Những Vấn đề Lý Luận Cơ Bản Trong Các Khoa Học Xã Hội Và Các ...
Có thể bạn quan tâm
Khoa học xã hội ngày nay có rất nhiều lý thuyết khác nhau. Có thể phân nhóm những lý luận đó theo các quan niệm khác nhau, hoặc về các phương diện khác nhau.
Thí dụ, theo quan niệm tập trung vào cá nhân hay cá thể; những lý luận xuất phát từ xã hội, hay tập trung vào xã hội, thiên về xã hội; tiếp theo là những quan niệm trung gian, nằm giữa các lý luận nói trên…
Trước hết, xin trình bày 4 ý tưởng có tính chất lưu ý về sự phát triển của các khoa học xã hội.
1/ Ý tưởng thứ nhất liên quan tới một vấn đề hết sức khó khăn trong nghiên cứu khoa học xã hội. Khái niệm khoa học xã hội đã được sử dụng với những phương thức rất khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, người ta dùng khái niệm ở số nhiều – các khoa học xã hội, nghĩa là một khái niệm mẹ, bao trùm, cho một loạt ngành khoa học khác nhau: kinh tế học, luật học, sử học, chính trị, xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, nhân chủng học. Tất cả các khoa học đó ngày nay được tập hợp lại dưới cái tên khoa học xã hội. Đó là một cách sử dụng. Cách sử dụng khác của các nhà khoa học xã hội có liên quan tới tất cả các phân ngành đó. Thế nhưng, trong trường hợp nào, xã hội học cũng quan trọng nhất.
Theo ý nghĩa thứ nhất, tất cả các ngành đó được tập hợp lại, gọi chung là các khoa học xã hội.
Theo ý nghĩa thứ hai, xã hội học là trung tâm; các khoa học khác là những phân ngành. Có thể nói, các khoa học xã hội là một dàn nhạc mà xã hội học là người chỉ huy, nhạc trưởng.
Theo ý nghĩa thứ ba, người ta sử dụng khái niệm khoa học xã hội theo số nhiều và đồng nhất với xã hội học; tức các khoa học xã hội = xã hội học.
Như vậy, nếu gặp khái niệm cuối cùng (xã hội học) trong sách hiện nay thì trước hết phải xem xét bài viết đó sử dụng ý nghĩa nào trong ba ý nghĩa nói trên. Hầu hết mọi người đều dùng theo nghĩa thứ nhất.
Nhưng thường thường, các nhà xã hội học là “những tên đế quốc”. Họ muốn thâu tóm các khoa học khác về phía mình. Do đó, đã diễn ra các cuộc tranh luận vào những năm đầu thế kỷ này (thế kỷ 20). Chính những người sáng lập xã hội học đã đưa ra quan niệm này: xã hội học là một siêu khoa học.
Trái lại, K. Marx hầu như không sử dụng khái niệm xã hội học. Ông sử dụng khái niệm các nhà khoa học xã hội. Và như vậy, ông đã sử dụng khái niệm theo ý nghĩa thứ nhất.
2/ Ý tưởng thứ hai. Cuối thế kỷ XIX, khoa học xã hội mới ra đời, là khoa học non trẻ nếu so sánh với các khoa học có truyền thống lâu đời. Từ xã hội học được đề xuất bởi nhà triết học Pháp Comte vào khoảng 1830. Ông là người đầu tiên sử dụng khái niệm “xã hội học” và “khoa học xã hội”. Từ này được hợp thành bởi một tiếng Latin và một tiếng Hy Lạp “socio-logy”. Hồi đó cũng đã có sự phê phán, cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự pha trộn ngôn ngữ mà thôi. Đó là sự pha trộn từ hai ngôn ngữ: Latin và Hy Lạp. Vì thế, người ta cho là không hay. Nhưng bây giờ từ đó đã được sử dụng phổ biến.
Ông chỉ nêu vấn đề cần phát triển khoa học xã hội, còn bản thân ông lại không làm điều đó. Ông chỉ tìm ra từ đó mà thôi. Khoa học xã hội ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Người sáng lập ra nó là người Pháp – Comte. Năm 1896, ông công bố cuốn Quy tắc của các phương pháp xã hội học. Có thể coi cuốn sách này là tác phẩm tuyên bố sự ra đời của khoa học xã hội. Đây là cuốn sách được mọi người biết đến, phổ biến, được dịch ra nhiều thứ tiếng, như là kinh thánh của các nhà khoa học xã hội.
Các khoa học xã hội bắt đầu từ cuốn sách này, có thể nói như vậy. Nó ra đời với tư cách một ngành khoa học độc lập.
Cũng vào khoảng thời gian đó, Max Weber ở Đức đã công bố những công trình nghiên cứu xã hội học cơ bản. Có thể coi ông là người cha thứ hai có công thành lập khoa học này, là người đã sử dụng thuật ngữ “khoa học xã hội”. Ông sống đến năm 1920. Công trình quan trọng của ông xuất hiện năm 1908.
Ngoài hai ông đó, trước hết phải nói đến K. Marx. Ông sống trước Max Weber, nhưng chưa bao giờ ông xem mình là nhà khoa học, hay được gọi là nhà xã hội học. Ông muốn phát triển một thứ lý luận xã hội tích cực tham gia vào những diễn biến của xã hội và làm biến đổi thế giới.
