NHUỘM GRAM

Bỏ qua nội dung

NHUỘM GRAM ——————————————————————– Nhuộm Gram là một phương pháp nhằm phân loại vi khuẩn thành 2 nhóm lớn dựa vào cấu tạo thành tế bào khác nhau của chúng. Bằng phương pháp nhuộm Gram, ta có vi khuẩn Gram Âm (-) và vi khuẩn Gram Dương (+). Tên gọi của phương pháp bắt nguồn từ người tìm ra nó, nhà khoa học người Đan Mạch Hans Christian Gram (1853–1938), khi ông công bố phương pháp này vào năm 1884. Đây là một phương pháp hữu hiệu trong bước đầu xác định vi sinh vật, tuy nhiên, không phải tất cả các loài vi khuẩn đều được phân chia bằng cách này, ta có nhóm vi khuẩn biến thể với Gram (gram-variable) và nhóm vi khuẩn không xác định Gram (gram-indeterminate). Màu tím (Gram +) của vi khuẩn Staphylococcus aureus và màu đỏ hồng (Gram -)của Escherichia coli được phân biệt bằng phương pháp nhuộm Gram. 1. Nguyên lý Việc phân loại dựa trên cơ sở, các loài vi khuẩn Gram + có thành tế bào phủ lớp peptidoglycan dày (chiếm 50-90% vỏ tế bào), nên trong quá trình nhuộm, nó sẽ bắt màu của chất tím kết tinh (màu tím xanh), trong khi đó, nhóm vi khuẩn Gram – do có lớp peptidoglycan mỏng hơn (10%) nên nó không bắt được màu tím kết tinh mà sẽ bắt màu hồng của chất nhuộm Safranin. Các bước cơ bản của quá trình nhuộm Gram. 2. Chuẩn bị – Dụng cụ, thiết bị Kính hiển vi, que cấy đầu tròn, đèn cồn, diêm, phiến kính (slide), chậu rửa, bình xịt nước cất và các dụng cụ cần thiết. – Vật liệu, hoá chất (1) Các loài vi khuẩn hoặc các hỗn dịch các vi khuẩn này. Vi khuẩn Gram âm: E.coli, Salmonella,..; Gram dương: S. aureus, Bacillus cereus; dịch cơ thể hoặc mẫu sinh thiết bị nghi ngờ nhiễm khuẩn. (2) Dung dịch tím gentians (3) Dung dịch Lugol (4) Dung dịch alcohol 90% (5) Dung dịch fucshin kiềm Pha thuốc nhuộm tím gentians: + Tím gentians nồng độ 1/10 trong cồn ethylic 95[sup]0[/sup] 10ml + Acid phenic 1ml + Nước cất 100ml Lắc đều, lọc qua giấy lọc. Pha dung dịch lugol: + Iod 1g + Kali iodid (KI) 2g + Nước cất 5ml Nghiền tan trong cối sứ rồi cho thêm nước cất cho đủ 200ml Pha thuốc nhuộm Fucshin kiềm: + Fucshin kiềm nồng độ 1/10 trong cồn ethylic 95[sup]0[/sup] 10ml + Acid phenic 5ml + Nước cất 100ml Lắc đều, lọc qua giấy lọc. 3. Qui trình B1: Nhỏ lên lam kính sạch 1 giọt nước muối sinh lý, lấy 1-3 khuẩn lạc dàn đều trên lam kính và kéo một ít nước muối sinh lý vào để tránh làm loãng mẫu nhuộm. B2: Để khô tự nhiên. Cố định tiêu bản trên phiến kính bằng cách hơ cao trên ngọn lửa đèn cồn, kiểm tra độ nóng (nhẹ vừa phải trên mu bàn tay). Chú ý: nóng quá, hoặc hơ lâu, vi khuẩn sẽ biến dạng. B3: Đổ thuốc nhuộm tím Gentian lên tiêu bản, để 1 phút, rửa đuổi với nước. B4: Đổ dung dịch lugol lên tiêu bản, để 1 phút, rửa đuổi với nước B5: Tẩy màu bằng cồn 90 cho tới khi bạc màu tím, rửa đuổi với nước B5: Đổ thuốc nhuộm Fucshin kiềm lên tiêu bản, để 30s, rửa đuổi với nước – Thấm giấy hoặc để khô ở không khí. – Quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 100 có nhỏ dầu soi. – Đọc kết quả: Vi khuẩn Gram dương bắt màu tím (do màu tím Gentian) còn vi khuẩn Gram âm có màu đỏ hồng (của Fucshin). 4. Giải thích tính bắt màu Gram của vi khuẩn Vi khuẩn Gram dương có vách tế bào dày từ 15 đến 50 nm, dạng lưới, cấu tạo bởi peptidoglycan. Chất này có khả năng giữ phức hợp tím gentians – iod. Trong khi đó, lớp vách tế bào peptidoglycan của các vi khuẩn Gram âm thì mỏng hơn và thường có thêm lớp màng lipopolysaccharde (LPS) bên ngoài. Sau khi nhuộm với phức hợp gentians – iod, mẫu được xử lí tiếp với hỗn hợp khử màu, làm mất nước của các lớp peptidoglycan trong vách tế bào Gram dương, từ đó làm giảm khoảng trống giữa các phân tử và khiến vách tế bào bắt giữ phức hợp gentians – iod bên trong tế bào. Đối với vi khuẩn Gram âm, dung dịch alcohol 90% đóng vai trò là chất hoà tan lipit và làm tan màng ngoài của vách tế bào. Lớp peptidoglycan mỏng (chỉ khoảng 10 nm) không thể giữ lại phức hợp gentians – iod và tế bào Gram âm bị khử màu và bắt màu thuốc nhuộm bổ sung. 5. Những sai lầm có thể gặp trong phương pháp nhuộm Gram – Có những sai lầm trong phương pháp nhuộm Gram làm cho vi khuẩn Gram dương nhuộm thành màu hồng của vi khuẩn Gram âm, đó là: + Phết vi khuẩn ở lứa cấy qúa già (trên 24h), cấu trúc vách vi khuẩn gram dương không còn bền chặt như ở lứa cấy trẻ, do vậy mất khả năng ngăn cản sự tẩy màu của alcohol. + Dung dịch lugol không còn tốt, do đã pha quá lâu và mất đi iod. Trường hợp này có thể nhận biết khi dung dịch lugol không còn sậm màu. + Tẩy màu bằng alcohol quá lâu đã làm cho vi khuẩn Gram dương cũng bị tẩy màu. – Có những sai lầm trong phương pháp nhuộm Gram làm cho vi khuẩn Gram âm nhuộm thành màu tím của vi khuẩn Gram dương, đó là: + Phết vi khuẩn quá dầy làm cho alcohol không thể tẩy màu toàn bộ vi khuẩn trong phết nhuộm. + Tẩy màu bằng alcohol quá ngắn hay dung dịch alcohol bị pha quá loãng làm cho màu Gram không được tẩy khỏi tế bào vi khuẩn.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Điều hướng bài viết

