THỰC TRẠNG KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Lý luận chính trị >>
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.48 KB, 15 trang )
MỞ ĐẦUSau hơn 20 năm đổi mới toàn diện do Đảng Cộng sản Việt Nam khởixướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, mang ýnghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Namdân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nước ta đã từngbước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, tiếp tục ổn định và pháttriển; tạo lập được những tiền đề cần thiết đất nước chuyển sang giai đoạn đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa; năng lựcnội sinh của khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực an ninh, quốcphòng được tăng cường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiệnrõ rệt. Chỉ số phát triển con người liên tục được nâng cao và thành tựu phát triểncon người của Việt Nam được UNDP đánh giá tích cực trong khu vực ĐôngNam Á. Những thành tựu của hơn 20 năm đổi mới đã làm tăng thêm thế và lựcmới của Việt Nam, tạo điều kiện để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước.Để đạt được những thành tựu đó, khoa học xã hội đã góp phần quan trọngtrong việc cung cấp những luận cứ khoa học cho đường lối đổi mới toàn diện đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết là đổi mới tư duy lý luận trêntất cả các lĩnh vực cơ bản của sự phát triển, nhất là đổi mới tư duy kinh tế, đồngthời trực tiếp đề xuất, kiến nghị và tham gia xây dựng nhiều chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước; xây dựng nên nền tảng tri thức, hệ giá trị tinh thầncủa xã hội và cho sự phát triển xã hội; xây dựng và phát triển nguồn nhân lựcKhoa học xã hội cho sự phát triển xã hội của đất nước; thực hiện vai trò tư vấnchính sách cho sự phát triển của đất nước và truyền bá và phổ biến tri thức vềkhoa học xã hội Việt Nam với các nước trên thế giới.Vậy Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay có những thành tựu gì? Nhữngyêu cầu gì về Khoa học xã hội cần được đặt ra trong thời gian tới? Đây là nhữngvấn đề cần làm rõ trong tiểu luận này.1NỘI DUNGI. THỰC TRẠNG KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY1.1. Thực trạng về nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam hiện nayNhững thành tựu nghiên cứu của khoa học xã hội Việt Nam hiện nay, đã vàđang đáp ứng được những yêu cầu của thời đại, nó đóng góp một cách thiết thựcvào sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. Các thành tựu của khoa họcxã hội được gắn trực tiếp với những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội được nêutrong các văn kiện của Đại hội VI đến Đại hội IX và Nghị quyết của các Hộinghị Trung ương các khóa. Đó là những vấn đề như: Thời kỳ quá độ, con đườngđi lên CNXH ở Việt Nam, vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế, vấn đề kinh tếthị trường định hướng XHCN, vấn đề dân chủ cơ sở, xây dựng nhà nước phápquyền XHCN của dân, do dân, vì dân...Cụ thể hóa những thành tựu đó được thể hiện ở một số lĩnh vực như“Nghiên cứu về con người”, đây luận điểm hết sức quan trọng, nguồn động lực,mục tiêu và là chủ thể của sự phát triển. Bởi con người là nguồn vốn của sự pháttriển, trong sự vận động và phát triển con người có một luận điểm quan trọng là“quyền con người”. Đối với con người, về mặt tổ chức nghiên cứu cơ cấu cầnđược nghiên cứu trên hai phương diện đó là Triết học và Sinh học, nên từ đóViện khoa học xã hội Việt Nam đã thành lập Viện nghiên