Niệm Phật Phải Nhất Tâm: Lời Khuyên Hay Dành Cho Người Học Phật

  • Trang chủ
  • Phật pháp
  • Giáo pháp
  • Nghe Pháp & Thực Hành Pháp
  • Niệm Phật phải nhất tâm: Lời khuyên hay dành cho người học Phật
  • Share link
  • Niết Bàn
  • Tâm Tánh
  • Duyên khởi
  • Quán Tưởng
  • Bồ Tát Đạo
  • Bốn Chân Lý
  • Bi - Trí - Dũng
  • Giác Ngộ - Giải Thoát
  • Nhân Cách & Xã Hội
  • Phước Đức - Công Đức
  • Vô Thường - Khổ - Vô Ngã
  • Nghe Pháp & Thực Hành Pháp
  • Nhân Quả - Nghiệp Báo - Luân Hồi

  • Tweet

Niệm Phật phải nhất tâm: Lời khuyên hay dành cho người học Phật

Theo kinh Phật: Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu. Không chỉ các Phật tử, người thường nhất tâm niệm Phật, hướng Phật cũng không có gì tổn hại cả mà còn đem lại cho mình tâm tư thanh thản, yên tĩnh.

Chư thiên hữu! Hôm nay học Phật, chọn pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây Phương, trước hết phải đầy đủ ba việc: tín, hạnh, nguyện. Trong Di Đà yếu giải có dạy rằng: “chẳng có tín tâm thì không đủ nguyện lực, nguyện không tha thiết thì hạnh không chuyên cần; không chuyên cần niệm Phật đến nhất tâm thì tín, nguyện sẽ không viên thành”. Hôm nay, chúng ta nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì nhất định phải tinh chuyên thường niệm hàng ngày.Bằng phương pháp nào để ta niệm Phật có kết quả mau chóng?! Niệm phật gồm có bốn cách: thật tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật và trì danh niệm Phật. nhưng với thời mạt pháp hiện tại, chúng sanh phần nhiều chạy theo ngoại cảnh; pháp môn trì danh niệm Phật là hợp cơ hợp thời đối với mọi người. Trì danh niệm phật là pháp dễ thực hành cho mọi tầng lớp già trẻ, sang hèn…mau đạt thành kết quả dễ nhất tâm. Nhưng phải trì danh bằng cách nào? Hằng ngày ta thường xuyên niệm: “A Di Đà Phật” hoặc “Nam Mô A Di Đà Phật” công đức đạt thành không gì khác nhau. Tại sao ta không niệm thêm nhiều danh hiệu của các đức Phật khác mà ta chỉ niệm riêng danh hiệu của Phật A Di Đà? Vì niệm nhiều danh hiệu thì tâm ta sẽ phân biệt và tán loạn, nếu chuyên tâm một danh hiệu của đức Phật thì ta dễ được nhất tâm hơn. Và, ta chỉ chuyên tâm niệm danh hiệu của Phật Di Đà là vì cõi Tây Phương Cực Lạc do thanh tịnh tâm của chúng hội Bồ Tát tạo thành; nên khi ta được sanh vào thì liền được vị bất thối đồng với chúng hội Bồ Tát khác; do công đức thù thắng này mà đức Thích Ca khuyên ta nên niệm danh hiệu Phật Di Đà để cầu sanh về cảnh Cực Lạc. Chư Tổ sư cũng dạy: “chuyên tâm niệm Phật vạn người tu vạn người vãng sanh”.Hôm nay, chúng ta niệm Phật sáu chữ hay bốn chữ không có gì khác nhau, nhưng điều chủ yếu là khi niệm mỗi chữ mỗi chữ phải rõ ràng, phải nhất tâm cung kính. Miệng niệm tai nghe, tâm suy nghĩ từng chữ từng câu cho thật rõ, cứ như vậy mà tiếp tục niệm, từ một câu cho đến ngàn vạn câu cũng đều rõ rang thông suốt trong tâm. Ngày nay niệm như vậy, ngày mai cũng niệm như vậy, năm này tháng nọ cũng niệm như vậy, năm tới tháng tới cũng niệm như vậy; cho đến mười năm, hai mươi năm, một trăm năm cũng tiếp tục niệm như vậy không gián đoạn, không thay đổi. Thường xuyên niệm như vậy, tâm không thay đổi mà bản rằng không được vãng sanh Tây Phương là điều không thể xảy ra.Chúng ta niệm Phật giống như ăn cơm uống nước hằng ngày. Nếu một ngày ta không ăn không uống thì cơ thể tâm thần ta không được yên ổn. Cũng vậy, chúng ta niệm Phật đến khi nào nếu thỉnh thoảng bị quên không niệm mà cảm thấy thiếu thốn khó chịu như thiếu ăn thiếu uống thì đã có kết quả. Chúng sanh sanh vào thế giới dục giới này là do chúng ta ghiền ăn, ghiền uống, ghiền tình ái, ghiền tham dục phiền não… nay ta muốn cầu sanh Tây Phương thì phải cai những thứ bệnh ghiền của thế giới Ta Bà không hợp với chúng sanh Tây Phương; vì bệnh ghiền của chúng sanh Tây Phương là ghiền niệm Phật, nghe pháp.Niệm Phật cầu sanh tây Phương không phải chỉ niệm một ngày hai ngày, mà phải chuyên cần thường xuyên niệm cho đến ngày lâm chung. Sau khi sanh về Tây Phương thấy Phật nghe pháp, tiến tu chứng được quả vị bất thối Bồ Tát ở nơi thường Tịch Quang Độ đồng với pháp thân Chư Phật. Bây giờ ta có thể ở trong thanh tịnh pháp thân mà thị hiện khắp mười phương thế giới để hoằng hóa cứu độ chúng sanh, trong đó có thế giới Ta Bà mà ta muốn đến. Đừng lo không duyên với thế giới Ta Bà mà hãy lo rằng tự ta niệm Phật không tinh chuyên đến chỗ nhứt tâm.Bài viết: "Niệm Phật phải nhất tâm: Lời khuyên hay dành cho người học Phật"Thượng Tọa Thích Phước Nhơn/ Vườn hoa Phật giáo Tags niệm phật phải nhất tâm: lời khuyên hay dành cho người học phật niem phat phai nhat tam loi khuyen hay danh cho nguoi hoc phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao phat giao vuon hoa phat giao phat hoc
  • Tweet

Các bài viết khác

  • bay phap doan tru phien nao

    Bảy pháp đoạn trừ phiền não

  • thay phat nghe phat bang niem tin va can lanh

    Thấy Phật, nghe Phật bằng niềm tin và căn lành

  • hoi huong cong duc phuoc bau moi khi lam cac thien su

    Hồi hướng công đức phước báu mỗi khi làm các thiện sự

  • Loại sân hận nào nguy hiểm nhất?
  • Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm
  • Kết quả của sự buông thư và thiền tập
  • Nhờ thờ Phật mà thoát khổ
  • Tâm khỏe mạnh mới mong thân khỏe mạnh

Tin đáng quan tâm

Vườn Hoa Phật Giáo

Nhà tài trợ chính

  • trang chủ
  • Liên Hệ Quảng Cáo
  • Tin tức
  • Phật học
  • Danh tăng
  • Văn học
  • Văn hóa
  • Tự viện
  • Phật pháp
  • Lịch sử
  • Nghi thức
  • Tuổi trẻ và đời sống
  • Góc suy ngẫm
  • Từ thiện
  • Thư viện audio
  • Từ điển phật học
  • RSS
  • Sitemap

Từ khóa » Học Niệm Phật