Những Trường Hợp Không được Kê Biên Tài Sản Trong Thi Hành án

Để đảm bảo cho việc thi hành án, pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể về các biện pháp cưỡng chế trong thi hành án. Trường hợp nào thì cưỡng chế thi hành án, trường hợp nào thì áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án? Vậy những trường hợp không được kê biên tài sản trong thi hành án? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định nêu trên tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

– Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;

Kê biên tài sản là gì?

Kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế thi hành án đã được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự.

Trường hợp nào thì cưỡng chế thi hành án: trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Những trường hợp không được kê biên tài sản.

Việc pháp luật quy định một số tài sản không được kê biên là xuất phát từ bản chất nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và yêu cầu bảo vệ sản xuất. Các tài sản không được kê biên được quy định tại Điều 87 Luật thi hánh án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 thì bao gồm:

1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:

a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;

b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;

c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;

d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;

đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;

e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;

c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Những trường hợp không được kê biên tài sản trong thi hành án
Những trường hợp không được kê biên tài sản trong thi hành án

Từ các quy định trên, thì có thể phân chia tài sản không được kê biên thành các nhóm sau:

– Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. Tài sản bị cấm lưu thông là những tài sản mà Nhà nước cấm mua bán, chuyển dịch, chuyển nhượng…Hiện nay, không có quy định rõ về tài sản bị cấm lư thông, ta sẽ căn cứ vào nghị định quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm lưu thông. Theo đó, những hàng hóa cấm lưu thông như các vũ khí quân sự, phương thiện kĩ thuật quân sự, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ,…

Còn với các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì cơ quan thi hành án không kê biên tài sản do ngân sách Nhà nước trực tiếp cấp. Theo đó, bao gồm các tài sản được đầu tư xây dựng ngân sách; tài sản được đầu tư, xây dựng, mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị được phép sử dụng theo quy định, từ nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp và Quỹ phúc lợi của đơn vị; Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức,…

Đối với quyền sở hữu trí tuệ mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu phải chuyển giao quyền của mình, cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì cũng không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao.

Thủ tục thực hiện việc kê biên tài sản.

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì việc thực hiện kê biên tài sản cần tuân thủ các Nguyên tắc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự.

Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.

Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.

Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.

Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
  • Mẫu đơn tranh chấp đường đi mới năm 2022
  • Đơn xin khám lại nghĩa vụ quân sự mới năm 2022
  • Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
  • Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những trường hợp không được kê biên tài sản trong thi hành án″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Biên bản kê biên có cần chữ ký đương sự không?

Căn cứ Luật thi hành án dân sự 2008 Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.

Khi kê biên tài sản là bất động sản cần lưu ý gì?

Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc cần lưu ý gì?

Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc: nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khóa, mở gói.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Kê Biên