cứu con người.Tiếp đó là thành tựu về Chính trị: Khoa học xã hội đang từng bước làm rõvai trò cầm quyền, vai trò lãnh đạo và vị trí của Đảng cộng sản Việt Nam. Nóphát triển luận điểm trong Di chúc của Bác, đó là luận điểm “Đảng ta phải làĐảng cầm quyền”. Trong đó phân định rõ quyền lực chính trị và quyền lực nhànước. Những thành tựu của Đảng đã khẳng định rõ, đó là xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN do nhân dân, vì nhân dân. Từng bước nhận thức được vaitrò, chức năng của hệ thống chính trị, vai trò phản biện của các tổ chức chính trịđược nâng cao....2Thành tựu nghiên cứu về đối ngoại cũng là một trong những nét nổi bật củaKhoa học xã hội: Thế giới trước đây biết được về một Việt Nam qua chiếntranh, nay được biết đến nhiều hơn về thành tựu đổi mới thành công, đặc biệt làsự ổn định về chính trị, an ninh, môi trường đầu tư thuận lợi.Những kết quả nghiên cứu khoa học được thể hiện bằng những cuốn sáchchuyên luận, kỉ yếu, những bài báo, thông tin tổng hợp được xuất bản phục vụnhu cầu học tập, nghiên cứu của xã hội. Cũng từ đó các chương trình, đề tàinghiên cứu này còn xây dựng nhiều kiến nghị, cung cấp nhiều luận cứ khoa họccho việc hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước, góp phần giải đáp những vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội củađất nước trong quá trình phát triển.Bên cạnh những thành tựu đáng nên trên, nghiên cứu Khoa học xã hội cũngcó nhiều mặt hạn chế đó: Trong nghiên cứu KHXH những vấn đề bức xúc do xãhội đặt ra chưa được nâng lên thành tính tổng thể, nghiên cứu về xã hội còn quáít. Hiện nay, đang hình thành nên các nhóm nghiên cứu cùng chung lợi ích, chưatập trung nghiên cứu thỏa đáng các vấn đề nhạy cảm như vấn đề tôn giáo, vấn đềnhân quyền ...Khoa học xã hội chỉ mới tập trung thuyết minh cho đường lối chủ trươngcủa Đảng, mà chưa có đề xuất, kiến nghị một cách xác đáng.Các nghiên cứu khoa học xã hội còn thiếu tính phê phán, còn thiếu tínhkhách quan, tính khoa học. Khoa học xã hội có khả năng luận giải tốt về hiệnthực, nhưng tính dự báo lại rất hạn chế.1.2. Thực trạng quản lí khoa học xã hội ở nước ta hiện nay:Khoa học xã hội cũng đang dần từng bước được quản lí trên cơ sở của phápluật, đó là một bước đổi mới khác với trước đây chỉ quản lí về đường lối, chínhsách mà thôi. Hiện nay đang dần từng bước hình thành và tạo ra một hệ thốngchủ thể quản lí về khoa học xã hội như quản lí đề tài các cấp, quản lí sản phẩmkhoa học xã hội, chuyển giao sản phẩm khoa học vào cuộc sống.3- Có cơ chế quản lí những vấn đề nghiên cứu và cơ chế tài chính trongKHXH:Có quỹ nghiên cứu khoa học cơ bản, khoảng 200 tỉ/ nămPhân bổ nguồn kinh phí cho KHXH chưa cân xứng: 20/80 so với Khoa họccông nghệ.- Cơ chế tài chính trong KHXH chưa thực sự rõ ràng, minh bạch gây khókhăn cho những nhà nghiên cứu KHXH.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội Việt Nam hiện nay:Đội ngũ cán bộ Khoa học xã hội Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quátrình phát triển của nước ta. Cùng với sự phát triển về tổ chức, đội ngũ cán bộnày ngày càng trưởng thành và phát triển mọi mặt có khả năng đáp ứng yêu cầuvà nhiệm vụ ngày càng cao của Đảng và Nhà nước giao, trong đó có nhiều nhàkhoa học là những chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hộivà nhân văn của Việt Nam nhưĐội ngũ nghiên cứu Khoa học xã hội của nước ta hiện nay rất đa dạng vàphong phú, tăng dần về số lượng, đơn cử như Viện khoa học xã hội Việt Namtrước đây chỉ có 21 Viện với số cán bộ khoảng 1.000 người, hiện nay đã lên tới31 Viện và tổng số cán bộ là 1.800 người. Như vậy, đối với một cơ quan nghiêncứu lớn như viện Khoa học xã hội Việt Nam, thì đội ngũ cán bộ cũng đã tănglên gấp đôi.Không những thế xu hướng nghiên cứu Khoa học xã hội mang tính liênngành, đa ngành rất cao. Đội ngũ cán bộ mang tính xu hướng rõ rệt, như cán bộnữ nhiều hơn cán bộ nam, đội ngũ cán bộ trẻ chiếm tỷ trọng cao hơn.Nhưng về đội ngũ cán bộ cũng có những hạn chế nhất định: Cán bộ KHXHít có điều kiện cập nhật và mở rộng những kiến thức mới, phương pháp nghiêncứu và giảng dạy mới trên thế giới. Hoạt động nghiên cứu chưa gắn với đào tạođể có thể đổi mới và cập nhật thường xuyên những kiến thức mới, chuyênnghiệp và hiện đại. Đội ngũ cán bộ KHXH hiện đang có sự hụt hẫng về kiến4thức cơ bản và năng lực thực hành, trong đó trình độ ngoại ngữ còn yếu là mộtcản trở lớn.1.4. Thực trạng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học xã hội Việt Nam hiện nay:Trong lĩnh vực đào tạo con người, đào tạo tri thức đỏi hỏi cần có một quátrình tích lũy lâu dài, không thể đột biến hoặc nóng vội. Hiện nay đội ngũ thầycô, chuyên gia về Khoa học xã hội không đáp ứng đủ nhu cầu, có nhiều ngườicó điều kiện đã tự bỏ tiền ra nước ngoài đào tạo, nhưng con số đó cũng rấtkhiêm tốn. Số người được đào tạo cấp bậc như Thạc sỹ và Tiến sỹ chưa đồngđều ở từng chuyên môn hẹp, những người có độ tuổi trung bình trẻ chiếm tỷ lệlớn, như vậy cũng đồng nghĩa với việc đội ngũ này ít có kinh nghiệm hơn.Một thực trạng nữa, đó là số lượng cán bộ nghiên cứu KHXH còn ít, hệthống chương trình đào tạo cán bộ KHXH ở các trường đại học, các Viện nộidung đào tạo còn yếu kém, lạc hậu chưa đáp ứng cho sự phát triển của khoa họcxã hội trên thế giới.1.5. Thực trạng tư vấn chính sách của khoa học xã hội Việt Nam hiện nay:Vai trò về tư vấn chính sách của Khoa học xã hội Việt Nam ngày càng đượcnâng cao, từng bước khẳng định tầm quan trọng của mình. Với quan điểm gắn lýluận với thực tiễn, tiến hành công tác nghiên cứu lý luận trên cơ sở tổng kết thựctiễn sinh động của đất nước trong quá trình đổi mới.Những nghiên cứu cơ bản được kết hợp với nghiên cứu ứng dụng, ngànhkhoa học xã hội ngày càng có nhiều đóng góp thiết thực hơn trong việc xâydựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Bằng chứng là từ Đại hội VI đến Đại hộiIX của Đảng, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam được giao nhiệm vụ là một trongnhững cơ quan tham gia vào việc xây dựng những văn kiện của Đại hội và cácHội nghị Trung ương. Một số chuyên gia đầu ngành của Viện được mời thamgia các Tổ biên tập cương lĩnh, văn kiện của các Đại hội. Những dự thảo chuyênđề và những ý kiến đóng góp của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam được Banchuẩn bị văn kiện Đại hội đánh giá tốt. Viện khoa học xã hội còn thực hiện5nhiều đề tài khoa học phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ trọng điểmđược nêu trong Nghị quyết của các Đại hội VI, Đại hội VII, Đại hội VIII, Đạihội IX và Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương. Bằng các hoạt động nghiêncứu của mình phục vụ trực tiếp góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việchoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở tầm vĩ mô.1.6. Thực trạng các tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta hiện nay.Hiện nay các tổ chức nghiên cứu về khoa học xã hội cũng rất phong phú vàđa dạng. Đơn vị đầu ngành, lớn nhất đó là Viện khoa học xã hội Việt Nam. Hiệnnay Viện khoa học xã hội hiện có 34 đơn vị thành viên, phần lớn được phân bốtại địa bàn Thành phố Hà Nội.Ngoài ra còn có nhiều các tổ chức nghiên cứu khác như: Viện khoa học xãhội thuộc khu vực miền Nam, trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ - Đại học quốcgia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu xã hội và phát triển là một tổ chức phi lợinhuận, phi Chính phủ, được thành lập năm 1997.... hoặc Viện Nghiên cứu Kinhtế - Xã hội và nhân văn miền núi là một cơ quan nghiên cứu, phối hợp giữa cácnhà khoa học trong và ngoài đại học nhằm tổ chức các hoạt động nghiên cứu vềkinh tế, xã hội và nhân văn của đất nước nói chung, khu vực trung du, miền núinói riêng.Cùng với sự phát triển về chất lượng nghiên cứu, thì số lượng các tổ chứcnghiên cứu khoa học xã hội đang được tăng dần, đó là sự ra đời của các trungtâm nghiên cứu tư nhân như Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ NôngLâm nghiệp Thành Tây...Hạn chế: tính kết nối, hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu KHXH chưacao, tính chuyên nghiệp: phong cách, chuyên sâu chưa cao1.7. Thực trạng hợp tác quốc tế về khoa học xã hội ở nước ta hiện nay.Căn cứ vào đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thực hiện phươngchâm đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, trong những năm qua,6Viện khoa học xã hội đã triển khai đàm phán và ký kết mới cũng như đã gia hạncác thỏa thuận hợp tác khoa học với các đối tác như: Viện Hàn lâm khoa họcNga; Viện Hàn lâm khoa học Hungary; Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan; Trungtâm nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp; Cơ quan trao đổi học thuật Đức; Đạihọc Nagoya Nhật Bản; Đại học Yonsie Hàn Quốc; Viện Hàn lâm Sinica ĐàiLoan; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Úc; Đại học RMIT Úc; Hội đồng KHXHẤn Độ; với các Viện Khoa học xã hội Trung Quốc; Hội đồng Khoa học xã hộiMỹ; Viện Hàn lâm Hoàng Gia Campuchia; Viện KHXH quốc gia Lào…Việc khai thác tài trợ cũng như tổ chức xây dựng và thực hiện các dự án hợptác với các tổ chức và quỹ quốc tế trong những năm qua đã mang lại những hiệuquả thiết thực. Tính đến nay, Viện khoa học xã hội Việt Nam đã có điều kiệnđưa hàng trăm cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu, học tập; hàng trăm công trìnhnghiên cứu đã được triển khai, tổ chức thành công nhiều hội thảo quốc tế lớn,hội tụ được những nhà khoa học và hoạt động chính trị nổi tiếng khắp năm châu,được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.* Hạn chế:Trình độ của cán bộ nghiên cứu quốc tế còn thấp, ngoại ngữ còn hạn chếPhương pháp nghiên cứu mới của thế giới chúng ta tiếp cận chưa đầy đủ vàtoàn diện. Tư duy giai cấp vẫn nặng nề, còn trội nổi, tư duy máy móc, chưa bámvào thực tiễn, còn hàn lâm.1.8. Thực trạng Thông tin - Thư viện - Tư liệu về khoa học xã hội ở ViệtNam hiện nay.Các Viện Khoa học Xã hội Việt Nam hiện có 30 thư viện thuộc 30 Việnnghiên cứu chuyên ngành và 2 thư viện thuộc Bảo tàng Dân tộc học Việt Namvà Tạp chí KHXH Việt Nam và một hệ thống gồm 30 tạp chí khoa học và 6 phụtrương chuyên sâu về các lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn7(KHXH&NV), với trên 50 năm hoạt động đã tạo nên một nguồn lực về tàinguyên thông tin tư liệu lớn nhất của Việt Nam hiện nay về KHXH&NV. Nguồnlực này không chỉ lớn nhất về mặt số lượng mà trong đó bao gồm nhiều bộ sưutập tư liệu, hiện vật có giá trị thực sự quý giá, là những di sản quốc gia về vănhoá, lịch