Nhượng Quyền Thương Mại, ĐÔI BÊN CÙNG CÓ LỢI! - LinkedIn
Có thể bạn quan tâm
Agree & Join LinkedIn
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Sign in to view more content
Create your free account or sign in to continue your search
Sign inWelcome back
Email or phone Password Show Forgot password? Sign inor
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
New to LinkedIn? Join now
or
New to LinkedIn? Join now
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
LinkedIn is better on the app
Don’t have the app? Get it in the Microsoft Store.
Open the app Skip to main content* 90% CTY HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN TIẾP TỤC HOẠT ĐỘNG SAU 10 NĂM, trong khi đó 82% CTY KHỞI NGHIỆP ĐỘC LẬP PHÁ SẢN.
* 5% CTY HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THẤT BẠI TRONG 5 NĂM ĐẦU TIÊN, trong khi đó CÔNG TY KHỞI NGHIỆP ĐỘC LẬP LÀ 38%.
4 CÁI LỢI CỦA BÊN NHẬN NHƯỢNG QUYỀN
Trước hết, đó là giảm thiểu rủi ro: mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảm thiểu rủi ro.
Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại cao. Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh.
Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung.
Thứ hai, được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Thứ ba, tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, qui trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.
Thứ tư, được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn.
Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường.
5 CÁI LỢI CỦA BÊN NHƯỢNG QUYỀN
Vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền.
Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền.
Thứ hai, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Ngày nay, những sự thay đổi trên thị trường diễn ra rất nhanh. Lẽ dĩ nhiên là nếu bạn không thay đổi, phát triển và mở rộng cùng với thị trường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng sẽ trôi qua tầm tay.
Thứ ba, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên, chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này giúp bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn. Đây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng vượt qua.
Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền. Và như thế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền.
Thứ tư, tối đa hoá thu nhập. Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của mình.
Thứ năm, tận dụng nguồn nhân lực. Bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra kinh doanh và đây là động lực để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Vì khi người nhận quyền là chủ nên họ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền.
Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment- Copy
To view or add a comment, sign in
No more previous content-
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISE)
Feb 22, 2017
-
PHẢI CAM KẾT, KIÊN ĐỊNH VỚI KHÁT VỌNG, LÝ TƯỞNG, MỤC TIÊU CUỘC ĐỜI!
Jul 27, 2016
-
TÔI đi tìm TÔI..
Jul 17, 2016
-
Nghề bán hàng, Con đường ngắn để khởi nghiệp nhưng nhiều bạn trẻ đã bỏ qua !!
Jul 17, 2016
-
Total Resource Management (ERP)
May 8, 2015
-
BUSINESS INTELLIGENCE OFFICE PORTAL
May 8, 2015
-
LacViet sureLMS software for Training, E-learning
Apr 7, 2015
Explore topics
- Sales
- Marketing
- IT Services
- Business Administration
- HR Management
- Engineering
- Soft Skills
- See All
Từ khóa » Mục Tiêu Nhượng Quyền Thương Mại
-
Mục đích Của Hoạt động Nhượng Quyền Thương Mại - Dân Kinh Tế
-
Những Lợi ích Của Nhận Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì?
-
Nhượng Quyền Thương Mại Là Mục Tiêu Hướng Tới Của Doanh Nghiệp
-
Các Hình Thức Nhượng Quyền Thương Mại Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì Và Có Lợi ích Như Thế Nào
-
Lợi ích Của Nhượng Quyền Thương Mại - Bảo Hộ Thương Hiệu
-
Nhượng Quyền Thương Mại, Doanh Nghiệp Cần Lưu ý điều Gì?
-
Các Hình Thức Nhượng Quyền Thương Mại Phổ Biến Hiện Nay?
-
Khả Năng Nhượng Quyền Là Gì? Các Tiêu Chí đánh ... - Luật Dương Gia
-
[PDF] Nhượng Quyền Thương Mại Của Doanh Nghiệp Nước Ngoài Theo Quy ...
-
[PDF] KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ...
-
Tất Tần Tật Về Nhượng Quyền Thương Mại - Doanh Nghiệp Cần Chú ý
-
Nhượng Quyền Thương Mại Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp
-
CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG ...