Nội Dung Các Hồ Sơ Thiết Kế Công Trình Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
Với mục đích giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn trước khi chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ xây dựng chi tiết theo đúng với quy định và có giá trị pháp lý. Bài viết này sẽ trình bày các nội dung chính trong bộ hồ sơ thiết kế xây dựng.
Vậy, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu, hồ sơ thiết kế xây dựng sẽ bao gồm những gì?
Một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng sẽ bao gồm:
- Hồ sơ thiết kế cơ sở;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công;
1. Nội dung của hồ sơ thiết kế cơ sở.
Căn cứ Điều 3 Luật xây dựng 2014, thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ đê triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Đây được xem là một bước rất quan trọng và không thể thiếu của mọt dự án xây dựng. Vậy nên, thiết kế cơ sở phải phù hợp và đảm bảo nhất quán với công trình khi khởi công.
a. Thuyết minh thiết kế cơ sở:
Giới thiệu khái quát về vị trí đất xây dựng công trình, lên phương án thiết kế tổng mặt bằng dự án hoặc phương án tuyến đối với công trình theo tuyến. Vị trí, quy mô xây dựng, hạng mục công trình;
Các phương án công nghệ với các hạng mục công trình có yêu cầu về công nghệ;
Đề xuất các phương án kiến trúc đối với các hạng mục yêu cầu kiến trúc;
Đưa các phương án kết cấu chính, hệ thống, hạ tầng kỹ thuật của công trình; Phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định;
Lên danh sách các quy chuẩn, tiêu chuẩn của dự án.
b. Bản vẽ thiết kế cơ sở:
Bản vẽ tổng thể mặt bằng của công trình;
Bản vẽ sơ đồ công nghệ đối với các công trình có yêu cầu công nghệ;
Bản vẽ phương án kiến trúc;
Bản vẽ phương án kết cấu, hạ tầng của toàn bộ công trình. Bản vẽ kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
2. Nội dung của hồ sơ thiết kế kỹ thuật:
Một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đúng sẽ bao gồm 3 phần chính đó là phần thuyết minh, phần bản vẽ và phần tổng dự toán. Cụ thể:
Phần thuyết minh:
Thuyết minh tổng quát;
Thuyết minh tổng quát.
Nội dung cở bản của dự án đầu tư được duyệt.
Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu được áp dụng.
Căn cứ để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.
Các thông tin và chỉ tiêu mà công trình cần phải đạt được dựa trên phương án đã được chọn.
Thiết kế tổ chức xây dựng, trình bày các chỉ dẫn chính về biện pháp thi công và an toàn trong thi công xây dựng.
Sự tác động của điều kiện tự nhiện, môi trường, kỹ thuật chi phối công tác thiết kế như:
Tài liệu về địa hình, địa chất công trình, khí tượng thủy văn ở khu vực xây dựng.
Các tác động môi trường, những điều kiện phát sinh sau khi lập dự án.
Phần kinh tế kỹ thuật:
Năng lực, công suất thiết kế và các thông số chi tiết của công trình xây dựng.
Phương án, danh mục, chất lượng sản phẩm.
Những chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.
Phần công nghệ:
Phương pháp sản xuất, bố trí dây chuyền công nghệ.
Tính toán và lựa chọn thiết kế.
Biện pháp an toàn lao động, sản xuất cũng như phòng cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.
Phần kiến trúc xây dựng:
Bố trí tổng thể mặt bằng, diện tích xây dựng, diện tích sử dụng.
Giải pháp về kiến trúc, kết cấu, nền móng…
Giải pháp về kỹ thuật xây dựng.
Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống điện, nước, xử lý nước thải, hệ thống báo cháy, chữa cháy, điều khiển tự động,… (có bản tính đi kèm, nêu rõ phương pháp và kết quả tính toán).
Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải.
Tạo cảnh quan bên ngoài : sân vườn, lối đi, cây xanh xung quanh dự án xây dựng.
Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng, vật tư chính, thiết bị công nghệ cho từng hạng mục công trình. So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế
Phần bản vẽ:
Hiện trạng mặt bằng, vị trí công trình trên bản đồ.
Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.
Bản vẽ khu đất xây dựng, các công trình hạ tầng ngoài nhà (đường, cấp điện, cấp nước, hệ thống xử lý nước thải).
Dây chuyền công nghệ và các thiết bị chính.
Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng các hạng mục công trình.
Bố trí trang thiết bị và các hạng mục phụ cần thiết.
Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính: tường, nền, móng, cột, dầm, sàn,…
Phối cảnh tổng thể công trình.
Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình: cấp điện nước, xử lý nuo thải, thông gió, điều hoà nhiệt độ, thông tin, báo cháy, chữa cháy.
Lối thoát nạn và giải pháp chống cháy nổ công trình.
Xây dựng bên ngoài: hàng rào, cây xanh, sân vườn.
Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.
Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình.
Phần tổng dự toán:
Tổng dự toán xây dựng công trình nói lên toàn bộ chi phí công trình mà các chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
Căn cứ theo khối lượng dựa theo thiết kế cơ sở (tiên lượng) với khối lượng khác được dự tính cùng với giá thị trường (lấy bằng 10 – 15% giá trị xây dựng và thiết bị).
Căn cứ theo suất đầu tư và giá chuẩn của công trình tương tự.
Khái toán dựa trên kinh nghiệm rút ra từ công trình có điều kiện tương tự.
3. Nội dung của hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm 2 phần chính: bản vẽ thi công và dự toán thiết kế bản vẽ thi công.
Bản vẽ thi công bao gồm các chi tiết sau:
Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình; thể hiện đầy đủ vị trí kích thước các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn, có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.
Chi tiết các bộ phận công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại vật liệu cấu kiện có ghi chứ cần thiết cho người thi công.
Chi tiết lắp đặt thiết bị công nghệ và hệ thống kỹ thuật đường xá.
Gia công cấu kiện và các chi tiết phải làm tại công trường.
Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành…
BOQ tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình (thể hiện đầy đủ các quy cách, số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị).
Quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì công trình.
Dự toán thiết kế bàn vẽ thi công bao gồm:
Căn cứ và cơ sở để lập dự toán.
Bảng tiên lượng, dự toán chi phí xây dựng của lừng hạng mục công trình và tổng hợp dự toán chi phí xây dựng của tất cá các hạng mục công trình.
Tham khảo thêm các chia sẻ hay sau:
Trình tự lập bản vẽ thiết kế nhà ở và công trình công nghiệp
Nội dung bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế
Từ khóa » Trình Bày Hồ Sơ Thiết Kế
-
Hồ Sơ Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công Bao Gồm Những Gì? - Mẫu Nhà đẹp
-
Tiêu Chuẩn Về Hồ Sơ Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công - Quatest2
-
Tìm Hiểu Về Hồ Sơ Bản Vẽ Thiết Kế Thi Công Bao Gồm Những Gì?
-
Giới Thiệu đầy đủ: Một Bộ Hồ Sơ Thiết Kế Nội Thất Gồm Những Gì ...
-
Hồ Sơ Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công Gồm Những Gì?
-
Quy định Hồ Sơ Thiết Kế Cơ Sở Hiện Nay Ra Sao?
-
Hồ Sơ Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công | Cốp Pha Việt
-
Hồ Sơ Thiết Kế Xây Dựng Bao Gồm Những Gì? - Sakyprint
-
BỘ HỒ SƠ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CHI TIẾT GỒM NHỮNG GÌ?
-
Thông Tư 03/2020/TT-BXD Quy định Hồ Sơ Thiết Kế Kiến Trúc Và Mẫu ...
-
Hồ Sơ Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công Bao Gồm Những Gì?
-
Quy Cách Hồ Sơ Thiết Kế Xây Dựng được Quy định Thế Nào?
-
Những Quy định Về Hồ Sơ Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công Mới Nhất
-
Khái Niệm Nội Dung Bộ Hồ Sơ Thiết Kế Kỹ Thuật - DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG