Nổi Cục ở Tai Nguyên Nhân Do đâu? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh tai mũi họng
Nổi cục ở tai nguyên nhân do đâu? 09/11/2021 - 10:41 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩDương Văn Tiến
Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê1900 55 88 92Đặt lịch khámNổi cục ở tai là một dấu hiệu bất thường của cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến thông qua bài viết sau đây.
1. Nổi cục ở tai trông như thế nào?
Ở người bình thường, cơ thể sẽ không bao giờ bị nổi u cục hay nổi hạch. Tuy nhiên nếu tình trạng nổi u cục xuất hiện ở một số vị trí như tai, cổ, gáy, nách, bện,… hãy cẩn trọng vì dù cho là nguyên nhân gì thì nó cũng là dấu hiệu bất thường. Bản chất các u cục này chính là các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết là một bộ phận quan trọng của hệ miễn dịch, xuất hiện rải rác trong cơ thể. Khi nhận thấy sự tấn công của các virus, vi khuẩn, các hạch này sẽ có nhiệm vụ bắt giữ và tiêu diệt. Ngoài ra, chúng còn có nhiệm vụ lọc dịch bạch huyết để loại bỏ các tế bào chết, xác virus, vi khuẩn. Vì vậy khi chúng gia tăng kích thước cũng đồng nghĩa với việc tế bào chết, xác virus, vi khuẩn đang bị tích tụ rất nhiều. Nói cách khác, hiện tượng sưng cục ở bất kỳ vị trí nào đều là cảnh báo cho bạn.
Đối với nổi cục ở tai, bạn có thể cảm nhận thấy khi sờ ở vùng sát mang tai hoặc dưới dáy tai. Ngoài ra, có thể dùng một gương nhỏ để quan sát. Nổi cục ở tai thường có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, hình dạng cũng khác nhau. Một số u cục lồi hẳn lên bề mặt da có thể nhìn thấy rõ hình dạng. Một số u cục lại kèm theo tình trạng sưng, tấy đỏ ở các vùng xung quanh. Các u, hạch này có thể di di động, hoặc không di động tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.
2. Nguyên nhân nổi cục ở tai
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nổi hạch ở tai. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
2.1. Nổi hạch ở tai do nhiễm trùng
Khi một bộ phận trên cơ thể bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn thì tình trạng nổi hạch, nổi u cục ở tai có thể xảy ra do hạch bạch huyết tích tụ nhiều xác virus, vi khuẩn,… được tiêu diệt. Đối với hạch vùng cổ, trong trường hợp bạn viêm amidan, viêm họng , bị cảm cúm hay thủy đậu,…. có thể sẽ bị sưng to. Trong trường hợp khác như bệnh nhân HIV tình trạng nổi cục sẽ xảy ra ở nhiều vị trí khác như chân tay, nách,… trong đó cũng có cả vùng cổ.
2.2. Nổi hạch ở tai do mắc bệnh về tai
Khi bị viêm tai giữa hoặc viêm xương chũm, tình trạng nổi hạch tai cũng thường xảy ra. Các tế bào sưng viêm, tế bào chế bị đào tải tập trung ở phần nhô sau tai và nổi thành cục. Trong trường hợp này, nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh có thể gặp phải biến chứng viêm màng não, nhiễm trùng máu nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng.
2.3. Nổi hạch ở tai do u nang bã nhờn
U nang bã nhờn thực chất là các u tuyến phát triển xung quanh tuyến bã nhờn. Mặc dù phần lớn chúng vô hại nhưng các nang này khi bị nhiễm trùng sẽ bị sưng nổi cục, tạo thành bọc ổ dịch mủ gây đau xung quanh và có thể gây áp xe các bộ phận khác của cơ thể.
2.4. Nổi hạch ở tai do bị u mỡ
U mỡ hay hạch Lipoma có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể trong đó có vị trí dưới mang tai. Các u mỡ này gần như không gây hại nhưng khi chúng tăng kích thước, bạn sẽ thấy nổi cục và dễ dàng nhận ra.
2.5. Nổi hạch ở tai do viêm hạch bạch huyết
Các hạch bạch huyết có nhiệm vụ tiêu diệt virus, vi khuẩn tấn công song chính chúng cũng có thể bị viêm.Khi đó các tế bào lành sẽ tăng nhanh về số lượng để tiêu diệt các tế bào bị bệnh. Lúc này do sự tăng nhanh số lượng tế bào trong hạch nên kích thước các hạch cũng lớn theo và dễ dàng để nhận ra.
2.6. Nổi hạch ở tai do ung thư
Ung thư thường tiến triển âm thầm và rất khó phát hiện. Khi có dấu hiệu nổi hạch thì trình trạng ung thư cũng đã bước vào giai đoạn nguy hiểm. Một số loại ung thư vùng cổ thường làm xuất hiện hạch như ung thư vòm họng, amidan, tuyến giáp,…hoặc thậm chí ung thư da.
3. Nổi hạch ở tai khi nào là đáng lo ngại
Mặc dù là dấu hiệu bất thường của cơ thể song không phải trường hợp nào nổi hạch ở tai cũng gây nguy hiểm cho người bệnh. Một số đặc điểm sau đây có thể giúp bạn phân biệt được hạch lành tính và ác tính:
3.1. Hạch ở tai lành tính
Đối với các hạch lành tính sẽ có đặc điểm: – Thường là hạch nhỏ, chỉ vài mm và thường sẽ không tăng kích thước theo thời gian. – Hạch có tính di động, kiểm tra bằng các đẩy thử hạch. Nếu cảm giác hạch không bám dính và bất kỳ tổ chức nào thì bạn có thể đỡ lo lắng. – Hạch thường nhỏ dần và biến mất sau 2 – 4 tuần.
