Những Việc Nên Làm Và Không Nên Làm Khi điều Khiển Xe đạp để ...

Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toànĐáp án giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 4Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2021-2022 là cuộc thi diễn ra từ ngày 1/12/2021 đến 10/1/2022 dành cho cấp tiêu học. Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn là một câu hỏi tự luận trong bộ đề dành cho học sinh lớp 4. Sau đây là gợi ý trả lời.

Lưu ý: Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn là tài liệu được tổng hợp, sưu tầm từ các nguồn để chia sẻ miễn phí đến các bạn học sinh nhằm hoàn thành tốt cuộc thi giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 4.

Câu hỏi giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 4

  • I. Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn số 1
    • 1. Những việc nên làm khi điều khiển xe đạp 
    • 2. Những việc không nên làm khi điều khiển xe đạp 
  • II. Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn số 2
    • 1. Những việc nên làm khi đi xe đạp:
    • 2. Những việc không nên làm khi đi xe đạp:

I. Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn số 1

1. Những việc nên làm khi điều khiển xe đạp

1. Xe đạp cũng giống như tất cả các loại phương tiện khác lưu thông trên đường như xe hơi, xe gắn máy... Vì vậy người chạy xe đạp phải tuyệt đối tuân theo tín hiệu giao thông. Luôn nhớ: Nhường người đi bộ, dừng khi đèn đỏ và đặc biệt cẩn thận ở những chỗ giao nhau.

2. Luôn luôn lái xe bên phải đường theo đúng hướng dẫn giao thông. Không bao giờ được đi ngược đường.

3. Đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua.

4. Ở những chỗ cắt nhau có đông người qua lại, khi muốn qua đường thì tốt nhất nên dắt xe đi trên phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu giao thông.

5. Kể cả khi đi cùng bạn bè cũng luôn đi hàng một (không lái xe sóng đôi) trên đường, vì việc đi hàng hai hàng ba dễ gây nguy hiểm cho mình, cho bạn và cho cả những người đi trên các phương tiện khác.

6. Khi muốn vượt, phải xin vượt lên bên trái người và xe khác.

7. Không lái xe bằng một tay và đặc biệt không bao giờ được chạy xe trên 1 bánh để tránh bị mất thăng bằng trong những tình huống bất ngờ.

8. Đi buổi tối phải chắc chắn xe có đèn và đèn phải sáng.

9. Không đeo tai nghe khi đang chạy xe để có thể nghe rõ tiếng kèn của các xe khác cũng như tiếng còi điều khiển của cảnh sát giao thông.

10. Không bao giờ được đột ngột quẹo, cua khi chưa có sự quan sát đằng trước đằng sau. Khi muốn rẽ: đi chậm, dùng tay trái xin đường khi muốn rẽ trái; đi chậm, nhìn lại đằng sau bên phải khi muốn rẽ phải. Khi thấy thật sự có dấu hiệu an toàn - các xe đằng sau đi chậm lại hoặc lái theo hướng ngược với hướng mình định rẽ thì mới rẽ.

2. Những việc không nên làm khi điều khiển xe đạp

  • Đi xe dàn hàng ngang;
  • Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  • Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  • Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
  • Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Bên cạnh người điều khiển xe, người ngồi sau xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:

  • Mang, vác vật cồng kềnh;
  • Sử dụng ô;
  • Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  • Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Những hành vi không nên làm được nêu trên đây đã và đang thường xuyên xảy ra khi tham gia giao thông những người điều khiển giao thông không nhận thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề. Ví dụ như việc đeo tai nghe khi lái xe tưởng chừng đơn giản nhưng nó sẽ khiến người lái xe không thể nghe được những báo hiệu xung quanh về nguy hiểm không nhìn thấy ở phía sau hoặc bên cạnh nên sẽ dễ gặp tai nạn. Nếu như người lái xe đó không đeo tai nghe thì đã nghe được tín hiệu cảnh báo và kịp thời né tránh.

II. Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn số 2

Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn
Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn

1. Những việc nên làm khi đi xe đạp:

  • Người đi xe đạp phải chú ý quan sát khi tham gia giao thông, xe lắp còi, phanh ổn định.
  • Người đi xe đạp, xe đạp điện kiểm tra bánh xe có đủ hơi không để tham gia giao thông an toàn, không bị hết hơi, nổ lốp bất ngờ gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác.
  • Người điều khiển xe đạp phải điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình và đi đúng phần đường, làn đường quy định.
  • Người điều khiển xe đạp phải đi trên làn đường trong cùng phía tay phải.
  • Người điều khiển xe đạp phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Người điều khiển xe đạp phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật.
  • Người điều khiển xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

2. Những việc không nên làm khi đi xe đạp:

  • Người đi xe đạp không ăn uống khi tham gia giao thông, vừa đi vừa ăn đồ, uống nước.
  • Người đi xe đạp không đèo 3, đèo 4 đi trên đường
  • Người đi xe đạp không đua xe đạp, lạng lách, đánh võng, cố tình bấm còi xe gây mất trật tự.
  • Người đi xe đạp không cố tình cười đùa, nô nghịch trên đường, đưa đồ qua lại giữa hai xe nhiều lần, bóp phanh kít trên đường, đang đi dừng lại bất ngờ.
  • Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang;
  • Người đi xe đạp không đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  • Người đi xe đạp không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  • Người đi xe đạp không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
  • Người đi xe đạp không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Người đi xe đạp không sử dụng ô, một tay cầm ô, một tay điều khiển xe vừa chắn tầm nhìn xe sau và bản thân người đi xe đạp không chủ động trong nhiều tình huống tham gia giao thông, dễ gây tai nạn.
  • Người đi xe đạp không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  • Người đi xe đạp không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
  • Người đi xe đạp không có các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Qua những việc nên làm hoặc không nên làm trên đây có thể thấy rằng những việc không nền làm những những việc được pháp luật quy định và nghiêm cấm những hành vi như vậy. Nếu người điều khiển xe vi phạm có thể gây nguy hiểm khi tham gia giao thông và cũng đã vi phạm pháp luật quy định.

Hơn nữa trong những hành vi nên làm và không nên làm được nêu ra cũng là những hành vi nhằm bảo đảm người điều khiển xe đạp được an toàn và tránh gây tai nạn giao thông trên đường ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng.

Bên cạnh đó khi các em nắm bắt được cụ thể những hành nên và không nên làm thì hãy truyền tải những điều đó cho những người bạn của mình, nhắc nhở bạn bè nên hoặc không nên làm gì. Đó cũng là cách tuyên truyền và tiếp thu những nhắc nhở mà người lớn dạy bảo.

Trong trường hợp bạn gặp những người bạn của mình làm những hành động không nên làm thì hãy khuyên răn các bạn hoặc báo với người lớn để ngăn cản hành vi đó. Không nên ùa theo và làm theo các bạn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Từ khóa » điều Em Cần Biết Khi đi đường