NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Địa lý
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 54 trang )

CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH1.1. Định nghĩa bản đồ địa hình1.1.1. Định nghĩa và phân loại bản đồ:a. Định nghĩa - K.A. Xalisev đã định nghĩa bản đồ địa lý như sau: “Bản đồ địa lý là mô hình kíhiệu hình tượng không gian của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, xã hội được thunhỏ, được tổng quát hoá theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sựphân bố và mối tương quan của các đối tượng, hiện tượng, cả những biến đổi của chúngtheo thời gian để thoả mãn mục đích yêu cầu đã định trước”.- Năm 1995, Đại hội lần thứ 10 hội bản đồ thế giới họp tại Bacelona định nghĩabản đồ địa lí như sau: “ Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lí được kí hiệu hóa, phản ánhcác yếu tố và các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nổ lực sáng tạo tronglựa chọn của các tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu có liên quan đếncác mội quan hệ không gian”.b. Phân loại bản đồ: Để phân loại bản đồ ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau: Theo phạm vi bao quátlãnh thổ, theo đề tài (tức là theo nội dung), theo tỷ lệ, theo mục đích sử dụng Căn cứ vào nội dung bản đồ. Khi phân loại bản đồ theo nội dung chủ đề có 2 hệbản đồ sau: bản đồ địa lý đại cương và bản đồ chuyên đề.+ Bản đồ địa lý chung (bản đồ địa lí đại cương): nội dung phản ánh tất cả các đốitượng TN, KTXH, các đối tượng này được phản ánh một cách đồng đều, không nhấnmạnh, không ưu tiên đối tượng này hay đối tượng khác.Tùy thuộc vào mức độ chi tiết, phương pháp, kỹ thuật thành lập và độ chính xác;trong nhóm bản đồ đạ lý chung lại phân ra thành bản đồ địa hình (bản đồ đạ lý chung cótỷ lệ lớn hơn và bằng 1:1.000.000), bản đồ khái quát (bản đồ đạ lý chung có tỷ lệ nhỏhơn 1:1.000.000+ Bản đồ chuyên đề: khác với bản đồ địa lý chung, bdchuyên đề biểu hiện mộtvài đối tượng trên bd địa lí chung một cách chi tiết. Ví du: bản đồ khí hậu thể hiện cácyếu tố khí tượng; 1.1.2. Định nghĩa bản đồ địa hình1- Bản đồ địa hình thuộc loại bản đồ địa lý chung. Bản đồ địa hình thường có tỷ lệlớn, biểu hiện các yếu tố địa lý lên bản đồ một cách đầy đủ, chi tiết và chính xác cao.- Định nghĩa: Bản đồ địa hình là bản vẽ thu nhỏ dạng địa hình, địa vật trên mặt đất lên giấy theomột quy tắc toán học và tỷ lệ nhất định dựa trên cơ sở những số liệu đo đạc ngoài thựcđịa kết hợp với công tác ở trong phòng.Theo Nhữ Thị Xuân (2006), Bản đồ địa hình là loại bản đồ địa lý chung, có tỷ lệlớn hơn và bằng 1:1.000.000, là mô hình thu nhỏ một khu vực của bề mặt Trái đấtthông qua pháp chiếu toán học nhất định, có tổng quát hóa và bằng hệ thống kí hiệuphản ánh sự phân bố, trạng thái và các mối quan hệ tương quan nhất định giữa các yếutố cơ bản của địa lí TN và KTXH với mức độ đầy đủ, chi tiết và chính xác cao. Các yếutố này được biểu thị tương đối như nhau và phần lớn giữ được hình dạng, kích thướctheo tỉ lệ bản đồ, đồng thời giữ được tính chính xác hình học của kí hiệu và tính tươngứng địa lí của yếu tố nội dung cao. 1.2. Đặc điểm của bản đồ địa hình:Bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ địa lý chung nên ngoài những đặc điểmchung của bản đồ địa lý như:a. Thành lập trên cơ sở toán học: Cơ sở toán học để xây dựng bản đồ đảm bảoviệc chuyển từ bề mặt tự nhiên của trái đất lên mô hình phẳng qua hai bước: - Thứ nhất: chiếu thẳng góc bề mặt tự nhiên của trái đất cùng với các đối tượngphân bố trên đó ( địa vật ) lên bề mặt toán học của nó (mặt elípxôit quay ), và thu nhỏđến tỷ lệ nhất định ( tỉ lệ cần vẽ bản đồ) - Thứ hai: chuyển bề mặt toán học của trái đất sang mặt phẳng nhờ phép chiếuGauss, hoặc UTM (lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc ). Do đó các đối tượng địa lýđược biểu diễn lên bản đồ có một số biến dạng và chúng ta có thể tính toán được biếndạng đó.Nhờ phép chiếu bản đồ, cho phép ta nhận được trên bản đồ những số liệu đúngvề vị trí, kích thước và hình dạng của những đối tượng được biểu thị trên bản đồ. Vìtrên bản đồ có biến dạng nên tỉ lệ ở mọi nơi trên bản đồ không như nhau.Cơ sở toán học biểu hiện trên bản đồ ở dạng các điểm khống chế đo đạc, các chỉsố tỉ lệ, hệ thống các đường kinh vĩ tuyến b. Sử dụng ngôn ngữ đặc biệt hệ thống ký hiệu: đó là một phương tiện đặc biệtđể truyền đạt thông tin. Nó cho phép để thành lập không những một mô hình thu nhỏcủa địa hình, mà còn cho phép phân biệt ở đó những cái chính, cái phụ tạo ra một mô2hình địa hình có thể đo được trên mặt phẳng, chỉ rõ những đặc điểm chất lượng và sốlượng của những đối tượng và hiện tượng mà nó mô tả. + Trên bản đồ có sự lựa chọn và khái quát hóa các đối tượng được biểu thị việclựa chọn các đối tượng để mô tả lên bản đồ và khái quát những đường nét, những đặcđiểm của chúng.Khả năng mô hình hóa của bản đồ khá hạn chế, trong vô số các địa vật và cáchiện tượng có trên thực địa chỉ có một phần không nhiều được chọn để đo vẽ. Việc nàycần chú ý tới mục đích và tỷ lệ bản đồ.Ngoài 3 tính chất chung trên bản đồ địa hình còn có một số tính chất riêng nhưsau:4. Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện một phạm vi nhỏ (trên 200km2) với tỉ lệ lớn(thường 1:200.000 trở lên, phổ biến với các loại tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:5.000,1:2.000).5. Nội dung bản đồ địa hình thể hiện tất cả các đối tượng địa lý phân bố trên bềmặt đất bằng các dấu hiệu bề ngoài (thể hiện cong tua của đối tượng ). Ví dụ: tất cảnhững đối tượng địa lý tự nhiên, bao gồm: nước, đất, địa hình, thổ nhưỡng, thực vật vàcác đối tượng địa lý kinh tế - xã hội bao gồm các điểm quần cư, các đường giao thông,các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, các cơ sở văn hoá, kỹ thuật Số lượng đối tượngthể hiện là đồng đều, không ưu tiên đối tượng nào.6. Bản đồ địa hình do có tỉ lệ lớn, do đó không có sai số chiếu hình. Trên bản đồđịa hình tỉ lệ đồng nhất ở tất cả các nơi. Hầu hết các kí hiệu trên bản đồ thu nhỏ đúng tỉlệ.7. Trên bản đồ bên cạnh hệ thống kinh vĩ, tuyến còn có hệ thống toạ độ ô vuông(lưới cây số).8. Bản đồ địa hình có hệ thống tỉ lệ, cách chia mảnh và đánh số mảnh thống nhất,có quy trình, quy phạm và kí hiệu chung do nhà nước ban hành nên thuận tiện trongviệc sử dụng.9. Bản đồ địa hình có tính hiện đại và tính chính xác cao vì nó được thành lập từcác tài liệu đo đạc trực tiếp trên mặt đất hoặc trên ảnh chụp từ máy bay hay trên ảnhchụp từ mặt đất nên nó đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho tất cả các ngành kinh tế, vănhóa và quốc phòng. Đối với quốc gia, bản đồ địa hình là bí mật trong việc phòng thủ đấtnước.310. Bản đồ địa hình là những tài liệu gốc để thành lập các bản đồ địa lý chung ởcác tỉ lệ khác nhau và là cơ sở địa lý của các bản đồ chuyên đề. 1.3. Bản đồ địa hình đảm bảo những yêu cầu sau:- Bản đồ cần phải rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng dễ dàng, nhanh chóng ởngoài thực địa.- Các yếu tố biểu thị trên bản đồ cần phải đầy đủ, chính xác. Mức độ đầy đủ và tỉmỉ phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu vực. Độ chính xác của biểu thị các yếu tố nội dung cần phải phù hợp với tỉ lệ bản đồ.1.4. Phân loại bản đồ địa hình:1.4.1. Quan điểm phân loại:Theo truyền thống, ở một số nước, người ta quan niệm bản đồ địa hình có tỉ lệ1:5000 và lớn hơn là bình đồ, còn bản đồ địa hình có tỉ lệ nhỏ hơn 1:5000 là bản đồ.Tuy nhiên, ngày nay việc đo vẽ địa hình thực hiện trên cơ sở lưới khống chế đođạc nhà nước, cho nên không có sự khác nhau giữa bình đồ và bản đồ địa hình.Khái niệm về bình đồ ở nước ngoài có thể coi tương đương với tên gọi bản đồ địahình yir lệ lớn của nước ta, vì ở Việt Nam đang chấp nhận “ Quy phạm đo vẽ bản đồ địahình tr lệ lớn 1:5000; 1:2000; 1:1000; 1:500” cùng các kí hiệu kèm theo.Thực tế nước ta còn có nhiều điều chưa được thống nhất giữa tên gọi và tỉ lệtương ứng với nó và chưa có một văn bản chính thức về phân loại bản đồ địa hình ViệtNam, mà chấp nhận tương đối những quy định của Liên Xô Cũ.1.4.2. Phân loạiPhân loại chủ yếu theo tỷ lệ, ngoài ra còn phân biệt theo ý nghĩa của người sửdụng.1. Phân loại theo tỉ lệ:Việc phân loại bản đồ địa hình theo tỷ lệ không hoàn toàn giống nhau giữa cácquốc gia.+ Theo tỉ lệ, Giáo sư Salishev chia bản đồ địa lí chung thành 3 loại:- Bản đồ tỉ lệ lớn có tỉ lệ lớn hơn 1:200 000- Bản đồ tỉ lệ trung bình 1:200 000 đến 1:1 000 000- Bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1: 1 000 000+ Riêng nhóm bản đồ địa hình, giáo sư Sukhôv chia chúng thành 3 loại:- Bản đồ tỉ lệ lớn gồm các bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn hơn và bằng 1:25 000 (bảnđồ gốc đo vẽ)4- Bản đồ tỉ lệ trung bình gồm các bản đồ địa hình có tỉ lệ từ 1:50.000 đến1:200.000 - Bản đồ tỷ lệ nhỏ gồm các bản đồ địa hình có tỉ lệ từ 1:300.000 đến 1: 1 000 000+ Trong các giáo trình trắc địa, nhóm bản đồ gốc đo vẽ lại được chia ra thành 3loại: bản đồ tỉ lệ lớn ( gồm những bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:5.000);bản đồ tỉ lệ trung bình (bản đồ địa hình có tỉ lệ từ 1:10.000); bản đồ tỉ lệ nhỏ (bản đồđịa hình có tỉ lệ từ 1:25.000)Như vậy, phân lọai bản đồ theo tỉ lệ thành 3 loại đó là tỉ lệ lớn, tỉ lệ trung bình, tỉlệ nhỏ chỉ mang tính chất tương đối.Ở Việt Nam, dựa trên phân tích đặc điểm lãnh thổ và việc sử dụng bản đồ có hiệuquả đối với nhiều ngành, người ta chia bản đồ địa hình thành 3 nhóm:+ Nhóm 1: các bản đồ có tỷ lệ 1:5000 và lớn hơn.+ Nhóm 2: các bản đồ có tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000.+ Nhóm 3: các bản đồ có tỷ lệ 1:200.000, 1:500.000, 1:1.000.000.2. Phân loại theo mức độ khái quát hóa nội dung:- Theo mức độ khái quát hóa nội dung của bản đồ, Giáo sư Salishev phân lọai bảnđồ địa lí chung thành 3 nhóm:+ Bản đồ địa hình: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ lớn hơn 1:200.000+ Bản đồ địa hình khái quát bản đồ địa lí chung có tỉ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000.000+ Các bản đồ khái quát: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ nhỏ hơn 1: 1.000.000- Giáo sư Sukhôv lạ chia bản đồ địa lí chung thành 2 nhóm: + Bản đồ địa hình: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:1.000.000+ Bản đồ khái quát: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000Trong 2 cách phân loại trên thì Giáo sư Salishev chia bản đồ địa lí chung chi tiếthơn, song vì nhóm bản đồ địa hình khái quát ( tỉ lệ 1:200.000 đến 1:1.000.000) có nhiềuđặc điểm giống nhóm bản đồ địa hình (tỉ lệ lớn hơn 1:200.000) và quy trình, quy phạmtương đối thống nhất, nên thực tế nước ta dùng cách chia giống Giáo sư Sukhôv, nghĩalà bản đồ địa hình lấy giới hạn nhỏ nhất là tỉ lệ 1:1.000.0003. Phân loại theo ý nghĩa sử dụng:Theo ý nghĩa sử dụng các loại bản đồ địa hình được chia ra 4 loại:a. Bản đồ địa hình cơ bản: 5- Bản đồ phản ánh các yếu tố địa hình, địa vật trên bề mặt lãnh thổ ở điểm đo vẽvới độ chính xác, độ tin cậy cao, mức độ chi tiết cần thiết và tương đối đồng đều khibiểu thị các phần tử địa hình, địa vật. - Loại bản đồ này có khả năng đáp ứng những mục đích sử dụng cơ bản của nhiềungành kinh tế quốc dân, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. - Bản đồ địa hình cơ bản chiếm vị trí quan trọng hàng đầu so với các loại khácnên khi thành lập phải tuân theo tiêu chuẩn chung về kỹ thuật (qui trình, qui phạm, tàiliệu).- Bản đồ địa hình cơ bản (bản đồ địa hình nhà nước) có những đặc điểm sau:+ Toàn bộ hệ thống bao gồm 1 dãy tỷ lệ phủ kín hoặc gần kín lãnh thổ của 1 quốcgia nhưng vẽ theo những mảnh độc lập theo 1 bố cục thống nhất.+ Tuân theo 1 quy cách và tiêu chuẩn thống nhất về độ chính xác, mức độ phảnánh nội dung, phương pháp trình bày và qui trình công nghệ thành lập.