗi đội đứng ở một đầu sân đối diện nhau. Quản trò đứng giữa sân và ném quả bóng lên. Khi quả bóng rơi xuống đất thì bạn nào lượm được trước, ném về phía đội kia và cuộc chơi bắt đầu. Một bạn đội kia lượm quả bóng và ném trở lại.
5. Đội này lại lượm bóng ném qua đội kia và cứ thế mà tiếp tục ném bóng qua lại. Trái bóng rơi xuống ở đâu thì phải đứng tại chỗ đó mà ném trở lại. Mục đích cuộc chơi này là làm thế nào ném quả bóng đến đường đích của đối phương. Muốn thế phải lấn đất, mỗi lần ném bóng, khi đội A ném bóng qua đội B, và trước khi bóng rơi xuống thì đội B có thể lấy tay và ngăn lại không cho đi sâu vào phần nội địa của mình, nhưng không được chụp bóng, chỉ đập bóng với bàn tay thôi. Khi quả bóng rơi xuống đất rồi thì có thể lấy chân chặn lại để nó khỏi lăn xa.
-
Trò chơi: Ai say ai tỉnh
311. Chỗ chơi: Sân rộng có một cây.
2. Số người chơi từ 5 – 40 người.
3. Vật liệu: Một vòng tròn đường kính 20cm, một gậy dài độ 80cm. Treo vòng tròn trên vào một cành cây cách mặt đất khoảng độ 1m5.
4. Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng tròn khoảng 5m, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng treo. Bạn nào đưa được cách tay vào giữa vòng thì được 5 điểm. Nếu bị đổ lúc xoay tròn hay lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì sẽ bị loại.
-
Trò chơi: Nhà báo tìm dũng sỹ
24Vòng tròn cử một người là nhà báo và đi ra khởi vòng (hay đi ra khỏi phòng). Trong phòng cử một người khác là dũng sỹ. Cả vòng tròn (phòng) quan sát thật kỹ về những đặc điểm của dũng sỹ.
Khi hay tin trong vòng (phòng) có một dũng sỹ, nhà báo được cử đến phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi trong vòng tròn (từ 3 tới 10 câu) tùy theo vòng tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi phủ định hoặc khẳng định. Chẳng hạn: Dũng sỹ là nam phải không? Hoặc dũng sỹ có đeo khăn quàng phải không? Nếu dũng sỹ là nam thì tất cả vòng tròn vỗ tay, còn nếu dũng sỹ là nữ thì vòng tròn im lặng lắc đầu. Lưu ý: mọi thành viên không được nói, ai nói sẽ bị phạt, đồng nghĩa với việc đã vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi đủ câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng sỹ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu chỉ đúng dũng sỹ đi ra ngoài và thay nhà báo, còn chỉ sai thì sẽ bị phạt hình phạt do tập thể quy định.
-
Trò chơi: Ban nhạc hòa tấu
26 Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm như sau:- Nhóm 1 sẽ thực hiện tiếng trống ''Thùng thình''
- Nhóm 2 sẽ thực hiện tiếng mỏ ''Tóc tóc''
- Nhóm 3 sẽ thực hiện tiếng đàn ''Tùng tùng''
- Nhóm 4 sẽ thực hiện tiếng chuông ''Keng keng''
-
Trò chơi: Mưa rơi
261. Chỗ chơi: Trong hội trường, trong vòng tròn hay trên xe.
2. Cách chơi: Vòng tròn chú ý theo người điều khiển. Người điều khiển đưa tay dưới thắt lưng thì vòng tròn vỗ tay nhẹ (có nghĩa là mưa nhỏ). Người điều khiển đưa tay lên cao dần thì vòng tròn vỗ tay to dần và nhanh lên dần. Khi người điều khiển đưa tay qua đầu thì vòng tròn vỗ tay nhanh và lớn (có nghĩa là mưa lớn).
3. Chú ý: Người điều khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần, với tốc độ nhanh chậm khác nhau để tạo âm thanh hay hơn. Để gợi sự chú ý cho vòng tròn, người điều khiển cũng có thể chia vòng tròn thành 2 nhóm và thực hiện theo hay tay của người điều khiển.
