Nợ Cần Chú ý Vay được Ngân Hàng Nào? - Kienbank
Có thể bạn quan tâm
Tôi vay tín chấp tại CITIBANK số tiền 50.000.000 đồng vào tháng 10 năm 2018. Hằng tháng tôi phải trả nợ số tiền là khoản 2 triệu đồng (bao gồm cả gốc + lãi). Vừa rồi tôi đi công tác và kỳ thanh toán nợ rơi vào dịp tết nên tôi bị quá hạn vào tháng 01/2019.
Đến tháng 05/2019 tôi làm hồ sơ vay mua nhà tại BIDV thì bị ngân hàng trả hồ sơ về, do tra cứu CIC có dư nợ cần chú ý (số tiền 47,5 triệu đồng) bị nợ vào tháng 01/2019. Ngân hàng BIDV yêu cầu tôi phải giải trình về nguyên nhân nợ chú ý, nếu có giải trình hợp lý mới cho tôi làm hồ sơ vay vốn.
Như vậy cho tôi hỏi: Dư nợ cần chú ý là nợ nhóm mấy? nếu không giải trình với ngân hàng thì có ảnh hưởng gì?
- Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?
- Các nhóm nợ xấu ngân hàng là gì?
- Dư nợ xấu khác là gì?
Mục Lục
- Nợ cần chú ý là nợ nhóm 2
- Nợ cần chú ý là bao nhiêu ngày?
- Nợ chú ý nhóm 2, bạn cần chuẩn bị gì để giải trình với ngân hàng mới vay được tiền?
- Bạn xin ngân hàng nơi mà đang vay một bản gọi là “sao kê tài khoản tiền vay”, có nơi dùng thuật ngữ là “sao kê nợ vay”
- Bạn cần chuẩn bị các chứng từ khác để chứng minh nguyên nhân trễ hạn của mình là do các yếu tố khách quan, có thể chấp nhận được:
- Nợ cần chú ý vay được ngân hàng nào?
KIENBANK tư vấn:
Nợ cần chú ý là nợ nhóm 2
Theo quy định của pháp luật (Ngân hàng nhà nước), khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ theo thỏa thuận thì khoản vay bị chuyển nhóm nợ quá hạn.
Căn cứ vào số ngày quá hạn là bao nhiêu ngày mà bạn bị phân thành các nhóm nợ, từ nhóm 1 đến nhóm 5, nợ bình thường hay nợ xấu …(bạn tham khảo thêm về các nhóm nợ xấu ngân hàng là gì? để biết thêm thông tin)
Theo như trường hợp của bạn, khi ngân hàng tra CIC và nhận được báo cáo do Trung tâm CIC gửi về: Bạn bị phát sinh nợ cần chú ý vào tháng 01/2019, có nghĩa là bạn đã trễ hạn (quá hạn) trên 10 ngày.
Ngân hàng BIDV yêu cầu bạn giải trình về việc quá hạn này là việc làm hợp lý, do tâm lý e ngại hồ sơ nợ xấu của các ngân hàng khi cho khách hàng vay tiền.
Thường thì các hồ sơ phát sinh nợ nhóm 2 các ngân hàng thường hạn chế cho vay, có vay cũng rất khó, do đó bạn phải biết cách giải trình hợp lý với ngân hàng về việc bạn bị nợ nhóm thì họ mới cho bạn vay.
Nợ cần chú ý là bao nhiêu ngày?
Nợ phát sinh từ ngày thứ 11 là nợ cần chú ý. Khách hàng rơi vào nhóm nợ này sẽ khó làm hồ sơ vay vốn
Tìm hiểu thêm nợ xấu là gì? và cách xóa nợ xấu nhanh nhất
Nợ chú ý nhóm 2, bạn cần chuẩn bị gì để giải trình với ngân hàng mới vay được tiền?
Nếu hiện tại bạn chưa thanh toán nợ, thì vui lòng thanh toán gấp khoản nợ đang quá hạn, bao gồm cả gốc, lẫn lãi, và lãi chậm trả phát sinh…
=> Việc thanh toán này chủ yếu để tránh tình trạng bị chuyển sang dư nợ xấu, không thể cứu chữa được (Bạn tham khảo thêm bài biết: Nợ xấu có ảnh hưởng gì? để nắm thông tin).