Có một câu châm ngôn nổi tiếng của K. Marx: Các nhà khoa học cũng như các nhà triết học chỉ tìm cách giải thích thế giới, nhưng vấn đề là phải cải biến thế giới. Vì thế, Marx, trong con mắt của các nhà khoa học phương Tây, không phải là nhà khoa học, mà là một nhà cách mạng, một chính khách. Đối với nước Đức, phải nói rằng, sự đánh giá đó về K. Marx, cho đến giữa thế kỷ XX, vẫn không thay đổi. Mãi đến những năm 60 của thế kỷ này, ở Tây Đức, người ta mới công nhận Marx là một nhà khoa học. Đồng thời, người ta tiếp nhận tư tưởng của ông là, các khoa học xã hội phải tham gia tích cực vào nhữn sự kiện xảy ra trong xã hội. Rất tiếc là hôm nay, do sự phát triển của chính trị trên thế giới, ở Đức, học thuyết của K. Marx lại không được người ta chú ý rộng rãi đến nữa. Tôi cho như thế là sai lầm. Bởi ý nghĩa của các tác phẩm khoa học của Marx, ý nghĩa của sự phân tích xã hội của ông, ý nghĩa của những yêu cầu thực tiễn của ông chắc chắn trước sau vẫn tồn tại.
Tóm lại, đối với những người viết về lịch sử về các khoa học, như người ta thường nói, các khoa học xã hội xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Nhưng cũng có một khoa học xã hội xuất hiện muộn hơn. Đó là khoa học chính trị. Khoa học chính trị là đứa con của Đại chiến II, xuất hiện ở Hoa Kỳ dưới áp lực của chiến tranh, chịu ảnh hưởng của tư tưởng là phải dân chủ hóa châu Âu, do sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa dân tộc.
Vấn đề đặt ra là, cái gì đã xảy ra sau chiến tranh, khi mà thuyết cực quyền, chế độ cực quyền ở châu Âu chiến thắng. Muốn chiến thắng nó thì châu Âu phải được dân chủ hóa. Mới đầu người ta nghĩ, phải dân chủ hóa theo khuôn mẫu Hoa Kỳ, kể cả tư tưởng và các công cụ của các nhà khoa học xã hội. Phải chuyển tất cả những cái đó sang cho châu Âu vận dụng. Khoa học xã hội là một khoa học non trẻ, nên ngay từ đầu đã vấp phải vấn đề là phải tự thể hiện như một khoa học so với các khoa học khác. Khoa học xã hội phải luôn luôn đấu tranh để được thừa nhận. Do truyền thống cũ của khoa học, kinh tế học, triết học, luật học và các khoa học khác là những khoa học đã tồn tại lâu rồi. Vì vậy, người ta đòi hỏi khoa học xã hội phải có các thành tựu có thể đứng vững trong mối quan hệ với các khoa học đã được hình thành và củng cố.
Một thí dụ hay về vấn đề này là Max Weber. Ông vốn là nhà luật học, nhà kinh tế học. Hướng về khoa học xã hội, ông đã phân vân và nhiều lần bắt gặp các cuộc tranh luận từ phía kinh tế học. Ông có nhiều kẻ thù. Bấy giờ người ta gọi ông là nhà xã hội học. Các gọi đó có thể coi là sự miệt thị. Các công trình nghiên cứu khoa học của ông chứng minh rằng ông là một nhà kinh tế học giỏi. Nhưng vì ông quan tâm, có hứng thú đối với các nhà khoa học xã hội nên ông bị người ta xem như nhà kinh tế học nửa vời. Vấn đề này tồn tại cho đến hôm nay. Có một cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề này: Liệu người ta có thể là khoa học xã hội mà không đồng thời là nhà khoa học kinh tế và nhà luật học?
Ở CHDC Đức trước đây, người ta chỉ có thể giảng dạy xã hội học như một phân môn tiếp tục sau bậc đại học. Trước hết, học kinh tế học, luật học, sử học, sau đó mới có thể học môn xã hội học. Có thể nói, đó là một mô hình tốt, mô hình hay, trong khi ở Tây Đức lại coi xã hội học là một phân môn độc lập. Kết quả là các nhà xã hội học không hiểu gì về kinh tế học và luật học.
Như vậy, các khoa học xã hội đã từng gặp những khó khăn hết sức to lớn để tồn tại và được củng cố trong sự phân công lao động của các khoa học xã hội.
(còn tiếp)
TH: T.Giang – CSCI
Nguồn: Bài giảng của Giáo sư Joachim Matthes – Trường Đại học Erlangen – Nurnberg CHLB Đức – HN 1994.
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Các Vấn đề Khoa Học Xã Hội Hiện Nay
-
Những Vấn đề đặt Ra Cho Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Giai đoạn ...
-
Chương Trình “Nghiên Cứu Những Vấn đề Trọng Yếu Về Khoa Học Xã ...
-
THỰC TRẠNG KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY - Tài Liệu Text
-
Các đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Xã Hội Mới Nhất | Luận Văn 2S
-
Tham Khảo Các đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Xã Hội Hay Nhất
-
Nghiên Cứu Những Vấn đề Trọng Yếu Về Khoa Học Xã Hội Và Nhân ...
-
[DOC] 3. Những Vấn đề Về Xã Hội Và Quản Lý Xã Hội
-
Giải Pháp đẩy Mạnh Nghiên Cứu Cơ Bản Khoa Học Xã Hội Và Nhân ...
-
Hội Thảo Khoa Học “Những Vấn đề Mới Về Quản Lý, Phát Triển Xã Hội ...
-
(PPT) Nhung Van De Cap Bach GS Vinh | Phan Quỳnh
-
Tin Tức - Những Vấn đề Của Khoa Học Xã Hội Trong Thế Giới đương đại
-
Tập Trung Nhận Diện Các Vấn đề Xã Hội Mới, Cần ưu Tiên
-
Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Với Sự Nghiệp đổi Mới - Chú
-
Vấn đề Xã Hội Nổi Bật Trước Diễn Biến Mới Của đại Dịch Covid-19 ở ...