+ Phản ánh những đặc điểm địa lý cơ bản nhất của 1 khu vực cụ thể qua 6 yếu tố:dáng đất, thuỷ hệ, giao thông, dân cư, chất đất, thực vật và ranh giới b. Bản đồ địa hình chuyên ngành:Bản đồ địa hình chuyên ngành được thành lập để giải quyết những nhiệm vụ cụthể của một ngành hoặc một số ngành hữu quan hoặc cho mục đích cụ thể nào đó. - Đặc điểm: Bản đồ địa hình chuyên ngành thể hiện các phần tử địa hình, địa vậtcủa khu vực đo vẽ không đồng đều như bản đồ địa hình cơ bản mà chú trọng phản ánhmức độ chi tiết hơn, chính xác hơn những phần tử cần cho mục đích chuyên ngành. + Các phần tử ít có tác dụng sử dụng được phản ánh trên bản đồ ở mức độ sơ sàihơn. Ví dụ: bản đồ địa hình phục vụ thiết kế công trình thuỷ lợi, cần phải có khoảng caođều đường bình độ chi tiết hơn, mật độ điểm độ cao có thể gấp đôi cở bản đồ địa hìnhcơ bản. + Loại bản đồ này ở nước ta hiện nay có thể có:1:1000, 1:25.000 phục vụ chocông tác điều tra quy hoạc rừng. Tỷ lệ 1:2000, 1:5000 phục vụ thiết kế quy hoạch đồngruộng.c. Bản đồ nền địa hình:- Bản đồ này được biên chế hoặc tái chế từ bản đồ địa hình cơ bản, nhưng có lượcbớt đi một số đặc điểm và tính chất của các phần tử địa hình, địa vật để giảm nhẹ lượngthông tin .- Về bản chất: có thể coi bản đồ này là bản đồ địa hình cơ bản được đơn giản hoá.6- Hình thức trình bày: vẫn giữ được nguyên hệ thống kí hiệu của bản đồ địa hìnhcơ bản, nhưng chỉ in một hoặc hai màu- Ứng dụng: thường dùng làm cơ sở địa hình để trực tiếp lên đó khi tiến hành cáccông việc thiết kế, quy hoạch, thành lập các bản đồ chuyên đề.d. Bản đồ ảnh địa hình là loại bản đồ địa hình được in trên nền ảnh hàng khônghoặc ảnh vệ tinh của cùng một khu vực.1.5. Ý nghĩa của bản đồ địa hình:- Theo Lâm Quang Dốc (1995): Bản đồ địa hình là mô hình đồ hoạ bề mặt đất,cho ta khả năng nhận thức bề mặt đó bằng cái nhìn bao quát, tổng quát, đoán đọc chitiết hoặc đo đếm chính xác. Dựa vào bản đồ địa hình có thể nhanh chóng xác định toạđộ, độ cao của bất kỳ điểm nào trên mặt đất, khoảng cách và phương hướng giữa haiđiểm, chu vi, diện tích và khối lượng của một vùng, cùng hàng loạt những thông sốkhác. Ngoài ra, trên bản đồ địa hình còn phản ánh các mặt định tính, định lượng, địnhhình, trạng thái của các phần tử địa lý và ghi chú địa danh.- Bản đồ địa hình được thành lập cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, văn hóa,quốc phòng và mỗi ngành lại đưa ra yêu cầu đối với nội dung của chúng. Theo tính chất đặc điểm của các loại bản đồ địa hình tỷ lệ khác nhau có thể chia ra3 loại:1. Bản đồ địa hình tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:25.000. Đặc điểm của loại này là biểu thị chi tiết và độ chính xác cao nên mục đích là:+ Dùng trong các quá trình khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu các côngtrình xây dựng đòi hỏi có độ chính xác cao.+ Ứng dụng rộng rãi trong phát triển kinh tế và khai thác lãnh thổ.+ Dùng trong quy hoạch chi tiết và thiết kế chính xác các công trình xây dựng nhưthành phố, cầu đường, đập nước, nhà máy, hầm mỏ, ; dùng để thăm dò và khai tháckhoáng sản, điều tra và khảo sát đường giao thông, thiết kế đồng ruộng, lập kế hoạchtrồng rừng, bảo vệ rừng và quản lí rừng.+ Chọn vị trí để lập công sự chiến đấu.+ Dùng để lập bản đồ tỉ lệ nhỏ hơn và làm cơ sở địa lí cho bản đồ chuyên đề.Mỗi mục đích sử dụng bản đồ địa hình nêu trên lại đưa ra yêu cầu riêng về tỉ lệ, độchính xác và nội dung đối với bản đồ địa hình.7+ Để giải quyết các vấn đề cơ bản trong khai thác công nghiệp cần có các bản đồđịa hình tỉ lệ 1:1000; 1:2000; 1:5000 và 1:10000 và khoảng cao đều giữa các đườngbình độ khu vực đồng bằng là 1 mét.+ Trong nông nghiệp, yêu cầu tưới tiêu đòi hỏi bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000,nhưng để quy hoạch nông nghiệp chỉ cần bản đồ địa hình 1:25.000.2. Bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1:50.000 đến 1: 200.000+ Sử dụng trong dự tính và thiết kế sơ bộ các công trình xây dựng, các tuyếnđường giao thông, nghiên cứu địa chất thủy văn, thăm dò khoáng sản, đều tra và quản lírừng, chuẩn bị mục tiêu cho các binh chủng hợp đồng tác chiến.+ Lập bản đồ địa hình tỉ lệ nhỏ hơn và làm cơ sở địa lý cho bản đồ chuyên đề.3. Bản đồ địa hình tỉ lệ từ 1:500.000 đến 1:1.000.000+ Loại bản đồ này có tỉ lệ tương đói nhỏ, chỉ đủ đảm bảo độ chính xác và độ chitiết, mức độ khái quát nội dung khác lớn, chỉ biểu thị các đối tượng lớn và trọng yếu,nhưng lại biểu thị được không gian rộng lớn nên rất tiện lợi cho việc nghiên cứu quyluật tự nhiên, hình dung tổng thể về khu vực nghiên cứu.+ Nghiên cứu điều kiện địa lí TN và KTXH của khu vực.+ Lập bản đồ chiến lược chiến thuật cho các ban tham mưu cấp cao.+ Lập bản đồ khái quát tỉ lệ nhỏ hơn và làm cơ sở địa lý cho bản đồ chuyên đề8CHƯƠNG 2: CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH DÙNG TRONG THÀNH LẬP BẢNĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM2.1.1. Yêu cầu đối với phép chiếu bản đồ địa hình- Cơ sở toán học của bản đồ là những yếu tố nhằm đảm bảo độ chính xác của bảnđồ và cho phép ghép nhiều mảnh bản đồ lại với nhau và vẫn giữ được tính nhất quáncao, đáp ứng yêu cầu sử dụng bản đồ.- Phép chiếu hình bản đồ là một trong những yếu tố quan trọng của cơ sở toánhọc bản đồ địa hình.+ Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên mặt phẳng bảnđồ để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng bản đồ.+ Mỗi phép chiếu cho ta một cách biểu hiện các đường kinh, vĩ tuyến của mặtElipxôit lên mặt phẳng khác nhau, hình dạng khu vực biểu thị khác nhau và độ biếndạng khác nhau.+ Việc lựa chọn lưới chiếu cho bản đồ cần thành lập phụ thuộc rất nhiều vào cácyếu tố như: vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lãnh thổ cần thành lập bản đồ; mụcđích; nhiệm vụ; tỉ lệ và nội dung của bản đồ; yêu cầu về độ chính xác của bản đồ;phương pháp sử dụng bản đồ (treo tường hay để bàn); điều kiện sử dụng bản đồ; đặcđiểm biến dạng và độ biến dạng (nhỏ nhất và lớn nhất trong giới hạn cho phép) của lướichiếu trên lãnh thổ thành lập, đặc điểm phân bố của sai số biến dạng; mức độ truyền đạthình dạng lãnh thổ.