3.2. Hạch ở tai ác tính
Dùng tai cảm nhận hạch, nếu có các đặc điểm dưới đây thì rất có thể hạch bạch huyết đang cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng. – Từ thời điểm phát hiện hạch tăng dần kích thước và không có dấu hiệu dừng lại. – Ngoài vùng tai, hạch còn xuất hiện tại các vị trí khác trong cơ thể. – Khi dùng tay di chuyển, hạch kém di động và có cảm giác như hạch bám dính trực tiếp lấy một bộ phận trong cơ thể. – Hạch ấn đau, nổi rõ cục. Trong trường hợp này, bạn cần sắp xếp thời gian để thăm khám và kiểm tra ngay xem hạch này có nguy hiểm hay không. Ngay cả khi hạch mang các đặc điểm của hạch lành tính thì việc kiểm tra, thăm khám vẫn rất cần thiết để loại trừ các rủi ro có thể xảy ra.
3. Chăm sóc sức khỏe để tránh sưng hạch ở tai
Khi xuất hiện hạch sưng ở tai, bạn nên hạn chế ấn hay sờ vào vùng hạch này. Thay vào đó, hãy đi kiểm tra. Có rất nhiều trường hợp hạch bạch huyết nổi cục sau tai là tín hiệu cho thấy các virus, vi khuẩn đang được tiêu diệt song có nhiều trường hợp không may mắn như thế. Nhiệm vụ của bạn là bình tĩnh thăm khám để được tư vấn điều trị. Sau khi điều trị khỏi hoàn toàn các bệnh lý của cơ thể, hạch bạch huyết sẽ tự động biến mất. Bạn nên chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng một chế độ thực đơn hàng ngày, vận động, nghỉ ngơi phù hợp nhất để cơ thể luôn luôn khỏe mạnh. Trên đây là một số kiến thức về hiện tượng nổi hạch. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân nổi cục cũng như có những xử lý đúng cách khi không may gặp phải tình trạng này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: hạch ở sau taihạch sau tainổi hạch ở tai Bài viết liên quanKhám sinh thiết hạch ở tai, bắt trọn bệnh lý
Hạch ở tai là tình trạng có thể bắt gặp ở bất kỳ ai. Tuy không có hại...
Hạch sau tai “báo hiệu” điều gì về sức khỏe bạn?
Hiện tượng nổi hạch ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng là dấu hiệu cho...
Nổi hạch ở mang tai là gì và có nguy hiểm không?
Hạch ở mang tai là một trong những biểu hiện bất thường của cơ thể. Tình trạng này...
Nổi hạch sau tai là bệnh gì? ấy tay ấn vào cảm thấy hơi nhức
Thưa bác sĩ! Cách đây 3 tuần cháu bị nổi hạch sau tai, kích thước 1 cm. Hạch...
Polyp mũi tái phát được phẫu thuật cắt polyp mũi
Cách chữa viêm họng hiệu quả không cần uống thuốc tây
Cách điều trị viêm amidan với cơ thể rất nhạy cảm với thời tiết
Cắt amidan có nguy hiểm không?
Bệnh viêm mũi có chữa được không
Xương cá có tự tiêu không – Đây là câu trả lời
Xương cá là một trong những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn cá, đặc biệt là khi…Trị hóc xương cá hiệu quả: Hướng dẫn toàn diện
Hóc xương cá là tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai,…Chữa hóc xương – An toàn và đúng cách trong từng tình huống
Hóc xương, dù nghe có vẻ là một vấn đề phổ biến, nhưng nếu không được xử lý…Cách chữa trẻ bị hóc xương cá: Hướng dẫn chi tiết
Hóc xương cá là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là khi các bé…Cách lấy xương cá đâm vào họng: Hướng dẫn chi tiết
Hóc xương cá là một tình huống khó chịu và nguy hiểm mà nhiều người gặp phải khi…Cách trị xương mắc cổ an toàn, hiệu quả
Xương mắc cổ là một trong những tai nạn thường gặp khi ăn uống, đặc biệt là với…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Nổi Cục Cứng Sau Tai Phải ở Trẻ Em
-
Trẻ Bị Nổi Hạch Sau Tai Có Sao Không? | Vinmec
-
Hạch Sau Tai Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Bị Nổi Hạch Sau Gáy Và Những điều Cha Mẹ Cần Biết
-
Nổi Hạch Sau Tai Có Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh Nguy Hiểm Không?
-
Vì Sao Bạn Bị Nổi Hạch Bạch Huyết? - Hello Bacsi
-
Nổi Hạch Sau Tai Và đau: Nguyên Nhân Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Nổi Hạch Vùng Gáy Và Sau Tai Có Nguy Hiểm? - Bệnh Viện Nhi Đồng 2
-
Nổi Hạch Sau Tai ở Trẻ Nhỏ Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Trả Lời Câu Hỏi Về Sức Khỏe Của Phụ Huynh Kỳ 70 - Chuyên đề Nhi ...
-
Nổi Hạch Sau Tai Là Dấu Hiệu Tiềm ẩn Bệnh Lý Nguy Hiểm Nào?
-
Nổi Hạch ở Mang Tai Là Gì Và Có Nguy Hiểm Không?
-
Nổi Cục Hạch Sau Tai Cảnh Báo 8 Căn Bệnh Nguy Hiểm Cần Cẩn ...
-
Sưng Hạch ở Trẻ Em: Cách Xử Trí Ban đầu - Báo Tuổi Trẻ