sử và khoa học.Các thư viện hiện đang lưu giữ nhiều nguồn tin khoa học xã hội phongphú, đa dạng, được tập hợp, bổ sung một cách hệ thống thực sự hữu ích cho việcnghiên cứu chuyên sâu các ngành KHXH&NV như kinh tế học, triết học, luậthọc, tâm lý học, xã hội học …và các vấn đề tâm điểm mang tính toàn cầu nhưphát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển con người, …Một nguồn tài nguyên thông tin rất quý giá khác của Viện Khoa học Xãhội Việt Nam là hàng vạn hiện vật về văn hoá vật thể và phi vật thể của 54 dântộc ở Việt Nam cùng hàng vạn tư liệu nghe nhìn quý giá đang được lưu giữ,trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.Một điểm nổi bật khác của nguồn lực thông tin Viện Khoa học Xã hộiViệt Nam là các nguồn tài liệu “chất xám” của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.Nguồn tài liệu “chất xám” này bao gồm các kết quả nghiên cứu khoa học củaViện Khoa học Xã hội Việt Nam trong hơn 50 năm hoạt động và một số lượngrất lớn các ấn phẩm khoa học có được từ 30 tạp chí do các Viện trực thuộc ViệnKhoa học Xã hội Việt Nam xuất bản.Hạn chế: Cơ sở dữ liệu về lý luận thì có, nhưng về thực tiễn thì còn thiếu,rất yếu kém đặc biệt là các điều tra cơ bản của XHH.8II. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI KHOA HỌC Xà HỘI NƯỚCTA TRONG THỜI GIAN TỚI2.1. Dự báo những vấn đề nghiên cứu của KHXH- Số lượng những Vấn đề cần nghiên cứu là tăng, phức tạp về vấn đề nghiêncứu (vừa rộng và vừa sâu)+ Trước đây chỉ nói kinh tế, một ít xã hội, chính trị nhưng trong thời giantới đề cập đến nhiều vấn đề , nhiều lĩnh vực để nghiên cứu.+ Nhiều vấn đề phải đòi hỏi giải quyết tận cùng, sâu sắc hơn, cần so sánh,tìm nguyên nhân… (dân tộc, con người…)- Phức tạp, đa dạng, lồng ghép những vấn đề đa ngành, liên ngành+ Trong kinh tế có chính trị, văn hóa…+ Những vấn đề nhân quyền+ Những vấn đề dân tộc tôn giáo (Thế kỷ 21 là thế kỷ của các tôn giáo lớn,chiến tranh giữa các sắc tộc trong thế kỷ 21 bùng nổ mạnh hơn, chính sách anninh quốc phòng của các nước, vấn đề Biển Đông, tranh giành về nguồn lực(con người, tài nguyên).- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủnghĩa xã hội của Việt Nam.- Phương hướng, mục tiêu, tiến trình và những giải pháp nhằm công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước.- Xây dựng quan hệ sản xuất theo con đường xã hội chủ nghĩa; sự biến đổicác giai cấp, tầng lớp xã hội; các chính sách bảo đảm tiến bộ xã hội và côngbằng xã hội.- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng conngười trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát huy mạnh mẽ9nhân tố con người; đấu tranh chống những ảnh hưởng độc hại từ mặt trái của cơchế thị trường và mở cửa với bên ngoài.- Tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhànước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, tăng cường đoàn kết dân tộc trongđiều kiện kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo con đường xã hộichủ nghĩa.- Những vấn đề về chủ nghĩa tư bản hiện đại.- Làm rõ bản chất và con đường phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo conđường xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện cơ chế quản lý mới.- Đổi mới, nâng cao hiệu quả và vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nướctrong nền kinh tế quốc dân.- Vấn đề kinh tế tư bản nhà nước, mối quan hệ giữa chế độ đa sở hữu và cáchình thức phân phối, giữa quản lý vĩ mô và điều hành vi mô đối với sản xuất vàkinh doanh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.