Nơi Công Cộng Là Gì? Gây Mất Trật Tự Nơi Công Cộng Bị Phạt Bao Nhiêu?

Nơi công cộng là gì?

Hiện nay, cách hiểu về nơi công cộng vẫn còn khá chung chung và chưa có quy định thống nhất. Tùy vào hoàn cảnh cũng như nội dung chính hướng tới, mỗi văn bản quy phạm pháp luật lại giải thích về nơi công cộng theo một cách khác nhau:

- Theo khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012:

Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều.

- Tại Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia, bia bao gồm:

1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

2. Nhà chờ xe buýt.

3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

- Tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 103/2009/NĐ-CP về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

Nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định tại Quy chế này bao gồm nhà hát, nhà văn hóa, nhà triển lãm, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và các phương tiện, địa điểm khác có tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa.

- Công trình công cộng được giải thích tại khoản 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng:

2. Công trình công cộng:

a) Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu:

- Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong các cơ sở sau: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường có nhiều cấp học; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường hoặc trung tâm đào tạo khác;

- Trạm khí tượng thủy văn, trạm nghiên cứu địa chấn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành khác.

b) Công trình y tế:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích khám chữa bệnh trong các cơ sở sau: Bệnh viện, phòng khám (đa khoa hoặc chuyên khoa); trạm y tế; nhà hộ sinh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm chuyên ngành y tế; các cơ sở y tế khác.

c) Công trình thể thao:

Sân vận động; nhà thi đấu; sân tập luyện, thi đấu các môn thể thao như: gôn, bóng đá, tennis, bóng chuyền, bóng rổ và các môn thể thao khác; bể bơi.

d) Công trình văn hóa:

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; công trình có tính biểu trưng, nghệ thuật (tượng đài ngoài trời, cổng chào,...), công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa khác.

đ) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng:

- Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và các công trình tôn giáo khác;

- Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường (nhà thờ họ) và các công trình tín ngưỡng khác.

e) Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các công trình thương mại khác.

g) Công trình dịch vụ:

- Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; cơ sở nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú, căn hộ lưu trú và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;

- Biển quảng cáo đứng độc lập; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác.

h) Công trình trụ sở, văn phòng làm việc:

- Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác;

- Các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưu trú.

i) Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác.

Ví dụ: Tòa nhà bố trí công năng theo tầng cao để sử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng thì thuộc loại công trình hỗn hợp.

k) Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh.

Tóm lại, dựa vào các quy định đã nêu, có thể hiểu nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người tại những địa điểm kín như rạp chiếu phim, nhà hàng, trung tâm thương mại… hoặc các địa điểm mở như công viên, sân vận động, đường phố, bến xe…

Tại các địa điểm công cộng này, các hoạt động chung của xã hội có thể diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.noi cong cong la gi

Gây mất trật tự nơi công cộng bị phạt bao nhiêu?

Gây mất trật tự nơi công cộng là các hành vi vi phạm quy định về trật tự nơi công cộng. Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng được quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Hành vi

Mức phạt tiền

- Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, thương mại, trụ sở các cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc các nơi công cộng khác;

- Thả rông vật nuôi (chó, mèo...) trong đô thị hoặc nơi công cộng;

- Để vật nuôi, cây trồng hay vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, đô thị;

- Vô ý gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu hình sự;

- Vứt rác/bỏ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;

- Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng

- Sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;

- Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người gây mất trật tự công cộng;

- Để động vật nuôi gây thương tích/gây thiệt hại tài sản nhưng không bị truy cứu hình sự;

- Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi bay được ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;

- Sử dụng tàu bay không người lái/phương tiện bay siêu nhẹ chưa được cấp phép bay/tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng địa điểm, thời gian, tọa độ, khu vực, giới hạn cho phép;

- Cản trở, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, ga đường sắt, bến cảng và nơi công cộng khác;

- Đốt và thả “đèn trời”;

- Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay...

- Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng

- Khiêu khích, trêu ghẹo, lăng mạ, xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác;

- Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu hình sự;

- Báo tin giả, không đúng sự thật đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;

- Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định...

Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng

- Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

- Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hay các loại phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

- Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;

- Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

- Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh...

- Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép;

- Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay;

- Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng

- Cố ý gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;

- Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;

- Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu hình sự;

- Sàm sỡ, quấy rối tình dục;

- Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;

- Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;

-Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.

Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng

Sử dụng tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ để quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.

Phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng

Thực hiện hoạt động bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ không đúng nội dung trong phép bay.

Phạt tiền từ 08 – 10 triệu đồng

Sử dụng tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ nhưng không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý.

Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng

Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có giấy phép.

Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng

Thực hiện hoạt động bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có phép bay.

Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng

Sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cản trở hoặc gây mất an toàn cho các phương tiện bay khác.

Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng

Nhìn chung, tùy vào độ vi phạm, mức phạt hành chính đối với các hành vi gây mất trật tự nơi công cộng nhẹ nhất là cảnh cáo và nặng nhất là phạt tiền đến 40 triệu đồng.

Trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nguy hiểm, thậm chí người thực hiện còn có thể bị xử lý hình sự.

Trên đây là giải đáp về: Nơi công cộng là gì? Gây mất trật tự nơi công cộng bị phạt bao nhiêu? Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài  1900.6192  để được tư vấn.

>> Gây rối trật tự công cộng khi nào phạt tiền, khi nào phạt tù?

Từ khóa » Công Công Là J