NHỮNG YẾU TỐ NỀN TẢNG TẠO NÊN KIẾN TRÚC BỀN VỮNG

NHỮNG YẾU TỐ NỀN TẢNG TẠO NÊN KIẾN TRÚC BỀN VỮNG

Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, vấn đề suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, sử dụng quá mức và không thể kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã tạo ra những cuộc khủng hoảng, ảnh hưởng sâu sắc tới văn minh đô thị và hệ sinh thái tự nhiên. Trong bối cảnh đó, sự hình thành của một loại hình kiến trúc “mới” – kiến trúc bền vững (còn được định nghĩa là kiến trúc sinh thái thân thiện, hoặc sinh học kiến trúc) – trở nên tất yếu và thường được mô tả, được mong đợi, như một giải pháp toàn diện để đối phó với cuộc khủng hoảng của văn minh đô thị, xét trên phạm vi rộng, chính cuộc khủng hoảng về phong cách kiến trúc đương đại, xét trong phạm trù hẹp của ngành kiến trúc.

C3D38E2B 81BA 40E0 8E64 CF4BB86AFC8E

Kiến trúc bền vững là kiến trúc sử dụng các phương pháp tiếp cận khôn khéo để bảo tồn năng lượng và hệ sinh thái trong việc thiết kế môi trường xây dựng, đem đến sự cân bằng giữa con người với môi trường tự nhiên. Công trình bền vững phải hòa hợp với cảnh quan tự nhiên và ngược lại, thiên mnhiên cũng sẽ làm đẹp thêm cho công trình.

nhung kien truc xanh doc dao cua kts vo trong nghia hinh 4

Các yếu tố nền tảng tạo nên kiến trúc bền vững

  • Bền vững về kết cấu, vật liệu, kỹ thuật

Mọi kiến trúc ra đời đều phục vụ cho con người. Vì vậy, sự bền vững của kiến trúc đầu tiên chính là nghĩa đen, đơn giản nhất: công trình phải chắc chắn, an toàn. Tất nhiên mỗi thể loại công trình, tính chất công trình hay mỗi giai đoạn xây dựng có những yêu cầu mức độ bền vững khác nhau, nhưng đều có yêu cầu tối thiểu về độ bền vững cơ học, bền vững kết cấu. Một ngôi nhà, một kiến trúc hay và đẹp đến mấy mà bị… sụp đổ thì kiến trúc đó không còn giá trị sử dụng và cái hay, cái đẹp cũng không còn giá trị hiện hữu.

Trong khoa học xây dựng, bốn yêu cầu đòi hỏi với công trình liên quan mật thiết đến nhau là bền vững, tiện ích, thẩm mỹ, kinh tế thì “bền vững” luôn đứng ở đầu (trong khi hai yếu tố cuối là “thẩm mỹ” và “kinh tế” có thể hoán đổi cho nhau trong từng thời kỳ).

Khoa học kỹ thuật và khoa học xây dựng ngày càng phát triển, công nghệ vật liệu phát triển cho phép làm những toà nhà hiện đại có kết cấu bền vững hơn kiến trúc cổ nhiều lần. Nhưng những kiến trúc hiện đại cũng cao – lớn hơn, chứa đựng nhiều con người và tài sản; đòi hỏi yếu tố an toàn cao hơn nữa. Kiến trúc và con người ngày càng đối mặt nhiều với những bất ổn do cả thiên nhiên và xã hội (động đất, sóng thần, bão lũ, khủng bố…) nên sự bền vững kết cấu ngày càng trở nên quan trọng.

Bền vững về kết cấu gắn liền với bền vững vật liệu tạo nên kết cấu đó. Với kiến trúc cổ thì đó là gỗ, gạch, đá tự nhiên,…với kiến trúc hiện đại đó là bê tông, thép. Bên cạnh vật liệu kết cấu, thì sự bền vững của những vật liệu tạo nên hình hài kiến trúc cũng rất quan trọng để tạo nên sự bền vững chung của cả công trình. Tất nhiên có nhiều trường hợp, nhiều công trình vật liệu đóng cả hai vai trò: vừa là vật liệu kết cấu chịu lực, vừa là vật liệu kiến trúc để tạo nên hình thức, giá trị thẩm mỹ của công trình.

Hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị trong công trình cũng là một phần quan trọng và đòi hỏi tính bền vững. Đó là những hệ thống phổ biến như hệ thống điện, chiếu sáng; hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp – thoát nước, hay ở mức độ cao hơn ở những kiến trúc hiện đại như hệ thống điều hoà nhiệt độ, hệ thống thang máy, hệ thống báo cháy – chữa cháy, hệ thống giám sát, hệ thống điều khiển thông minh… Công trình bền vững có nghĩa là những hệ thống này cũng phải bền vững, được thiết kế và lắp đặt khoa học, hoạt động ổn định, an toàn; thuận tiện và dễ dàng bảo trì, sửa chữa, nâng cấp thay thế hay xử lý nếu xảy ra sự cố.

  • Bền vững về quy hoạch, cảnh quan, môi trường

Một công trình tồn tại có ý nghĩa khi nó được đặt đúng nơi, đúng chỗ. Công trình phải làm đẹp thêm cảnh quan, không gian và ngược lại, không gian sẽ tôn công trình đó lên. Nói theo thuật ngữ chuyên môn là công trình kiến trúc phải phù hợp quy hoạch, và quy hoạch phải có giá trị, phải bền vững. Nhiều kiến trúc đô thị đã đã tồn tại hàng trăm năm mà vẫn đẹp. Chúng đẹp ở tự thân nghệ thuật kiến trúc, và đẹp vì được xây dựng đúng chỗ, hài hoà với cảnh quan đô thị, có những điểm nhìn đẹp.

  • Bền vững thẩm mỹ

Kiến trúc là một trong bảy môn nghệ thuật. Cho dù kiến trúc hiện đại ngày nay gần với công nghệ – kỹ thuật hơn, thì vẫn không thể loại trừ, phủ nhận yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ trong đó. Lịch sử kiến trúc nói riêng và lịch sử nghệ thuật nói chung là một dòng chảy không ngừng, luôn có sự tiếp biến, thay đổi, phát triển. Riêng kiến trúc còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như vật liệu, kỹ thuật, nhu cầu xã hội… Kiến trúc bền vững có nghĩa là phải có giá trị nghệ thuật theo quan điểm mỹ học nhất định. Tuy mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gia, vùng miền có những cách nhìn nhận khác nhau về những giá trị thẩm mỹ, trên nền tảng văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán…; song cái đẹp của nghệ thuật kiến trúc vẫn luôn có mẫu số chung trên nền tảng mỹ học, triết học. Kiến trúc là gương mặt phản ánh lịch sử, chứa đựng và ghi nhận các yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật… ở thời điểm nó ra đời. Khác với những tác phẩm của các bộ môn nghệ thuật khác có thể mai một hoặc biến mất, “kiến trúc bền vững” tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm vẫn hiện hữu trong không gian, song hành cùng đời sống xã hội hiện đại. Nếu một kiến trúc được ghi nhận là bền vững, nghĩa là giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ cũng bền vững, cho dù xu hướng nghệ thuật, trào lưu kiến trúc, phong cách kiến trúc đã thay đổi rất nhiều.

Có thể, có những thể loại kiến trúc mà người ta không xây nữa, hoặc có xây nhưng hình thức kiến trúc không như thế nữa. Nhưng những giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ của nó không vì thế mà bị giảm đi, trái lại giá trị lịch sử, nghệ thuật càng được đề cao và tôn vinh. Đương nhiên, những kiến trúc “bền vững thẩm mỹ” được ra đời bởi những kiến trúc sư tài năng. Và sự “bền vững thẩm mỹ” cũng là lý do để kiến trúc trường tồn, dù có thể đó không phải là kiến trúc quá bền chắc, to lớn, kỳ vĩ.

  • Bền vững về văn hoá

Công trình kiến trúc được sinh ra để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống. Nhưng kiến trúc không chỉ đơn thuần có chức năng, công năng như những đồ vật, vật dụng khác. Sự tồn tại của kiến trúc cùng cuộc sống con người đã tạo nên những giá trị tinh thần. Tự thân kiến trúc có giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật đã là một phần của yếu tố ấy. Nhưng lớn hơn, nó còn hình thành, gìn giữ những giá trị văn hoá qua năm tháng, qua những thăng trầm lịch sử. Có thể nói có những kiến trúc có linh hồn. Điều đó hoàn toàn đúng với những công trình kiến trúc tôn giáo, đền đài, lăng tẩm…; những công trình đã trải qua các biến động thời cuộc, gắn liền với những sự kiện lịch sử, với những nhân vật lịch sử. Hoặc kiến trúc đó có thể là một kiến trúc tiêu biểu, mẫu mực thể hiện một giá trị văn hoá bình dị nhưng sâu sắc, thể hiện được cốt cách, tinh thần của chủ nhân.

