Tất Tần Tật Về Nhượng Quyền Thương Mại - Doanh Nghiệp Cần Chú ý

Nội dung bài viết [Ẩn]

    1. Nhượng quyền thương mại là gì?
    2. Điều kiện nhượng quyền thương mại là gì?
    3. Các hình thức chuyển nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay
      1. Thứ nhất, nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ
      2. Thứ hai, nhượng quyền thương mại căn cứ theo tiêu chí kinh doanh
      3. Thứ ba, nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh
    4. Phí nhượng quyền thương mại là bao nhiêu?
    5. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Tạo dựng và phát triển để thương hiệu có chỗ đứng, được nhiều người biết đến trên thị trường là câu chuyện không phải một sớm một chiều mà một cá nhân hay công ty có thể thực hiện được. Việc làm này sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức, tiền của. Chính vì thế, lựa chọn đầu tư vào một thương hiệu đã được xây dựng sẵn đang là cách làm mà nhiều người lựa chọn, hình thức đó là nhượng quyền thương mại. Vậy đăng ký nhượng quyền thương mại cần lưu ý những gì? Điều kiện nhượng quyền thương mại là gì?

Điều cần lưu ý về nhượng quyền thương mại Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nhượng quyền thương mại là gì?

Theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại năm 2005 thì:

“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

a. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

b. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Hiểu đơn giản thì nhượng quyền thương mại bản chất của nó là một giao dịch mà trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền (một cá nhân, tổ chức nào đó) kinh doanh sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước của mình.

Đổi lại, bên nhận quyền sẽ phải trả một số tiền nhất định hoặc một phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm cho bên nhượng quyền.

Vậy nhượng quyền thương mại ở việt nam cần lưu ý điều gì?

Điều kiện nhượng quyền thương mại là gì?

Theo Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Thứ hai, đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương

Thứ ba, hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.

Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

Các hình thức chuyển nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn tại đây. ( Các hình thức nhượng quyền kinh doanh phổ biến hiện nay) 

Thứ nhất, nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ

Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ có một số hình thức như sau:

(i) Nhượng quyền thương mại trong nước: Các thương hiệu Việt Nam hiện nay cũng đã bắt đầu phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các doanh nghiệp mới nhau, thường là giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa mới được thành lập.

(ii) Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Đây là hình thức mà các chủ thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như: KFC, ADIDAS,Nike,…

(iii) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: Hiện nay, có các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đã được nhượng quyền ra các nước, có thể kể đến các thương hiệu như: cà phê Trung Nguyên, Phở 24,…

Thứ hai, nhượng quyền thương mại căn cứ theo tiêu chí kinh doanh

Căn cứ theo tiêu chí kinh doanh có một số hình thức nhượng quyền thương mại sau:

(i) Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Đây là hình thức mà người nhượng quyền cho phép người được nhận quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do mình cung ứng trong phạm vi và theo thời gian nhất định. Tuy nhiên, người nhận quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

Có thể kể đến các thương hiệu đã được nhượng quyền cho loại hình thức này như: coca cola, hãng xe hơi Ford,…

(ii) Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh

Hiện nay, đây được coi là hình thức chuyển nhượng thương mại phổ biến nhất, hay còn được gọi với tên gọi khác là nhượng quyền kinh doanh. Theo đó, bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền thương mại được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của họ mà còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ cho các nhân viên của bên nhận nhượng quyền các yêu cầu, kĩ năng cơ bản.

Thứ ba, nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh

Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh có 4 hình thức sau:

(i) Franchise độc quyền: Là hình thức mua franchise, mà trong đó người mua được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán. Người mua master franchise có thể nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức franchise phát triển khu vực (Area development franchise) hay franchise riêng lẻ (single-unit franchise. Nếu người mua muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới, thì cũng phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên bán. Theo hình thức này, người mua không được phép nhượng quyền lại. Với hình thức này, bên mua thương hiệu phải chủ động tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu trong khu vực của mình.

(ii) Franchise vùng: Đây là hình thức franchise mà người mua regional franchise sẽ nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc người mua master franchise để bán lại cho các người mua franchise nhỏ lẻ (singl-unit franchise) trong vùng (region) mà mình mua với những quy định theo thỏa thuận với công ty nhượng quyền. Hình thức này giống như trung gian của master franchise và single-unit franchise. Điểm khác biệt của hình thức này với hình thức master franchise là chỉ có thể nhượng quyền lại cho các single-unit franchise chứ không được mở các cửa hiệu kinh doanh thương hiệu của mình.

(iii) Franchise phát triển khu vực: Ở hình thức này người bán được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh (số lượng theo cam kết với bên bán) tại một khu vực, lãnh thổ nhất định và theo thời gian cụ thể. Người mua trong trường hợp này không được phép nhượng quyền lại. Họ sẽ phải cam kết mở bao nhiêu của hàng franchise trong thời gian nhất định. Nếu họ muốn bán franchise lại cho bên thứ ba thì họ phải mua theo hình thức master franchise và người mua franchise phải trả một khoản phí lớn để có thể độc quyền mở các của hiệu nhượng quyền trong một khu vực và thời gian nhất định.

(iv) Franchise riêng lẻ: Người mua ký hợp đồng trực tiếp với người bán (là chủ chính hoặc master franchise) để mở ra một đơn vị kinh doanh theo hệ thống nhượng quyền của bên bán, tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian cụ thể. Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn và người mua franchise phải trả thêm một khoản phí. Người mua franchise theo hình thức này không thể nhượng lại cho bên thứ ba hay tự ý mở thêm cửa hiệu kinh doanh cùng thương hiệu. Vì thế, người mua nhượng quyền lẻ thường chỉ có thể mua được qua các master franchise (đối với thương hiệu nổi tiếng) hay các chủ thương hiệu nhỏ. Với các ví dụ điển hình như KFC, Jolibee, Loterria, McDonald’s thông qua hình thức này để nhượng quyền vào Việt Nam.

Phí nhượng quyền thương mại là bao nhiêu?

Theo quy định của Nghị định 08/2018/NĐ-CP mới nhất đã bãi bỏ quy định về điều kiện đối với Bên nhận quyền và quy định về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.

Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • Nội dung của quyền thương mại.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Do đó, phí nhượng quyền thương mại sẽ được quy định tại hợp đồng nhượng quyền thương mại của các bên! Nếu bạn còn thắc mắc thêm về kiến thức pháp luật, hãy tham khảo tại: Luật thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

                

Từ khóa » Mục Tiêu Nhượng Quyền Thương Mại