Bạn xin ngân hàng nơi mà đang vay một bản gọi là “sao kê tài khoản tiền vay”, có nơi dùng thuật ngữ là “sao kê nợ vay”
Mục đích của việc xin sao kê này là để có chứng cứ về ngày phát sinh nợ quá hạn của mình, số tiền nợ quá hạn cụ thể gốc, lãi là bao nhiêu.
Có một số trường hợp bạn đã thanh toán tiền nợ gốc đúng hạn, nhưng tiền lãi do sơ suất nên thanh toán không đủ, thậm chí chỉ thiếu có vài ngàn đồng cũng bị chuyển lên nợ nhóm. Do đó bạn cần thu thập sao kê để có chứng cứ giải trình với ngân hàng một cách hợp lý.
Bạn cần chuẩn bị các chứng từ khác để chứng minh nguyên nhân trễ hạn của mình là do các yếu tố khách quan, có thể chấp nhận được:
- Vé máy bay đi du lịch dịp tết qua kỳ thanh toán nên chưa trả,
- Ủy nhiệm chi đóng tiền nợ cho ngân hàng nhưng do khác ngân hàng nên đến chậm sau mấy ngày,…
Trong trường họp không biết cách giải trình với ngân hàng làm sao để họ duyệt hồ sơ vay của bạn, bạn có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn một cách tốt nhất.
Nợ cần chú ý vay được ngân hàng nào?
Một số ngân hàng tùy vào từng thời điểm sẽ cho vay được nợ cần chú ý, có thể kể đến như ngân hàng Kienlong, ngân hàng Gpbank, ngân hàng Sacombank, ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn SCB,..
Chú ý là dư nợ cần chú ý muốn vay được thì dự vào nhiều yếu tố khác như: Nguồn thu nhập hiện tại tốt, giải trình được số tiền bị nợ chú ý lần trước,…
Bài viết được nhiều người quan tâm:
- Nợ xấu dưới 10 triệu có vay ngân hàng được không?
- Nợ xấu ngân hàng và cách xử lý như thế nào?
- Nợ xấu nhóm 1 là gì? Nợ xấu nhóm 1 có vay ngân hàng được không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về câu hỏi dư nợ cần chú ý là nợ nhóm mấy, khi bạn còn nhiều vướng mắc mà chưa vay được vốn ngân hàng, có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đăng ký tư vấn miễn phí tại đây.
Nguồn: https://www.kienbank.com/
Từ khóa » Nợ Chú ý Có Vay Tín Chấp được Không
-
Nợ Chú ý Vay được Ngân Hàng Nào? TOP+4 Tổ Chức Vay Uy Tín! - MCSB
-
Tư Vấn Giúp Bạn: Nợ Chú ý Có Vay Tín Chấp được Không? - VPBank
-
Nợ Xấu Trong Vay Tín Chấp
-
Nợ Chú ý (nợ Nhóm 2) Có Vay Tín Chấp được Hay Không?
-
Chồng Bị Nợ Xấu Thì Vợ Có Vay Ngân Hàng được Không? - LuatVietnam
-
Nợ Chú Ý Là Gì? Nợ Chú Ý Có Vay Tín Chấp Được Không?
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Có Vay Vốn Ngân Hàng được Không? - AZVAY
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Vay được Ngân Hàng Nào? - TheBank
-
Nợ Chú Ý Là Bao Nhiêu Ngày? Nợ Chú Ý Có Vay Được Không?
-
Tôi đang Bị Nợ Xấu Thì Có Thể Vay/ Mở Thẻ Tín Dụng được Không?
-
Khi Không Vay được Ngân Hàng Thì Có Thể Vay ở đâu?
-
Nợ Xấu Ngân Hàng, Làm Sao để Tránh? - Công An Nhân Dân
-
Vay Tín Chấp Khi Có Nợ Xấu Liệu Có được Duyệt Hồ Sơ Không
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Có Thể Vay Vốn được Không? - OCB GO