Có những công trình nhỏ bé, có những kiến trúc cổ, trải qua hàng trăm năm mà vẫn tồn tại. Nhiều công trình ấy được xây dựng bằng những vật liệu không vĩnh cửu, không quá bền vững về kết cấu, cơ học và vật liệu theo nghĩa nguyên bản của nó; thế nhưng nó vẫn tồn tại, và toả sáng. Bởi những công trình ấy chứa đựng những giá trị văn hoá lớn lao. Nói một cách khác, đó là những kiến trúc bền vững văn hoá. Chính sự bền vững “vô hình” này lại có sức mạnh ghê gớm, mà không có một thế lực nào xâm hại, huỷ diệt được, dù là thiên nhiên hay con người. Ngược lại, có thể công trình bền vững về kết cấu, bền vững thẩm mỹ vẫn bị huỷ hoại bởi những yếu tố khác, ví dụ như việc quy hoạch, hay những chủ trương hành chính nào đó về quản lý xây dựng; hoặc nó bị đào thải bởi mang những yếu tố phi nhân văn, không được sự ủng hộ và đồng thuận của cộng đồng.

  • Bền vững về kinh tế
  • Bền vững về xã hội

Lợi ích của kiến trúc bền vững

– Lợi ích môi trường: Nâng cao môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên, cải thiện chất lượng không khí và nước, giảm bớt chất thải rắn, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

– Lợi ích kinh tế: tối ưu hóa các nguồn năng lượng tự nhiên, giảm năng lượng điện tiêu thụ, giảm chi phí hoạt động, nâng cao giá trị tài sản và lợi nhuận, cải thiện sản xuất, tối ưu hoá hiệu suất vòng đời kinh tế.

– Lợi ích xã hội: Nâng cao sức khỏe và tiện nghi cho người dân, góp phần hình thành một cộng đồng khỏe mạnh. Đem đến sự an toàn và hài lòng cho cộng đồng khi sống trong các công trình kiến trúc hay đô thị bền vững.

Phố Đá Đẹp hy vọng qua bài viết này các bạn có thể biết được những yếu tố cơ bản tạo nên một kiến trúc hiện đại và tương lai và là nguồn gốc của các công trình theo xu hướng không gian xanh hiện nay đối với loại kiến trúc giành cho nhà ở

Không gian xanh đang là xu hướng kiến trúc không gian sống đang cực kỳ được yêu thích hiện nay bởi môi trường sống lành mạnh, không gian đẹp và gần gủi với thiên nhiên.

nhung kien truc xanh doc dao cua kts vo trong nghia hinh 2

Các vật liệu tạo nên một không gian xanh hay một kiến trúc bền vững đó là Cây xanh, gỗ hay đá tự nhiên( đá ốp tường,đá trang trí, đá lát nền sân vườn ) các vật liệu thuần thiên nhiên luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các công trình bền vững.

ĐÁ TRANG TRÍ PHỐ ĐÁ ĐẸP LÀ ĐIỂM ĐẾN ĐÁNG TIN CẬY CHO QUÝ KHÁCH HÀNG TẠI ĐÀ NẴNG VÀ KHẮP MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC!!!

Nguồn: ashui.com; bambubuild.com

Đá Tự Nhiên/Đá Ốp Tường/Đá Trang Trí/Đá Lát Nền Sân Vườn/Đá Cubic

4.9/5 - (40 bình chọn)

Bài viết liên quan:

  1. TÒA NHÀ LÈ ARCHITECTURE CÓ KIẾN TRÚC ĐÁ CUỘI ĐỘC ĐÁO

  2. 10 CÔNG TRÌNH XỨNG DANH THỦ ĐÔ KIẾN TRÚC THẾ GIỚI

  3. NHỮNG MẪU NHÀ 2 TẦNG MÁI THÁI KIỂU MỚI ĐẸP NGẨN NGƠ

  4. DỰ ÁN REGAL ONE WORLD REGENCY – Ý TƯỞNG HỘI TỤ KỲ QUAN KIẾN TRÚC 5 CHÂU

  5. NGÔI NHÀ VỚI LỐI KIẾN TRÚC ẤN TƯỢNG CHO NHỮNG ĐỨA TRẺ CÓ CHA MẸ ĐƠN THÂN TẠI CITY BELL

  6. VỮA CHỐNG THẤM SỰ LỰA CHỌN CHO CÔNG TRÌNH BỀN VỮNG

  7. NHỮNG NGÔI NHÀ TUYỆT VỜI BÊN VÁCH ĐÁ

Từ khóa » Kết Cấu Kiến Trúc Bền Vững