- Nhìn chung, các loại bản đồ đều yêu cầu về phép chiếu có độ biến dạng nhỏ vàphân bố đều để nâng cao độ chính xác bản đồ, hình dạng kinh vĩ tuyến đơn giản để dễxác định tọa độ của các đểm trên bản đồ, phù hợp với phép chiếu của bản đồ tài liệu đểthuận lợi cho việc chuyển vẽ các yếu tố nội dung.- Ngoài ra, bản đồ địa hình còn thêm các yêu cầu về phép chiếu như không cóbiến dạng về góc, dễ chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ, dễ tính toán, số múi trongphép chiếu càng ít càng tốt, các múi có tính chất giống nhau để giảm bớt công tính toán.Bản đồ địa hình có độ chính xác cao nhất trong các loại bản đồ, do vậy chúngđược thành lập trong các phép chiếu đảm bảo độ chính xác hình ảnh cao nhất cho mộtlãnh thổ rộng lớn.92.1.2. Đặc điểm các phép chiếu hình dùng trong thành lập bản đồ địa hìnhViệt NamCăn cứ vào vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của lãnh thổ và yêu cầu về độ chínhxác của bản đồ địa hình thì bản đồ địa hình Việt Nam dùng các phép chiếu Gaus -Kriuger, UTM, phép chiếu quốc tế, phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyếnchuẩn (ϕ =110 và (ϕ =110).- Trước năm 2000, Cục Đo đạc và Bản đồ (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)đã sử dụng phép chiếu Gaus - Kriuger, với múi 60 theo cách chia múi của quốc tế.+ Quân đội Mỹ ở miền Nam (1954 -1975) đã sử dụng phép chiếu UTM để thànhlập bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:500.000 cho khu cực nước ta, với múichiếu 60.+ Đối với bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1.000.000 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dùngphép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn (ϕ =110 và (ϕ =110) để thành lập. - Từ năm 2000 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng phép chiếu UTMvới múi chiếu 30 cho tỉ lệ bản đồ 1:5.000 và lớn hơn với kinh tuyến trung ương 1020,1050, 1080, 1110, 1140 và 117 0.+ Sử dụng phép chiếu UTM với múi chiếu 60 theo các chia múi Quốc tế cho cácbản đồ địa hình tỉ lệ từ 1:10.000 đến 1:500.000.+ Sử dụng phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn (ϕ =110 và ϕ=210) để thể hiện bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000 và các bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn.1. Đặc điểm của phép chiếu hình trụ ngang Gauss:Theo phép chiếu, chia trái đất thành 60 múi (mỗi múi 60). Đánh số thứ tự từ 1-60, bắt đầu từ knh tuyến gốc sang phía Đông, đến Tây bán cầu rồi trở về kinh tuyếngốc. 10Múi 1: 00 – 60 đôngMúi 2: 60 đông – 120 đông Múi 30: 1740 đông – 1800 đôngMúi 31: 1800 tây – 1740 tâyMúi 60: 60 tây - 00- Cho elip trái đất nội tiếp bên trong hình trụ ngang. Chiếu lần lượt từng múi lênhình trụ ngang (bằng cách cho kinh tuyến giữa của múi chiếu tiếp xúc với hình trụ)- Cắt hình trụ ngang theo phương dọc để được mặt phẳng chiếu.- Đặc điểm của phép chiếu:+ Phép chiếu hình trụ ngang, đồng góc.1136;6);1(6−==−=nnnGDTλλλKTTây Xích đạo+ Trên mỗi múi chiếu, kinh tuyến trục và xích đạo là các đường thẳng và vuônggóc nhau.+ Đoạn thẳng nằm trên kinh tuyến trục không bị biến dạng về khoảng cách, càngxa kinh tuyến trục thì độ biến dạng khoảng cách càng lớn, k = 1,0014+ Một đoạn thẳng bất kỳ khi chiếu lên mặt phẳng chiếu có số hiệu chỉnh độ dàido biến dạng khoảng cách của phép chiếu là: Trong đó: y là tọa độ trung bình theo phương y của 2 điểm đầu và cuối,R=6371km2. Phép chiếu UTM (Unversal Transverse Mecator)Phép chiếu hình UTM cùng là phép chiếu hình giữa góc. Về cơ sở giống với phépchiếu Gauss nhưng phép chiếu hình UTM khác chiếu hình Gauss ở những điểm sau:- Việc chia múi chiếu cũng tương tự như phương pháp chiếu Gauss nhưng số thứtự được ghi từ 1 đến 60 tính từ kinh tuyến 1800 W về phía Đông. Múi 1: 1800 tây – 1740 tâyMúi 2: 1740 tây – 1680 tây Múi 30: 60 tây – 00Múi 31: 00 – 60 đôngMúi 60: 1740 đông – 1800 tâyCho Elipsoid Trái đất cắt qua hình trụ ngang tại 2 cát tuyến, 2 cát tuyến cách kinhtuyến trục 180km.- Đặc điểm của phép chiếu:+ Phép chiếu hình trụ ngang, đồng góc12SRSy.222=∆+ Trên mỗi múi chiếu, kinh tuyến trục và xích đạo là các đường thẳng và vuônggóc nhau+ Tại kinh tuyến trục: hệ số biến dạng khoảng cách bằng 0,9996. Tại 2 cát tuyến:hệ số biến dạng khoảng cách bằng 1+ Phép chiếu UTM có độ biến dạng khoảng cách phân bố đều hơn so với phépchiếu Gauss.- Hệ toạ độ vuông góc của múi chiếu chỉ áp dụng cho khu vực từ 800 vĩ Nam đến84 độ vĩ Bắc.- Phép chiếu Gauss dùng kích thước E của Kraxoxki.Phép chiếu UTM dùng kíchthước Elipsoid của Everơ Everet.3. Đặc điểm phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn ((ϕ =110 vàϕ =210) - Đặc điểm của phép chiếu:+ Vĩ tuyến là những cung tròn và đồng tâm. Kinh tuyến là những đường thẳngđồng quy tại tâm của các vĩ tuyến.+ Bản đồ vẽ theo phép chiếu này thuận lợi cho việc phân mảnh và chọn kinhtuyến giữa tùy ý, trình bày ngay ngắn trên một tập bản đồ.+ Bản đồ địa hình Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 được thiết kế theo phép chiếu nàykể từ năm 1967, khung bản đồ có hình chữ nhật. Từ đó đến nay, phép chiếu này vẫnđược sử dụng đối với các loại bản đồ Việt Nam tỷ lệ nhỏ. + Dọc hai vĩ tuyến chuẩn không có sai số+ Thuận lợi để xây dựng bản đồ Việt Nam, có thể mở rộng ra Trường Sa, HoàngSa mà không ảnh hưởng đến sai số chiếu hình.ϕ Vµ %Vp %ω80+ 0,60 + 1,19 0160- 0,37 - 0,74 0240+ 0,61 + 1,23 02.2. HỆ QUY CHIẾU VÀ HỆ TỌA ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM2.2.1. Những đặc trưng cơ bản của các hệ quy chiếu và hệ tọa độ Việt NamCơ sở toán học của bản đồ địa hình Việt Nam dựa trên cơ sở hệ tọa độ thốngnhất. Trước năm 2000, Việt Nam đã sử dụng hệ tọa độ thống nhất là “ Hệ tọa độ nhànước Hà Nội - 72”; từ năm 2000 (theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày12/07/2000 của Thủ tướng chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc13VN - 2000) cho đến nay, Việt Nam bắt đầu sử dụng hệ tọa độ thống nhất là “ Hệ quychiếu và Hệ tọa độ quốc VN -2000”. Đặc điểm của 2 hệ tọa độ như sau:1. Hệ tọa độ Nhà nước Hà Nội 72 Ngày 05/9/1972, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 245/QĐ-TTg vềviệc thống nhất hệ toạ độ và độ cao gọi tắt là hệ toạ độ HN 72* Hệ quy chiếu HN - 72 gồm 2 hệ tách rời nhau:- Hệ quy chiếu độ cao: Là mặt Quasigeoid Việt Nam (mặt nước biển TB) đi qua1 điểm được định nghĩa là gốc độ cao có cao độ: 0.0 (điểm đặt tại đảo Hòn Dấu - HảiPhòng ).