NIỆU ĐỘNG HỌC LÀ GÌ ?
Có thể bạn quan tâm
Đo niệu động học là phương pháp được sử dụng để khảo sát hoạt động của đường tiểu dưới. Nhờ các phép đo niệu động học, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây rối loạn đường tiểu dưới, giúp điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
1. Đo niệu động học là gì?
1.1 Giải phẫu hệ tiết niệu
Hệ tiết niệu có 2 cơ quan quan trọng nhất là thận và bàng quang. Đây là các cơ quan sản xuất, chứa đựng và tống xuất nước tiểu. Khi hệ tiết niệu làm việc bình thường, thận sẽ tạo ra nước tiểu và nước tiểu theo 2 niệu quản đưa xuống bàng quang. Bàng quang nằm ở vùng bụng dưới, trên các cơ vùng chậu, là một tạng rỗng có nhiệm vụ chứa đựng nước tiểu.
Khi nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang chưa đầy, cơ bàng quang ở trạng thái nghỉ. Khi bàng quang căng đầy, những tín hiệu thần kinh ở não sẽ cảnh báo và tạo ra cảm giác mắc tiểu. Não bộ sẽ điều khiển các cơ bàng quang co thắt, giúp nước tiểu được tống xuất ra ngoài qua niệu đạo. Các cơ thắt ở niệu đạo giúp niệu đạo đóng trong quá trình bàng quang đầy nước tiểu nên trong thời gian nín tiểu, nước tiểu sẽ không bị rỉ ra ngoài. Các cơ thắt niệu đạo sẽ mở khi bàng quang co thắt, tống xuất nước tiểu ra ngoài.
1.2 Đo niệu động học là gì?
Áp lực đồ bàng quang là một trong các phép đo niệu động học thường dùng
Đo niệu động học được sử dụng nhằm khảo sát hoạt động và chẩn đoán các vấn đề liên quan tới hoạt động của bàng quang, niệu đạo và cơ thắt cổ bàng quang. Thông thường, khi nghiên cứu niệu động học, có thể cùng một lúc khảo sát nhiều phép đo nhằm đánh giá chính xác vấn đề một người đang gặp phải.
Các phép đo niệu động học thường dùng gồm:
- Điện cơ đồ;
- Áp lực đồ bàng quang;
- Áp lực niệu đạo;
- Niệu dòng đồ.
Những phép đo này có thể làm rõ nguyên nhân gây ra các vấn đề như:
- Rò rỉ nước tiểu hoặc không kiểm soát được việc tiểu tiện;
- Đi tiểu liên tục nhiều lần;
- Tiểu gấp và không nhịn tiểu được;
- Tiểu ngắt quãng;
- Tia nước tiểu yếu;
- Đau vùng hạ vị, tái diễn các nhiễm trùng niệu.
Từ đó, bác sĩ có hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh lý cụ thể, giúp rút ngắn thời gian điều trị và nâng cao tỷ lệ khỏi bệnh.
2. Mục đích các phép đo niệu động học
Mục đích các phép đo niệu động học là để đánh giá hoạt động của cơ và thần kinh vùng đáy chậu
2.1 Điện cơ đồ
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm đánh giá hoạt động của cơ và thần kinh vùng đáy chậu. Điện cơ đồ được chỉ định cho các trường hợp rối loạn đường niệu do nguyên nhân tổn thương thần kinh hoặc các cơ vùng chậu. Khi áp dụng phương pháp này, các đầu cảm nhận sẽ được dán quanh trực tràng để khảo sát hoạt động của thần kinh và cơ. Phép đo này giúp khảo sát sự phối hợp của bàng quang và cơ thắt bàng quang trong quá trình đổ đầy và tống xuất nước tiểu.
2.2 Áp lực đồ bàng quang
Phương pháp này được sử dụng để đo cảm giác của bàng quang, dung tích, độ đàn hồi của bàng quang, đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường về khả năng co thắt của bàng quang. Khi thực hiện phép đo áp lực đồ bàng quang, một ống thông đo áp lực sẽ được đặt vào bàng quang. Phép đo này giúp chẩn đoán các rối loạn kiểm soát nước tiểu như tiểu không tự chủ, bàng quang tăng hoạt,…
2.3 Áp lực niệu đạo
Niệu đạo của bệnh nhân
Phép đo áp lực niệu đạo giúp đánh giá trương lực niệu đạo, vai trò của ống dẫn trong quá trình tống xuất nước tiểu. Phép đo này cho phép bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây rỉ nước tiểu (tiểu không kiểm soát). Khi thực hiện phép đo áp lực niệu đạo, bác sĩ sẽ đặt một ống thông cảm nhận áp lực vào niệu đạo của bệnh nhân.
