Nội Dung Nghệ Thuật Bố Cục Của Bài Thơ Qua đèo Ngang Lớp 7

Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang Lớp 7

Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan đây là bài thơ ngụ tình rất hay và mang nhiều tâm sự. Em hãy nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang cũng như hoàn cảnh sáng tác của bài thơ nổi tiếng này nhé.

Nội dung bài viết

  • 1 Nội dung, nghệ thuật bài thơ Qua đèo ngang
    • 1.1 Tác giả
    • 1.2 Hoàn cảnh sáng tác 
    • 1.3 Nội dung
    • 1.4 Bố cục
    • 1.5 Thể thơ
    • 1.6 Nghệ thuật bài thơ

Nội dung, nghệ thuật bài thơ Qua đèo ngang

Tác giả

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật Nguyễn Thị Hinh; nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn cận đại của văn học nước nhà. Bà là người huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay thuộc quận Tây Hồ), Hà Nội.

Bà Huyện Thanh Quan các tác phẩm đều viết theo chữ Nôm, thể Đường luật. Một số tác phẩm nổi tiếng của bà như:

– Qua chùa Trấn Bắc – Qua Đèo Ngang – Chiều hôm nhớ nhà – Tức cảnh chiều thu – Cảnh đền Trấn Võ

Nhận xét của chuyên gia:

GS. Dương Quảng Hàm:

Thơ Nôm của bà chủ yếu tả cảnh, tỏ tình, vừa là người có học thức nghĩ đến nhà, đến nước. Lời văn trang nhã, điêu luyện.

GS. Thanh Lãng:

Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà có sự điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ.

Xem thêm >>>Qua Đèo Ngang – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác 

Tác giả bài thơ Qua đèo ngang chính là nữ thi sĩ tài giỏi Bà Huyện Thanh Quan. Tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh đi xa nhà vào Huế nhậm chức theo lệnh nhà vua. Khi đi qua đèo Ngang (địa giới tự nhiên nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình) dừng chân nghỉ ngơi tác giả đã viết bài thơ này.

Bài thơ bài thơ cho thấy sự hoang vắng, khung cảnh u buồn đồng thời tác giả có nhiều nỗi buồn và nhớ quê hương.

Nội dung

Nội dung bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn là bài thơ hay cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.

Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.

Bố cục

Bố cục bài thơ được chia làm 4 phần như sau: Phần 1 (hai câu đề): cảnh vật Đèo Ngang qua góc nhìn chung. Phần 2 (hai câu thực): Hoạt động của con người Đèo Ngang Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng chất chứa của tác giả. Phần 3 (hai câu kết): nỗi cô đơn và trống vắng của tác giả.

Thể thơ

Bài thơ Qua đèo Ngang được bà viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật vần trắc. Một thể thơ phổ biến trong thời điểm bấy giờ.\

✅ Xem thêm: Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang.

Nghệ thuật bài thơ

– Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.

– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.

– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.

– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.

=> Đây là bài thơ hay của tác giả Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm sự buồn, hoài cảm, nỗi niềm vào bài thơ của chính nhà thơ, được tác giả thể hiện qua nhiều biện pháp nghệ thuật, sử dụng từ ngữ một cách tài tình và tinh tế. Các em học sinh hãy đọc thật kĩ nhiều lần để hiểu hơn giá trị của việc sử dụng nghệ thuật và tâm sự sâu kín của chính nhà thơ.

Lớp 7 -
  • Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước Lớp 7

  • Nêu cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) lớp 7

  • Kể lại câu chuyện Lượm theo ngôi thứ ba bài văn lớp 7

  • Dàn ý biểu cảm về cây mai và cây bàng bài số 2 Lớp 7

  • Dàn ý, bài văn biểu cảm về cây tre chương trình lớp 7

  • Dàn ý biểu cảm về cây dừa & biểu cảm cây chuối bài văn 2, lớp 7

  • Chứng minh giải thích câu tục ngữ Thời gian là vàng bạc (văn mẫu)

Từ khóa » Bước Qua đèo Ngang 7