Bài trướcTÍNH CHẤT LEN MEN ĐƯỜNG CỦA VI KHUẨNBài sauHỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

Tìm kiếm

Tìm kiếm cho:

Thống kê truy cập

  • 134 048 Lượt truy cập
Follow Sinh viên Y Hải Dương on WordPress.com

ĐĂNG KÍ NHẬN BÀI VIẾT MỚI

Địa chỉ email:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • THÔNG BÁO CHÍNH THỨC 22 Tháng Tám, 2017
  • BIỂU ĐỒ CHUYỂN DẠ 13 Tháng Tám, 2017
  • THEO DÕI LIÊN TỤC CƠN CO TỬ CUNG VÀ NHỊP TIM THAI 13 Tháng Tám, 2017
  • THEO DÕI CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG 13 Tháng Tám, 2017
  • CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ 13 Tháng Tám, 2017

BÀI VIẾT XEM NHIỀU NHẤT

  • Phản ứng thành bụng - Cảm ứng phúc mạc
  • Viêm phổi ở trẻ em - Chẩn đoán theo IMCI
  • KỸ THUẬT ĐẾM SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU
  • Cơ chế Phù trong viêm cầu thận cấp
  • BÀI GIẢNG HÓA SINH

FACEBOOK

FACEBOOK

THAM KHẢO

  • Bác sĩ nội trú
  • Xét nghiệm đa khoa
  • BS. Lê Hùng
  • Chuyện Phòng Mổ
  • BS Khánh Dương
  • Thầy thuốc kiêm thầy giáo
  • Diễn đàn sinh viên Y dược Thái Bình
  • Diễn đàn sinh viên khoa Y – Dược – Đại học Tây Nguyên
  • Bệnh học
  • Thần kinh.edu
  • Cục quản lý khám chữa bệnh- Bộ Y Tế

Subscribe On YouTuBe & G+

  • YouTube
  • Google
  • Google

Bản quyền

© 2017 Bản quyền thuộc về Sinh Viên Y Khoa Hải Dương Facebook: fb.com/sinhvienykhoahaiduong Email: study.hmtu.edu@gmail.com

sinhvienykhoahaiduong@gmail.com Số 1, Đường Vũ Hựu, thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương, Việt Nam

Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • Sinh viên Y Hải Dương
    • Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Sinh viên Y Hải Dương
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Tác Dụng Của Lugol Trong Nhuộm Gram