2.4 Niệu dòng đồ
Phương pháp này đo lượng nước tiểu được tống xuất và tốc độ tống xuất nước tiểu. Thông thường, với phép đo niệu dòng đồ, bệnh nhân cần đến phòng đo niệu động học khi bàng quang đầy nước tiểu. Khi thực hiện phép đo này, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiểu vào một thiết bị cảm nhận có khả năng đo được thể tích nước tiểu và máy tính sẽ tự phân tích các thông số. Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phép đo niệu dòng đồ nếu gặp khó khăn khi đi tiểu. Bằng cách đo tốc độ trung bình và tốc độ tối đa của dòng tiểu, niệu dòng đồ có thể giúp bác sĩ phát hiện tình trạng tắc nghẽn đường tiểu ở bệnh nhân như tuyến tiền liệt do, hẹp niệu đạo,…
2.5 Đo áp lực dòng tiểu
Đây là phép đo áp lực của bàng quang khi đi tiểu và tỷ lệ dòng tiểu. Phép đo này giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân tắc nghẽn niệu đạo, suy yếu bàng quang hoặc những vấn đề khác. Để thực hiện phép đo này, bệnh nhân được yêu cầu đi tiểu với một ống thông cảm nhận áp lực có kích thước nhỏ được đặt trong niệu đạo. Ống thông nhỏ và nước tiểu sẽ chảy quanh ống thông, giúp đánh giá hoạt động của cơ bàng quang.
3. Quy trình thực hiện đo niệu động học
Rối loạn đi tiểu ở trẻ em được chỉ định thực hiện đo niệu động học
3.1 Chỉ định/chống chỉ định
Chỉ định
- Rối loạn chức năng đường tiểu dưới;
- Rối loạn đi tiểu sau khi mắc các bệnh lý thần kinh;
- Tiểu không kiểm soát và bàng quang tăng hoạt;
- Rối loạn đi tiểu ở trẻ em.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân không hợp tác;
- Đang bị nhiễm trùng đường tiểu dưới cấp tính;
- Tắc nghẽn đường tiểu dưới không đặt thông được
Lưu ý: Không có chống chỉ định niệu dòng đồ.
3.2 Chuẩn bị
- Trong một số trường hợp người bệnh cần ngưng dùng thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm;
- Trong một vài phép đo, người bệnh cần đến phòng đo niệu động học khi bàng quang căng đầy nước tiểu.
3.3 Thực hiện
Thiết bị đo niệu động học, và ghế khám điều trị niệu động học
Thời gian đo niệu động học có thể kéo dài khoảng 1 giờ với quy trình sau:
- Đi tiểu vào một bồn tiểu chuyên biệt để đo lượng nước tiểu và tốc độ dòng tiểu. Sau đó, bác sĩ đặt ống thông tiểu để đánh giá lượng nước tiểu còn tồn đọng trong bàng quang sau khi bệnh nhân tiểu xong.
- Bệnh nhân nằm trên giường, được đặt một ống thông vào đường tiểu, bơm một lượng nước xác định vào bàng quang để đánh giá tình trạng co giãn của bàng quang và áp lực bàng quang. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân có thể được hỏi về cảm giác mắc tiểu hoặc được yêu cầu rặn, ho,… nhằm đánh giá mức áp lực gây hiện tượng rỉ nước tiểu;
- Đặt ống thông vào hậu môn của bệnh nhân để đo áp lực ổ bụng, giúp đánh giá gián tiếp áp lực cơ bàng quang;
- Rút ống thông tiểu và ống thông hậu môn thật chậm để đo áp lực niệu đạo. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu tiểu vào bồn tiểu để đo dòng nước tiểu nếu trước đó chưa thực hiện.