- Hệ quy chiếu tọa độ có:+ Ellipxoid quy chiếu là Ellipxoid Krasovski (bán trục lớn: 6378.245; độdẹt:1/298.3).+ Điểm gốc định vị Ellipxoid quy chiếu: Tại Hà Nội (định vị theo giá trị quy ướctọa độ được truyền từ Trung Quốc sang)+ Phép chiếu: Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc Gauss-Kruger.+ Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ dựa trên cơ sở chia mảnh bản đồQuốc tế tỉ lệ 1:1.000.0002. Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc VN -2000 Ngày 12/7/2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 83/2000/QĐ-TTgvề việc sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia gọi tắt là Hệ toạ độ VN-2000- Ellipxoid quy chiếu: WGS 84 toàn cầu có kích thước như sau:Bán trục lớn: a = 6.378,137 km Độ dẹt: f = 1/298,257223563- Định vị Ellipxoid : Ellipxoid WGS 84 được định vị phù hợp với lãnh thổ ViệtNam. - Điểm gốc tọa độ phẳng quốc gia: Điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện Nghiêncứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội;- Lưới chiếu tọa độ phẳng cơ bản: Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTMquốc tế;- Hệ quy chiếu độ cao: Gốc độ cao có cao độ: 0.0 (Điểm đặt tại đảo Hòn Dấu -Hải Phòng).- Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ dựa trên cơ sở chia mảnh bản đồQuốc tế UTM khu vực châu Á. 14Danh pháp bản đồ đặt theo hệ thống hiện đang sử dụng ( dựa trên cơ sở chiamảnh và đánh số mảnh bản đồ Quốc tế tỉ lệ 1:1.000.000).Đối với bản đồ tỉ lệ 1:50.000 và các tỉ lệ nhỏ hơn, danh pháp bản đồ đặt theo hệthống hiện đang sử dụng kèm với danh pháp theo hệ thống UTM (đặt trong ngoặc đơn).3. Các quy định về sử dụng lưới chiếu và múi chiếu cho bản đồ địa hình ViệtNam trong Hệ tọa độ quốc VN -2000 - Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 110 và 210 để thểhiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia ở tỷ lệ1:1.000.000 và nhỏ hơn cho toàn lãnh thổ Việt Nam.- Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60 có hệ số điều chỉnhtỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồnền, bản đồ hành chính quốc gia tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000. - Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnhtỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồnền, bản đồ hành chính tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000.- Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điềuchỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0.9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính cơ sởvà bản đồ địa chính các loại tỷ lệ; kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương tại tiết c, điểm 1, mục II của Phụ lục kèm theo Thông tưnày, thay thế cho quy định tại khoản 1.4 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 và 1:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hànhnăm 1999.- Khi thành lập bản đồ chuyên đề, có thể sử dụng các lưới chiếu nói trên hoặc cácloại lưới chiếu khác phù hợp với mục đích thể hiện bản đồ. 2.3. CÁC HỆ TỌA ĐỘ TRÊN BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH 2.3.1. Hệ toạ độ vuông góc và lưới ô vuông km của bản đồ địa hình GaussTrong phép chiếu Gauss, ở hình chiếu của mỗi múi, xích đạo và kinh tuyến giữa làhai đường thẳng vuông góc với nhau tạo nên hệ trục tọa độ vuông góc phẳng của múiđó, gọi là hệ tọa độ vuông góc phẳng Gauss.15+ Trục X là đường biểu diễn kinh tuyến trục, Trục Y là đường biểu diễn xích đạo.Giao của hai đường này là gốc toạ độ O. Như vậy, từ xích đạo lên phía Bắc toạ độ Xmang dấu dương (+), xuống phía Nam mang dấu âm (-). Từ kinh tuyến trục sang phíaĐông toạ độ Y mang dấu dương (+) và sang Tây mang dấu âm (-)Đối với khu vực ở Bắc bán cầu, giá trị toạ độ X luôn luôn dương còn giá trị toạ độY có thể dương hay âm. Để thuận tiện cho tính toán và tránh toạ độ âm, trục X được dờisang phía Tây 500km.Căn cứ vào hai trục tọa độ này, kẻ một hệ thống những đường thẳng nằm ngang và thẳng đứng song song với các trục và cách đều nhau, khoảng cách thường là chẵn km gọi là lưới ô vuông hay lưới km của bản đồ.Do cách ghi số ô vuông của các múi giống nhau nên nhiều điểm trên mặt đất cócùng giá trị X và Y. Để toạ độ điểm trên mặt đất đơn trị, người ta ghi số thứ tự múi chiếu trước toạđộ Y. Ví dụ: Điểm A có tọa độ XA = 2238,45 km , YA = 18.298,8km. Có nghĩa là: điểmA nằm ở phía Bắc bán cầu, cách xích đạo 2238,45 km và nằm vào múi thứ 18, cách gốctọa độ đã dịch chuyển là 298,8 km, hay cách kinh tuyến giữa của múi đó về phía Tây là500 - 298,8 = 201,13km.Ví dụ: cho điểm M có tọa độ quy ước như sau M (X = 1220km; Y = 18.565km).Hỏi điểm M nằm trong múi chiếu thứ mấy? Và vị trí của M trong múi chiếu này?Dùng hệ tọa độ Gauss cho các bản đồ địa hình Việt Nam thì một nửa phía trái củamúi có hoành độ Y mang dấu âm. Để thuận lợi trong tính toán và sử dụng bản đồ địahình người ta chuyển trục 0X sang phía trái 500km. Hệ tọa độ này gọi là hệ tọa độthông dụng.Đối với Việt Nam nước ta nằm ở Bắc bán cầu nên X luôn luôn có giá trịdương. Do đó, đối với giá trị X, không cần chú ý đến dấu.16X500kmXích đạoKinh tuyến giữaYChú ý, trong đo đạc lấy trục đứng là X, trục ngang là Y. Lý do đổi tên trục nhưvậy vì thường lấy trục Bắc Nam làm gốc. Trong đo đạc cao cấp, người ta đã tìm được quan hệ giữa tọa độ địa lý ( ϕ, λ ) vàtọa độ vuông góc Gauss ( X, Y ).2.3.2. Hệ tọa độ vuông góc UTMMỗi múi chiếu có 1 hệ tọa độQuy ước : + Trước giá trị tọa độ Y phải ghi rõ số thứ tự của múi chiếu. + Dời trục X về bên trái 500km. + Dời trục Y về hướng Nam 10.000km (đối với các nước ở Nam bán cầu)Hệ tọa độ VN-2000 của Việt Nam hiện nay dùng phép chiếu UTM2.3.3. Hệ tọa độ Quốc gia Việt Nam VN – 2000: 2.3.4. Lưới tọa độ:Một phần quan trọng trong cơ sở toán học của bản đồ địa lý là lưới tọa độ. Nó chophép xác định tọa độ các điểm; đưa các điểm lên bản đồ theo tọa độ của chúng; đohướng đường thẳng và giải quyết nhiều vấn đề khác. Trên bản đồ tỉ lệ nhỏ thường vẽ lưới tọa độ địa lý gồm kinh tuyến và vĩ tuyếnđược kẻ cách nhau một khoảng xác định. Trên bản đồ tỉ lệ 1: 10 000 đến 1: 200 000 vẽ lưới hệ tọa độ vuông góc Gauss -Kriuger. Nó gồm những đường thẳng song song với xích đạo và kinh tuyến giữa củamỗi múi. + Trong tỉ lệ 1: 10 000, 1: 25 000 và 1: 50 000 các đường đó kẻ cách nhau 1 km;+ Trong tỉ lệ 1: 100 000 cách nhau 2 km.+Trong tỉ lệ 1: 200 000 cách nhau 10 km Vì vậy, lưới tọa độ vuông góc thường được gọi là lưới ki lô mét, còn những đườngthẳng song song trục tọa độ là đường ki lô mét.172.4. ĐIỂM KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA TRÊN BẢN ĐỒ ĐịA HÌNH Vị trí tất cả các điểm trên mặt đất của một vùng lãnh thổ (thường là 1 quốc gia)cần phải được xác định chính xác khi đo tính trên bản đồ. Điều này được giải quyết nhờcơ sở trắc địa, bao gồm các điểm khống chế lưới tọa độ.Các điểm khống chế trắc địa Nhà nước, các điểm độ cao ( trừ các đểm tạm thời)và các điểm không chế của các Bộ , ngành, địa phương đã được Bộ Tài nguyên và Môitrường đánh giá và quyết định sử dụng đều phải được biểu thị đầy đủ, trừ trượng hợpmốc đã bị mất hoặc đã bị phá hủy không còn dùng được.Các điểm khống chế là những điểm hiện hữu trên thực địa do con người xâydựng nên, các điểm khống chế phải đặt ở những nơi ổn định, có khả năng tồn tại lâu dàiMục đích xây dựng lưới khống chế: các điểm khống chế là cơ sở để xác định tọa độ vàcao độ của các đối tượng xung quanh.Điểm khống chế mặt bằng là những điểm xác định thống nhất trong hệ thống tọađộ Nhà nước và có mốc đánh dấu trên mặt đất (mốc trắc địa). Tọa độ các điểm khốngchế được tính từ một điểm gốc tạo nên mạng lưới tọa độ Nhà nước. Điểm khống chếmặt bằng dùng để xác định vị trí mặt bằng của các điểm trên mặt đất so với điểm gốctọa độ.Các điểm khống chế trắc địa thường được thể hiện trên các bản đồ địa hình tỉ lệlớn và trung bình dưới dạng những kí hiệu hình học ( tam giác vuông).Trong quá trình thành lập bản đồ, cơ sở trắc địa có tác dụng đảm bảo độ chínhxác về cạnh, hướng và góc của các địa vật trên mặt đất khi vẽ lên bản đồ, đồng thời nócũng là cơ sở đảm bảo sự thống nhất chung về tọa độ giữa các mảnh bản đồ địa hình.2.5.TỶ LỆ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH - Tỷ lệ bản đồ: là tỷ số giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ với độ dài củachính đoạn thẳng đó ngoài thực địa. Ký hiệu: hoặc 1/M hoặc 1:MỞ mỗi nước có một hệ thống tỉ lệ quy định cho bản đồ địa hình, yêu cầu chungvề tỉ lệ của bản đồ địa hình Việt Nam là số chẵn và là bội số thu nhỏ của nhau để tạo18thành một hệ thống thống nhất bổ sung cho nhau. Tương ứng với tỉ lệ có yêu cầu thốngnhất về mức độ đầy đủ của nội dung và thống nhất đặc đểm trình bày.Tỉ lệ bản đồ thường được biểu hiện ở 3 dạng: tỉ lệ bằng số, tỉ lệ bằng chữ, thướctỉ lệ.Tỉ lệ số được ghi trên tất cả các bản đồ. Tỉ lệ chữ thường dùng cho bản đồ địahình, ghi bên dưới tỉ lệ số. Tỉ lệ thước thường có trên bản đồ địa hình tỉ lệ lớn, vì sửdụng các loại bản đồ đó thường phải đo, tính chiều dài và tọa độ một cách chính xác,trong khi đó, giấy in bản đồ thường bị co giản qua thời gian, nên các đoạn đo phải xácđịnh độ dài ngày theo tỉ lệ thước có sẵn trên bản đồ thì sẽ phù hợp hơn vì các đoạn đovà thước sẽ có khả năng co giản như nhau.2.6. CHIA MẢNH, ĐÁNH SỐ VÀ ĐẶT DANH PHÁP CHO BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH2.6.1. Theo hệ thống GaussĐể việc đo vẽ, sử dụng và quản lý bản đồ được thuận tiện, ta phải chia mảnh bảnđồ, mỗi mảnh đều có một kích thước và tên gọi nhất định. Phương pháp đó được tiếnhành như sau: Theo quy ước quốc tế:+ Theo kinh tuyến chia mặt đất thành 60 cột (dãi), đánh số từ 1 đến 60. Cột 1 tínhtừ độ kinh 1800 tới độ kinh Tây 1740, cột 2 từ độ kinh Tây 1740 đến độ kinh Tây 1680 Cứ tiếp tục như vậy tới cột thứ 60, từ độ kinh Đông 1740 tới độ kinh 1800. Như vậy, sốthứ tự của cột chênh lệch với số thứ tự của múi là 30.+ Theo vĩ tuyến, chia cột thành hàng (đai) mỗi hàng cách nhau 40. Bắt đầu từ xíchđạo về hai cực, các hàng được ký hiệu là A, B, C. Theo vần chữ cái La Tinh Mỗi ô giao nhau giữa hàng và cột trên sẽ biểu diễn thành 1 tờ bản đồ hình thangcó tỷ lệ 1:1.000 000 (gọi là mảnh bản đồ một triệu). Như vậy, khung của mảnh bản đồ1: 1000 000 có chiều ngang là 60 và chiều dọc là 40. Số hiệu của mỗi mảnh được gọi tên của hàng ngang và cột dọc. Ví dụ: mảnh bảnđồ tỉ lệ 1: 1000 000 có thành phố Hà Nội mang số hiệu F - 48.- Tờ 1:1.000.000 là cơ sở để phân mảnh và ghi số hiẹu cho các tờ bản đồ tỷ lệ lớnhơn theo nguyên tắc: + Giới hạn của các tờ bản đồ là các kinh tuyến và vĩ tuyến+ Mỗi tờ bản đồ 1:1.000.000 phải chía ra số nguyên lần các tờ bản đồ có tỷ lệ lớnhơn.+ Cách đánh số mảnh theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới vàdùng các chữ La mã, Arập, La tinh để đánh.19+ Số hiệu của các tờ bản đồ tỷ lệ lớn hơn phải bao gồm có cả số hiệu của tờ tỷ lệ1:1000000.* Bản đồ tỉ lệ 1: 500 000, 1: 200 000, 1: 100 000 dựa vào mảnh bản đồ tỉ lệ1:000000 để chia mảnh và đánh số. Số mảnh chia, kích thước, số hiệu, xem bảng 2- 6và hình 2 - 15. Diện tích một mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 100 000 chia thành 4 mảnh, mỗi mảnh vẽ theotỉ lệ 1: 50 000.