Nợ Xấu Trong Vay Tín Chấp

Khách hàng sử dụng các dịch vụ tín dụng hay nhân viên lĩnh vực tín dụng thì khái niệm “nợ xấu” không còn gì xa lạ. Tuy nhiên, nếu là người mới tìm hiểu về tín dụng, chắc đây sẽ là một điều vô cùng thú vị. Hãy cùng Vietstar Group tìm hiểu “ nợ xấu” trong vay tín chấp là gì, để có thêm những thông tin hữu ích về nợ xấu.

Nợ xấu trong vay tín chấp

1. Nợ xấu là gì ?

Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi, nợ không có khả năng thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán. Nợ xấu trong vay tín chấp còn được hiểu là thời gian trả nợ bị quá thời hạn theo hợp đồng ký kết. Bên cho vay sẽ nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ của bạn và khả năng mà họ thu hồi vốn.

Một điểm đáng lưu ý rằng là nợ xấu trong vay tín chấp tính cả vốn lẫn lãi. Nợ xấu sẽ dẫn đến việc bạn không thể vay tín chấp ở những lần tiếp theo tại những ngân hàng hay công ty tín dụng. Và Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC quy định về mức độ nợ xấu của các cá nhân và doanh nghiệp.

CIC (Credit Information Center) hay Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC là một tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý và dự báo các thông tin tín dụng của mỗi cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường tín dụng. Khi có giao dịch tín dụng giữa hai bên, CIC sẽ xếp hạng đánh giá tương xứng đối với mỗi tổ chức và cá nhân khi vay. Từ đó đưa ra điểm tín dụng cho mỗi cá nhân hay tổ chức để làm cơ sở dữ liệu cho mỗi lần vay tiếp theo.

Hiện tại có 5 nhóm nợ xấu theo CIC phân loại:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn ( là các khoản nợ quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày)

Nhóm 2: Nợ cần chú ý ( là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn ( là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn ( là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

Nợ xấu bao lâu được xoá trên Trung tâm thông tin tín dụng

Thời gian xóa nợ xấu trên CIC Nhà Nước VN sẽ tùy thuộc theo cấp độ nợ các nhóm:

Nếu nhóm 2 thì thời gian xóa nợ xấu là 12 tháng tức là 1 năm. Các nhóm nợ xấu khác như các nhóm 3, 4, 5 thì thời gian xóa nợ là 60 THÁNG có nghĩa là 5 NĂM.

Và trong thời gian 5 năm đó, khách hàng nếu có vay vốn thì phải đóng đầy đủ, nếu không sẽ vẫn là nợ xấu.

2. Nợ xấu có vay tín chấp được không ?

Như đã đề cập ở mục 1 thì nợ xấu được phân thành 5 nhóm cơ bản:

Nếu bạn ở nhóm thứ nhất, nợ đủ tiêu chuẩn thì các bạn vẫn có cơ hội được vay tín chấp và sẽ được xem xét khi vay. Nếu bạn đã ở nhóm thứ nhất thì hãy cố gắng để không rơi vào nhóm thứ hai bằng việc trả nợ thanh toán đầy đủ và đúng thời gian. Trường hợp vay tín chấp thường xuyên, mà trả nợ quá hạn nhiều lần trong khoảng thời gian 5 đến 7 ngày cũng có thể rơi vào nhóm 2. Điều này phụ thuộc vào sự đánh giá của Trung tâm tín dụng CIC.

Nếu bạn đã bị rơi vào nhóm 2 thì bạn sẽ không thể vay tín chấp được nữa dù đó là ngân hàng hay các công ty tài chính. Hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối và không được xét duyệt. Các ngân hàng hay các công ty tài chính kiểm soát chặt chẽ như vậy vì để đảm bảo quyền lợi của họ, giảm thiểu rủi ro của bên cho vay.

3. Hồ sơ vay tín chấp khi có nợ xấu

Về cơ bản thì hồ sơ vay tín chấp khi có nợ xấu tương tự như hồ sơ vay tín chấp bình thường. Bạn vẫn sẽ được kiểm tra và xét duyệt vay vốn nếu đủ điều kiện:

- Giấy đề nghị vay tín chấp (mẫu có sẵn theo công ty tài chính hoặc ngân hàng)

- Bản sao CMND/hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khác.

- Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú KT3.

- Hợp đồng lao động còn giá trị hiệu lực.

- Sao kê lương 3 tháng gần nhất (nếu nhận lương chuyển khoản) hoặc xác nhận lương (nếu nhận lương tiền mặt).

- Ảnh thẻ 3x4.

Bạn vẫn có thể vay tín chấp nếu có nợ xấu tuy nhiên khả năng hồ sơ được xét duyệt không cao. Nếu bạn rơi vào nhóm nợ xấu thứ nhất, bạn vẫn còn cơ hội để vay tín chấp và khả năng xét duyệt thành công tùy vào mỗi ngân hàng hoặc công ty tài chính.

Nợ xấu trong vay tín chấp

4/ Lời khuyên giúp bạn tránh nợ xấu hiệu quả

Không có bất kỳ khách hàng nào muốn rơi vào tình trạng nợ xấu khi vay tín chấp. Đó cũng có thể là những trường hợp xảy ra không mong muốn. Sau đây là một vài lời khuyên mà bạn có thể áp dụng để tránh tình trạng nợ xấu.

Thứ nhất: Khi bạn có nhu cầu vay tín chấp, bạn phải có nguồn thu nhập cá nhân ổn định để có thể trả nợ. Cách tốt nhất là lập một kế hoạch trả nợ dài hạn, nó sẽ vạch ra cho bạn một hướng đi và một lộ trình thật sự cụ thể và chi tiết. Đảm bảo được khả năng thanh toán đúng hạn và không vướng vào nợ xấu. Trong những tình huống xấu nhất, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và người thân để hoàn tất việc trả nợ đúng hạn.

Thứ hai: Sử dụng nguồn vốn vay tín chấp đó thật hiệu quả với mục đích mà bạn đề ra. Có thể cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán hay những hoạt động tiêu dùng hằng ngày. Cần nâng cao ý thức sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ. Chỉ cần trả nợ trễ lãi suất sẽ càng tăng và rơi vào nợ xấu, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn ở những lần vay tín chấp tiếp theo. Bởi vậy, hãy giữ lịch sử tín dụng của bạn luôn tốt, để tiếp cận nguồn vốn vay cần thiết ở những công ty tài chính hay ngân hàng.

Thứ ba: Không nên quá cố gắng vay tín chấp nếu lịch sử tín dụng của bạn trên CIC không tốt. Vì điểm tín dụng đó sẽ đánh giá mức độ vay thành công của bạn. Điểm tín dụng thấp hoặc rơi vào nhóm 2, các ngân hàng hoặc những công ty tài chính sẽ không cho bạn vay tín chấp.

Thứ tư: Nếu có vay khoản vay tín chấp thì bạn nên theo dõi việc trả nợ đúng hạn. Trong những trường hợp xấu nhất, hãy gọi cho tổ chức tín dụng hay ngân hàng mà bạn vay để thỏa thuận cách trả nợ phù hợp.

Từ khóa » Nợ Chú ý Có Vay Tín Chấp được Không