- Những vấn đề về lịch sử, dân tộc, tôn giáo, triết học, văn học nghệ thuật...,đặc điểm con người Việt Nam.- Tổng kết kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cứu nước, giữ nước tronglịch sử dân tộc, xây dựng, phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Namtrong điều kiện mới.- Tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương.2.2. Dự báo nhu cầu đào tạo về KHXH- Trong thời gian tới là rất lớn. Nguồn nhân lực có trình độ cao về KHXHsẽ phát triển+Nhu cầu đào tạo nói chung là lớn và KHXH cũng nhiều10+Đặc biệt, nguồn nhân lực chất lượng cao VD: Chỉ tiêu 2010 củaHọc viện là 266 tiến sỹ, 200 thạc sỹ, năm 2011 là 250 tiến sĩ và 250 thạc sĩ.- KHXH có nhiều ngành nghề cần đào tạo những lĩnh vực mới: Đa dạng vềngành nghề, có những lĩnh vực mới: Phát triển bền vững, thát triển con người, pháttriển vùng: vùng nghiên cứu, khoa học vùng ra đời (Nhân văn học, đông phươnghọc…)- Tính liên kết, hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng nâng cao: chia sẻkinh nghiệm, nâng cao nguồn lực, tạo mặt bằng công nhận về kiến thức mangtính đặc thù của Việt Nam. Liên kết các cơ sở đào tạo trong nước với nướcngoài.2.3. Dự báo về sự phát triển các tổ chức nghiên cứu KHXH trong thờigian tớiPhát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình: tổ chức nghiên cứu nhànước, các tổ chức nghiên cứu KHXH phi chính phủ, tư nhân… VD: Hơn 300viện nghiên cứu của nhà nước, trong đó một nửa là nghiên cứu khoa học xã hội.Năng lực nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu được từng bước nâng cao.2.3.1. Dự báo khả năng tư vấn chính sách- KHXH được đề cao và phát triển do nhiều cơ sở- Nhiều đặt hàng, năng lực nâng cao cán bộ nghiên- Cơ quan nghiên cứu chủ động nghiên cứu những vấn đề liên quan đếnKHXH.- Quá trình phát triển buộc nhà quản lí phải dựa vào khoa học nhiều hơn dođó cần cơ sở thực tiễn của nghiên cứu.2.3.2. Dự báo hợp tác quốc tế- Tổ chức lại công tác nghiên cứu cơ bản về đất nước học và chiến lược củacác nước lớn, của Trung Quốc và Mỹ; xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng lâudài đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về các nước láng giềng, các nước lớn, các11nước có quan hệ kinh tế - thương mại lớn với Việt Nam, nhất là Trung Quốc,Mỹ, EU, Nhật và Ấn Độ.- Có cơ chế và chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và các nhàkhoa học quốc tế vào Việt Nam hoạt động khoa học dưới mọi hình thức, tạođiều kiện thuận lợi để khoa học xã hội Việt Nam giao lưu và sớm bắt kịp trìnhđộ khoa học xã hội khu vực và quốc tế.+ Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, khoa học xã hội theo chuẩn quốctế, tăng cường hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện để ngày càng có nhiều nhà khoahọc Việt Nam đạt trình độ quốc tế, làm việc ở các tổ chức quốc tế đa phươngtoàn cầu, khu vực và song phương.12KẾT LUẬNTrên đây là bức tranh chung về thực trạng KHXH ở Việt Nam hiện naychúng tôi đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế về KHXH hiện nay từ đóđề cập đến những yêu cầu đặt ra đối với KHXH nước nhà trong thời giantới. Điều đó giúp những nghiên cứu sinh chúng tôi có được nhận thức tổngquan về khoa học xã hội ở Việt Nam, thực trạng, dự báo phát triển, chúngtôi hình thành kỹ năng thu thập, xử lí thông tin, nhìn nhận, đánh giá nhữngvấn đề cấp bách của KHXH nước ta để có thể hiểu hơn về việc lựa chọnmảng đề tài nghiên cứu và đặc biệt thấy rõ được vai trò và trách nhiệm củamột