Trò chơi cũng có thể biến dạng kết hợp tiếng reo theo quy ước. Mưa nhỏ là “ rì, rì…” và khi mưa lớn là “ u,u…” liên tưởng có gió lớn.
-
Trò chơi: Gánh nước thi
261. Chỗ chơi: có thể sân trường hoặc trong một phòng rộng.
2. Số người chơi từ 3 tới 40 người.
3. Vật liệu: Mỗi đội 2 chén nước đầy.
4. Xếp đặt: Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10m, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.
5. Cách chơi: Khi nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu mỗi hàng sẽ chạy lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay em thứ nhì, sau đó chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy lên cầm chén nước đưa cho người thứ 3 và tiếp tục chạy lại. Đội nào chạy nhanh nhất và còn nước nhiều nhất được thắng cuộc.
-
Trò chơi: Người cụt đội nón
271. Chỗ chơi: Sân trường hoặc phòng rộng.
2. Số người chơi: từ 10 đến 40 người.
3. Vật liệu: Mỗi đội 01 cái nón, 1 cái ghế.
4. Cách chơi: Khi nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi đội sẽ chạy lên dùng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội lên đầu đi về rồi trở lại để nón lên ghế, lật úp lại. Lưu ý: không được dùng tay để làm các công việc trên. Đến khi xong rồi thì chạy về đánh vào tay người thứ 2 để bạn này lên thay mình. Đội nào làm xong trước thì thắng cuộc.
-
Trò chơi Cá sấu lên bờ
251.Cách chơi:
- Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3m để làm bờ, hoặc chọn địa điểm có bậc thềm như bậc bước lên bục chào cờ...
- Sau khi oẳn tù tì, người thua sẽ làm cá sấu đi lại giữa hai vạch đó tìm bắt người nào ở dưới nước hoặc có một chân dưới nước (tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân qua khỏi vạch).
- Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ (nghĩa là đứng ngoài hai bên vạch, hoặc đứng trên phần bục) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ”.
- Khi nào cá sấu quay lại thì nhảy ngay lên bờ
2. Luật chơi:
- Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu.
- Nếu cá sấu bắt được cùng lúc hai người trở lên thì những người bị bắt phải oẳn tù tì để xác định người thua.
- Nếu cá sấu không bắt được người thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc “chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì thôi. Trò chơi bắt đầu lại bằng cách oẳn tù tì để tìm con cá sấu khác.
-
Trò chơi nhảy bao bố
261.Cách chơi:
- Người chơi chia thành từng đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau và xếp thành 1 hàng dọc.
- Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao.
- Sau khi nghe lệnh xuất phát, người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2.
- Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng
2. Luật chơi:
- Người chơi nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật
- người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật.
- Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.
-
Trò chơi Kết chùm
241.Chuẩn bị: số lượng người từ 20 người, càng đông sẽ càng vui.
2. Cách chơi:
- Mọi người đứng thành một vòng tròn rộng. Có một người chỉ huy ở giữa
- Khi người chỉ huy hô kết chùm mấy thì người chơi phải nhanh chóng tập hợp lại thành một nhóm có sood người đúng theo lệnh người chỉ huy. Ví dụ người chỉ huy hô: " kết chùm 5, có ít nhất 1 nữ" các bạn sẽ phải nhanh chóng tập hợp đúng như vậy, các bạn có thể chạy khắp vòng để tìm nhóm cho mình. Nếu không tập hợp đúng, đủ sẽ thua cuộc.
3. Luật chơi:
- Nếu người chỉ huy hô kết chùm rồi mà chưa tập hợp đúng và đủ thì số người thừa ra đó sẽ bị phạt
-
Trò chơi Đua thuyền
251.Cách chơi:
- Chia người chơi thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 7 – 8 người), mỗi nhóm ngồi thành hàng dọc, người ngồi phía sau cặp chân vào hết vòng bụng của người ngồi trước để tạo thành một chiếc thuyền đua.
- Khi nghe hiệu lệnh xuất phát, tất cả các thuyền đua dùng sức hai tay của tất cả các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích. đội nào về đích trước đội đó chiến thắng.
2. Luật chơi:
- Các thuyền đua phải cố gắng bám chặt vào nhau để không bị đứt thuyền khi đang di chuyển.
- Đội về đích trước là đội chiến thắng, đội về sau sẽ bị phạt.
Trên đây là một số trò chơi dành cho học sinh tiểu học trong tiết sinh hoạt tập thể thú vị nhất. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn!
Chia sẻ lên facebook Báo lỗi toplist trò chơi tập thể trò chơi sinh hoạt tập thể tiểu học sinh hoạt hè hay nhấtĐăng nhập bằng Facebook
Các bình luận
Click the image to close ×Top 25 Trò chơi trong dạy học Toán ở các khối lớp tiểu học hay và thú vị nhất
87789 0Top 50 Câu đố thơ tạo hứng thú dành cho học sinh tiểu học hay và thú vị nhất
90912 0Top 10 Kênh Youtube giúp học đánh vần tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học
210 0Top 10 Trò chơi vui nhất, phổ biến nhất để tổ chức sinh hoạt tập thể
5789 1Top 10 Phần mềm học tập hữu ích nhất dành cho học sinh tiểu học
22550 1Top 10 Chủ đề viết và nói Tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học
26407 1Top 14 Trò chơi học tập ở tất cả các môn cho học sinh tiểu học thú vị nhất
41212 2Top 15 Truyện cười cho học sinh tiểu học hay nhất
3971 0Top 3 Trung tâm luyện thi Ielts online cho học sinh tiểu học
45 0Top 10 Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh tiểu học hiệu quả nhất
79644 1Top 6 Phương pháp luyện viết chữ đẹp và chuẩn nhất cho học sinh tiểu học
65539 1Top 4 Trung tâm luyện thi IELTS cho học sinh tiểu học tốt nhất
49 0Top 8 Bước rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh Tiểu học
3933 0Top 10 Website bổ ích dành cho học sinh tự học
24615 3Top 6 Phương pháp kiểm tra bài cũ hiệu quả mà vẫn thoái mái cho học sinh tiểu học
12964 0Top 15 Trò chơi trong dạy học Toán cho học sinh lớp 1 hay và thú vị nhất
34339 0Top 20 Trò chơi ổn định học sinh, không gây ồn ào trong giờ chuyển tiết hay nhất
12372 0Top 4 Chương trình trại hè Quốc tế dành cho học sinh thú vị nhất
56 0Top 11 Đoạn văn miêu tả con chó hay nhất dành cho học sinh lớp 2
35098 0 Top 14 Trò chơi dành cho học sinh tiểu học trong tiết sinh hoạt tập thể thú vị nhấtKhách quan đầy đủ chính xác
Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng
- Giới thiệu
- Mobile: 0369132468
- Hướng dẫn
- Bản quyền
- FB Group
- FB fan page
- Kênh youtube
- Chủ đề
- Liên hệ
Từ khóa » Trò Chơi Trong Lớp Cho Học Sinh
-
Các Trò Chơi Sinh Hoạt Tập Thể | Sinh Viên
-
Những Trò Chơi Ngắn Giúp Tăng Hứng Thú Học Tập 2022
-
Top 18 Trò Chơi Khởi động đầu Tiết Học Hay Và Thú Vị Nhất Cho Học ...
-
Top 10 Trò Chơi để Tổ Chức Sinh Hoạt Tập Thể Thú Vị Nhất - Tikibook
-
Trò Chơi Tập Thể Cho Học Sinh Tiểu Học
-
16 Trò Chơi Chỉ Dưới 3 Phút Cho Học Sinh Tiểu Học Hứng Thú Vào Tiết ...
-
Top 28 Trò Chơi Khởi đầu Tiết Học Hay Và Thú Vị Nhất Cho Học Sinh ...
-
Những Trò Chơi đầu Năm Học độc đáo Trò Chơi Tập Thể Cho Học Sinh ...
-
Các Trò Chơi Tập Thể Trong Lóp Học Vui Nhộn | Quà Việt
-
Một Số Trò Chơi Học Tập Giữa Tiết Cho Học Sinh Tiểu Học
-
Top 20 Trò Chơi Khởi động Bằng Cử Chỉ, Chơi Tại Chỗ Cho Học Sinh ...
-
17 Trò Chơi Thú Vị để Chơi Trong Lớp (Tất Cả Các Cấp!) | AhaSlides
-
Siêu Giải Trí Với 30+ Trò Chơi Trí Tuệ Cho Học Sinh Tiểu Học - Monkey