3.4 Một số tai biến và biến chứng
Đo niệu động học là một xét nghiệm có tính an toàn cao, hiếm khi gây biến chứng nghiêm trọng. Một số tai biến có thể gặp gồm:
- Nhiễm trùng;
- Đau;
- Chảy máu đường tiểu dưới;
- Phản xạ đối giao cảm.
Biện pháp xử trí sẽ được áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Đo niệu động học là phương pháp đánh giá, chẩn đoán các vấn đề ở đường tiểu dưới hiệu quả. Bệnh nhân nên phối hợp với bác sĩ khi thực hiện các phép đo để chẩn đoán chính xác vấn đề mình đang mắc phải và có hướng điều trị nhanh chóng, hiệu quả.
Bài viết liên quan
TRẺ HÓA ÂM ĐẠO CÓ ĐÁNG KHÔNG ?
Nếu bạn đang cân nhắc đến việc trẻ hóa âm đạo, bạn có thể đã nghe nói đến EmpowerRF của InMode—một hệ thống đột phá về các phương pháp điều trị tại phòng khám được thiết kế để biến đổi và trẻ hóa cơ quan sinh dục nữ. Với những tuyên bố táo bạo là […] Xem thêm
TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE ÂM ĐẠO VỚI EMPOWER RF
Tăng cường sức khỏe và độ săn chắc của âm đạo với Empower RF. EmpowerRF: Lấy lại sự tự tin và kiểm soát EmpowerRF không chỉ là một thiết bị đơn lẻ. Đây là một hệ thống toàn diện có các công nghệ VTone (kích thích cơ điện), FormaV (năng lượng nhiệt được kiểm soát) […] Xem thêm
HỘI CHỨNG TIẾT NIỆU SINH DỤC CỦA THỜI KỲ MÃN KINH – GSM
Hội chứng sinh dục của thời kỳ mãn kinh (GSM) là một tình trạng mãn tính gây ra các thay đổi ở bộ phận sinh dục và đường tiết niệu ở phụ nữ. Đây thường là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh, có hoặc không đi kèm […] Xem thêm
KỸ THUẬT TVT TRONG ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ
Tension-Free Vaginal Tape (TVT) Kỹ thuật TVT Đây là thủ thuật đeo đai phổ biến nhất để khắc phục tình trạng tiểu không tự chủ do căng thẳng ở phụ nữ. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu với tỷ lệ chữa khỏi cao (thành công > 95%) và ít biến chứng nhất nếu […] Xem thêm
TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ
5 điểm chính: Có nhiều nguyên nhân gây tiểu không tự chủ mặc dù bệnh sử có vẻ giống nhau Điều quan trọng là phải xác định đúng loại tiểu không tự chủ và điều này cần có chuyên gia được đào tạo về rối loạn chức năng bàng quang Khám thực thể, xét nghiệm […] Xem thêm
Từ khóa » Cách đo Niệu Dòng đồ
-
Đo Niệu động Học Là Gì? | Vinmec
-
ĐO NIỆU DÒNG ĐỒ - Health Việt Nam
-
Ứng Dụng Của đo Niệu động Học Trong Chẩn đoán Rối Loạn đường Tiểu
-
Đại Cương Về Các Phép đo Niệu động Học - PGS Hà Hoàng Kiệm
-
KIẾN THỨC VỀ ĐO NIỆU ĐỘNG HỌC - TBYT CX - Máy Siêu âm Vinno
-
Tìm Hiểu Về Đo Niệu Dòng đồ Tại Bệnh Viện Bình Dân
-
Phiếu Tóm Tắt Thông Tin Phép đo Niệu Dòng đồ
-
NIỆU ĐỘNG HỌC - SlideShare
-
Nghiên Cứu Chỉ định Và Kết Quả đo Niệu Dòng đồ Tại Phòng Khám ...
-
Sống Khỏe Cùng BVXA - Kỳ 38: Đo Niệu động Học - Phương Pháp ...
-
Kỹ Thuật đo Niệu động Học Là Gì? - Y Sĩ đa Khoa
-
Phác đồ điều Trị Đo Niệu Dòng đồ Y Học Hà Nội
-
Phép đo Niệu Dòng - Lý Thuyết, Thực Hành & Phân Loại Niệu Dòng đồ
-
Xét Nghiệm Niệu động Học: ý Nghĩa Lâm Sàng Kết Quả Xét Nghiệm