nghiên cứu sinh về lĩnh vực KHXH một khoa học có đóng góp rất lớntrong quá trình phát triển của đất nước. Chúng tôi hiểu được rằng sự cốgắng, nỗ lực của cá nhân trong việc triển khai đề tài nghiên cứu thuộc lĩnhvực chuyên môn của mình không chỉ phục vụ cho niềm đam mê khoa họcmà còn góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triểnTổ quốc Việt Nam giàu mạnh, công bằng dân chủ và văn minh sánh vaivới các cường quốc năm châu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh mongmỏi đối với thế hệ trẻ.13TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 20112020.3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trungương Đảng (khóa X) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19-01-2011).5. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiệnNghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về khoa học và công nghệ, tháng 7/2008.6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấphành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoahọc và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá nhiệm vụ đến năm2000.7. Quyết định Số : 928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 7năm 2007, Về việc phê duyệt Đề án Nghiên cứu khoa học xã hội, tổng kết thựctiễn, xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa.14MỤC LỤC15
Tài liệu liên quan
- Đổi mới văn hoá trong công cuộc thúc đẩy tiến bộ xã hội Việt Nam hiện nay
- 13
- 698
- 0
- đổi mới văn hóa trong công cuộc thúc đẩy tiến bộ xã hội Việt Nam hiện nay
- 12
- 616
- 0
- Thực trạng Kinh tế Xã hội Việt Nam khi bước vào hội nhập
- 53
- 489
- 0
- Thực trạng khoa học công nghệ Việt Nam
- 30
- 447
- 4
- Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay
- 56
- 9
- 67
- Báo cáo nghiên cứu khoa học " Viện Khoa học xã hội Việt Nam 55 năm xây dựng và phát triển " docx
- 12
- 240
- 0
- Báo cáo nghiên cứu khoa học " Đẩy mạnh hội nhập quốc tế của Viện Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 " ppsx
- 7
- 252
- 2
- Luận văn thạc sỹ: Chính sách đối với viên chức khoa học từ thực tiễn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
- 81
- 1
- 9
- Một số nội dung phát triển hệ thống các CSDL tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- 9
- 309
- 0
- Vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
- 116
- 642
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(103.5 KB - 15 trang) - THỰC TRẠNG KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Các Vấn đề Khoa Học Xã Hội Hiện Nay
-
Những Vấn đề đặt Ra Cho Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Giai đoạn ...
-
Chương Trình “Nghiên Cứu Những Vấn đề Trọng Yếu Về Khoa Học Xã ...
-
Các đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Xã Hội Mới Nhất | Luận Văn 2S
-
Tham Khảo Các đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Xã Hội Hay Nhất
-
Nghiên Cứu Những Vấn đề Trọng Yếu Về Khoa Học Xã Hội Và Nhân ...
-
[DOC] 3. Những Vấn đề Về Xã Hội Và Quản Lý Xã Hội
-
Những Vấn đề Lý Luận Cơ Bản Trong Các Khoa Học Xã Hội Và Các ...
-
Giải Pháp đẩy Mạnh Nghiên Cứu Cơ Bản Khoa Học Xã Hội Và Nhân ...
-
Hội Thảo Khoa Học “Những Vấn đề Mới Về Quản Lý, Phát Triển Xã Hội ...
-
(PPT) Nhung Van De Cap Bach GS Vinh | Phan Quỳnh
-
Tin Tức - Những Vấn đề Của Khoa Học Xã Hội Trong Thế Giới đương đại
-
Tập Trung Nhận Diện Các Vấn đề Xã Hội Mới, Cần ưu Tiên
-
Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Với Sự Nghiệp đổi Mới - Chú
-
Vấn đề Xã Hội Nổi Bật Trước Diễn Biến Mới Của đại Dịch Covid-19 ở ...