- Một mảnh tỉ lệ 1: 50 000 chia thành 4 mảnh tỉ lệ 1:25 000. - Một mảnh tỉ lệ 1:25 000 chia thành 4 mảnh tỉ lệ 1: 10 000. - Đối với vùng có diện tích lớn hơn 20km2, việc phân mảnh và ghi số hiệu bản đồtỷ lệ lớn cũng xuất phát từ tờ bản đồ 1:100000.Lấy mảnh 1:100000 chia 16 hàng và 24 cột được 384 mảnh tỷ lệ 1:5000. Số hiệuđược ghi từ số hiệu 1:100000 kèm theo mảnh BD 1:5000 (các số: 1, 2, ) trong ngoặcđơn.Một mảnh 1:5000 chia thành (2 hàng 3 cột ) = 6 mảnh tỉ lệ 1:2000. Số hiệu đượcghi tiếp các chữ: a, b, d,c trong ngoặc đơn. 2.6.2. Theo hệ thống UTM Chia mảnh, đánh số BĐĐH tỷ lệ 1:1.000.000, 1:500.000, 1:250.000- Bản đồ UTM tỷ lệ 1:1.000.000 cũng có kích thước và cách chia mảnh như bản đồGaus cùng tỷ lệ. Trong đó cách đánh số có một số điểm khác sau đây:+ Đi 4 độ chỉ đánh số từ A đến U (giới hạn 84 độ Nam, 80 độ Bắc)+ Mảnh BĐ thuộc BBC thì thêm chữ N vào trước ký kiệu hàng, NBC thì thâm chữS. Ví dụ mảnh BĐ UTM Hà Nội tỷ lệ 1:1.000.000 có số hiệu NF-48.- Một mảnh bản đồ 1:1.000.000 chia 4 mảnh bản đồ UTM 1:500.000. Ký hiệu A,B, C, D, ghi theo chiều kim đồng hồ. Như vậy mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ1:500.000 có số hiệu NF-48-C.- Một mảnh bản đồ 1:1.000.000 chia 16 mảnh bản đồ UTM 1:500.000. Ký hiệu từ1đến 16 ghi theo từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ1:250.000 có số hiệu NF-48-11. Chia mảnh, đánh số BĐĐH tỷ lệ 1:100.000, 1:50.000, 1:25.000- Bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1:100.000 có kích thước 30’x30’, được đánh số riêngkhông liên quan đến bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Số hiệu bản đồ UTM 1:100.000 gồm 220phần gộp lại là ký hiệu cột và ký hiệu hàng. Ký hiệu gồm 2 chữ số, dựa vào kinh vĩ độcủa mảnh bản đồ mà tính theo công thức sau đây: Ký hiệu cột = 2 (L - L0) -1Ký hiệu hàng = 2 (B + B0),Trong đó: L: kinh độ của đường biên khung phía Đông của mảnh bản đồ 1:100.000B: vĩ độ của đường biên khung phía Bắc của mảnh bản đồ 1:100.000 L0, B0 là toạ độ địa lý của điểm gốc Cơ quan bản đồ quân đội Mỹ chọn điểm gốcnày với L0 = 750, L0 = 40Ví du: Tìm số hiệu mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ 1:100.000. Dựa vào kinh độ vĩđộ của mảnh bản đồ Hà Nội ta biết L = 106, tính raKý hiệu cột = 2 (L - L0) -1 = 2 (106-75) = 61Ký hiệu hàng = 2 (B + B0)= 2,(21,5,+ 4) = 51Như vậy số hiệu mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ 1:100.000 có số hiệu 6151.- Một mảnh bản đồ 1:100.000 chia thành 4 mảnh 1:50.000 với kích thước 15’ x15’ và ký hiệu bằng chữ số La Mã I, II, III, IV, bắt đầu từ góc phần tư Đông bắc theochiều kim đồng hồ. Gộp ký hiệu mảnh 1:50.000 vào mảnh 1:100.000 ta có số hiệumảnh 1:50.000. ví dụ số hiệu của mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ 1:50.000 là 6151-II- Một mảnh bản đồ 1:50.000 chia thành 4 mảnh 1:25.000 với kích thước 7,5’ x7,5’’ và ký hiệu NE (Đông Bắc), SE (Đông Nam), SW (Tây Nam), NW (Tây Bắc) bắtđầu từ góc phần tư Đông bắc theo chiều kim đồng hồ. Gộp ký hiệu mảnh 1:25.000 vàomảnh 1:50.000 ta có số hiệu mảnh 1:25.000. Ví dụ số hiệu của mảnh bản đồ UTM HàNội tỷ lệ 1:25.000 là 6151-II-SW.2.6.3. Hệ thống múi chiếu, phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ theo VN-20001. Múi chiếu: a. Múi 60 theo chia múi quốc tế được sử dụng cho các bản đồ cơ bản tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1: 25.000, tức là giữ nguyên cách chia múi 60 như hiện đang sử dụng chobản đồ địa hình Việt Nam theo lưới chiếu Gau-xơ. Việt Nam có 3 múi 60 như trongbảng 2 dưới đây:Bảng 221Số thứ tựKinh tuyến biêntráiKinh tuyến trụcKinh tuyến biênphảiMúi 48 102010501080Múi 49 108011101140Múi 50 114011701200b. Múi 30 được sử dụng cho các loại bản đồ cơ bản tỷ lệ từ 1: 10.000 đến 1: 2.000.Việt Nam có 6 múi 30 như trong bảng 3 dưới đây:Bảng 3Số thứ tựKinh tuyến biêntráiKinh tuyến trụcKinh tuyến biênphảiMúi 481 100030’ 1020103030’Múi 482 103030’ 1050106030’Múi 491 106030’ 1080109030’Múi 492 109030’ 1110112030’Múi 501 112030’ 1140115030’Múi 502 115030’ 1170118030’c.Hệ thống bản đồ địa chính sử dụng múi chiếu có kinh tuyến trục phù hợp với vịtrí địa lý của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như trong bảng 4 dưới đây:Bảng 4STT Tỉnh, TP.Kinh tuyếntrụcSTT Tỉnh, TP.Kinh tuyếntrục1234567Lai ChâuSơn LaKiên GiangCà MauLào CaiYên BáiNghệ An103000’104000’104030’104030’104045’104045’104045’891011121314Phú ThọAn GiangThanh HoáVĩnh PhúcHà TâyĐồng ThápCần Thơ104045’104045’105000’105000’105000’105000’105000’STT Tỉnh, TP.Kinh tuyếntrụcSTT Tỉnh, TP.Kinh tuyếntrục151617Bạc LiêuHà NộiNinh Bình105000’105000’105000’394041Quảng BìnhQuảng TrịBình Phước106000’106015’106015’22181920212223242526272829303132333435363738Hà NamHà GiangHải DươngHà TĩnhBắc NinhHưng YênThái BìnhNam ĐịnhTây NinhVĩnh LongSóc TrăngTrà VinhCao BằngLong AnTiền GiangBến TreHải PhòngTP. HCMBình DươngTuyên QuangHoà Bình105000’105030’105030’105030’105030’105030’105030’105030’105030’105030’105030’105030’105045’105045’105045’105045’105045’105045’105045’106000’106000’4243444546474849505152535455565758596061Bắc KạnThái NguyênBắc GiangTT-HuếLạng SơnKon TumQuảng NinhĐồng NaiBR_Vũng TầuQuảng NamLâm ĐồngĐà NẵngQuảng NgãiNinh ThuậnKhánh HoàBình ĐịnhĐắc LắcPhú YênGia LaiBình Thuận106030’106030’107000’107000’107015’107030’107045’107045’107045’107045’107045’107045’108000’108015’108015’108015’108030’108030’108030’108030’d.Hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ lớn phục vụ mục đích đo đạc công trình hoặccác mục đích chuyên dụng khác có thể sử dụng múi chiếu hẹp hơn, có kinh tuyến trụcphù hợp với khu vực.2.Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồA. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình cơ bảna. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 kích thước 40x60 là giao nhau của múi 60 chia theođường kinh tuyến và đai 40 chia theo đường vĩ tuyến. Ký hiệu múi được đánh số bằngsố ả Rập 1, 2, 3, . . . bắt đầu từ múi số 1 nằm giữa kinh tuyến 1800Đ và 1740T, ký hiệumúi tăng từ Đông sang Tây. Ký hiệu đai được đánh bằng các chữ cái La Tinh A, B, C ( bỏ qua chữ cái O và I để tránh nhầm lẫn với số 0 và số 1) bắt đầu từ đai A nằm giữa vĩtuyến 00 và 40B, ký hiệu đai tăng từ xích đạo về cực. 23Trong hệ thống lưới chiếu UTM quốc tế, người ta đặt trước ký hiệu đai thêm chữcái N đối với các đai ở Bắc bán cầu và chữ S đối với các đai ở Nam bán cầu.Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 trong hệ VN-2000 có dạng X-yy (NX-yy), trong đó X là ký hiệu đai và yy là ký hiệu múi, phần trong ngoặc là phiên hiệumảnh theo kiểu UTM quốc tế.Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 có phiên hiệu là F-48 (NF-48).b. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, mỗimảnh có kích thước 20X30, phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A, B, C, D theo thứ tựtừ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Theo kiểu UTM quốc tế, các phiên hiệu A, B, C, D được đánh theo chiều kimđồng hồ bắt đầu từ góc Tây - Bắc.Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 là phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnhbản đồ tỷ lệ 1:500.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là phiênhiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế. Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 có phiên hiệu F-48-D (NF-48-C).c.Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗimảnh có kích thước 10X1030’ ký hiệu bằng các số ả Rập 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ tráisang phải, từ trên xuống dưới. Theo kiểu UTM quốc tế, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 16 mảnh bảnđồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh cũng có kích thước 10X1030’ ký hiệu bằng các số ả rập từ1 tới 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ1:500.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnhbản đồ tỷ lệ 1:250.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, phần trong ngoặc là phiênhiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế. Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 có phiên hiệu F-48-D-1 (NF-48-11).d.Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.00024Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000,mỗi mảnh có kích thước 30’X30’, ký hiệu bằng số ả Rập từ 1 đến 96 theo thứ tự từ tráisang phải, từ trên xuống dưới. Theo kiểu UTM quốc tế, hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được phân chia độc lậpso với hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm4 số, 2 số đầu bắt đầu bằng 00 là số thứ tự của các múi có độ rộng 30’ theo kinh tuyếnxuất phát từ kinh tuyến 75oĐ tăng dần về phía Đông (múi nằm giữa độ kinh 102oĐ và102o30’Đ là cột 54), 2 số sau bắt đầu bằng 01 là số thứ tự của các đai có độ rộng 30’theo vĩ tuyến xuất phát từ vĩ tuyến 4o Nam bán cầu (vĩ tuyến -4o) tăng dần về phía cực(đai nằm giữa độ vĩ 8o và 8o30’ là 25). Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnhbản đồ tỷ lệ 1:100.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là phiênhiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế. Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có phiên hiệu F-48-68 (6151).đ.Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000,mỗi mảnh có kích thước 15’X15’, ký hiệu bằng A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải,từ trên xuống dưới. Theo kiểu UTM quốc tế, việc chia mảnh thực hiện tương tự, phiên hiệu mảnhbằng chữ số La mã I, II, III, IV theo thứ tự bắt đầu từ mảnh góc Đông - Bắc theo chiềukim đồng hồ.Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bảnđồ tỷ lệ 1:50.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, phần trong ngoặc là phiên hiệumảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế (phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 theokiểu UTM quốc tế cũng đặt theo nguyên tắc trên nhưng không có gạch ngang). Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 có phiên hiệu F-48-68-D (6151II). e.Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000, mỗimảnh có kích thước 7’30”X7’30”, ký hiệu bằng a, b, c, d theo thứ tự từ trái sang phải,từ trên xuống dưới. 25

Trích đoạn

  • Phương phỏp thể hiện cỏc yếu tố kinh tế xó hội: a Phương phỏp thể hiện dõn cư:
  • Phương phỏp thể hiện giao thụng và cỏc địa vật kinh tế xó hội:

Tài liệu liên quan

  • Lý thuyết đồ thị định nghĩa và phân loại Lý thuyết đồ thị định nghĩa và phân loại
    • 178
    • 1
    • 11
  • định nghĩa và phân loại máy điện định nghĩa và phân loại máy điện
    • 2
    • 1
    • 5
  • Tài liệu Chương 1: Giới thiệu và phân loại hệ phân tán docx Tài liệu Chương 1: Giới thiệu và phân loại hệ phân tán docx
    • 27
    • 5
    • 32
  • THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM- Chương 1. Tổng hợp và phân tích các yêu cầu phần mềm doc THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM- Chương 1. Tổng hợp và phân tích các yêu cầu phần mềm doc
    • 34
    • 670
    • 2
  • Định nghĩa và phân loại tính từ  docx Định nghĩa và phân loại tính từ  docx
    • 11
    • 503
    • 0
  • THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM - Chương 1: Tổng hợp và phân tích các yêu cầu phần mềm ppt THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM - Chương 1: Tổng hợp và phân tích các yêu cầu phần mềm ppt
    • 46
    • 858
    • 2
  • Chương 1 Khái niệm và phân loại thức ăn bổ sung pdf Chương 1 Khái niệm và phân loại thức ăn bổ sung pdf
    • 25
    • 1
    • 7
  • Chương 1: Doanh nghiệp và các loại hình vốn của doanh nghiệp ppt Chương 1: Doanh nghiệp và các loại hình vốn của doanh nghiệp ppt
    • 8
    • 514
    • 0
  • Định nghĩa va phân loại tế bào gốc potx Định nghĩa va phân loại tế bào gốc potx
    • 10
    • 3
    • 19
  • Định nghĩa và phân loại nhóm thuốc BVTV potx Định nghĩa và phân loại nhóm thuốc BVTV potx
    • 5
    • 580
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(649 KB - 54 trang) - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bản đồ Utm 1 Chia 1 Triệu Có Số Hiệu