Nội Dung Thông Tư Số 07/2014/TT-BYT Ngày 25/02/2014 Của Bộ ...

                                                        

 

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH QUY TẮC ỨNG XỬ

Trong những năm qua, ngành y tế đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành và nhân dân đánh giá cao. Trong 5 năm thực hiện Quy tắc ứng xử theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008, nhiều tấm gương cán bộ, nhân viên y tế tận tụy phục vụ nhân dân, hết lòng, hết sức chăm sóc, cứu chữa người bệnh đã được Đảng, Chính phủ, ngành Y tế tôn vinh, được nhân dân, báo chí, công luận biểu dương, nêu tấm gương tốt.

Tuy nhiên, khi thực hiện Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT cũng còn nhiều bất cập: Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh cũng chưa đầy đủ; chỉ quy định những việc công chức, viên chức, người lao động phải làm và không được làm; chưa quy định cụ thể trách nhiệm tổ chức thực hiện; chưa quy định về thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm.

Trong khi đó, trên thực tế, vẫn còn một số cơ sở y tế chưa thực sự quan tâm đến công tác chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, triển khai còn chiếu lệ, chưa đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, hiệu quả đạt chưa cao; một bộ phận công chức lãnh đạo quản lý còn chưa thực sự thấm nhuần tầm quan trọng và vai trò của đạo đức nghề nghiệp, chủ yếu tập trung vào công tác chuyên môn, chưa quan tâm sâu sắc đến yếu tố con người, còn để xảy ra tình trạng viên chức y tế có thái độ cáu gắt với người bệnh và gia đình người bệnh, làm sai quy trình chuyên môn, kỹ thuật, để xảy ra hậu quả, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG THÔNG TƯ

     1. Tính nguyên tắc: Công chức, viên chức trong hệ thống chính trị phải làm và không được làm theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

a) Luật ban hành văn bản số 17/2008/QH12

- Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng ban hành: Thông tư.

b) Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010:

- Điều 3, Chương I quy định: Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.

- Mục 2, Chương II quy định: Nghĩa vụ của viên chức phải “Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức”.

c) Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức:

- Điều 10. Khiển trách: “Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;”

 - Điều 11. Cảnh cáo: “Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng”

- Điều 13. Buộc thuôi việc: “Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;”

 d) Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008:

- Mục I, Chương II: Quy định rõ nghĩa vụ của cán bộ, công chức.

- Mục 3, Chương II: Quy định đạo đức, văn hóa, giao tiếp của cán bộ, công chức

đ) Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

e) Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

g) Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ, ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

g) Chỉ thị 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011 về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

h) Ngành y tế đã lồng ghép các chủ trưởng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ để thực.

     2. Tính thường xuyên

Tu nghiệp, tu đức và nâng cao đạo đức nghề nghiệp là việc làm cần thiết, thường xuyên liên tục của mọi người, mọi nghề trong đời sống xã hội.

     * Nghề nghiệp:

- Nghề: Con người - Để sống còn - có ăn - phải làm - Chọn cho mình một việc làm chính phù hợp với khả năng, trình độ để tồn tại và phát triển.

- Nghiệp: Quá trình hành nghề con người luôn rèn luyện, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo làm cho nghề ngày càng chính quy, chuyên sâu, chuyên nghiệp.

- Tu nghiệp: Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp

     * Đạo đức nghề nghiệp:

- Đạo đức: Là hình thái của ý thức xã hội, bao gồm, những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, với cộng đồng xã hội

- Đạo đức nghề nghiệp: Là chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực về chuyên môn nghề nghiệp.

+ Nâng cao đạo đức nghề nghiệp:

·      Bồi dưỡng, giáo dục kiến thức về đạo đức nghề;

·      Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp để thực hiện.

- Đạo đức nghề y (Y đức):

III. NỘI DUNG CỦA THÔNG TƯ SỐ 07/2014/TT-BYT NGÀY 25/02/2014

- Gồm 5 Chương, 18 Điều.

     1. Phần 1:

 

Nội dung

 

 

Thông tư 07/2014/TT-BYT

 

QĐ số 29/2008/QĐ-BYT

Phạm vi điều chỉnh

Quy định nội dung Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế và trách nhiệm tổ chức thực hiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

(Kể cả Trạm y tế xã, y tế tư)

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế từ Trung ương đến địa phương

Đối tượng áp dụng

1. Công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở y tế trong toàn quốc.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế.

(Các đối tượng khác như nhân viên Bảo hiểm y tế…)

 

1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế

2. Phần 2: Nội dung Quy tắc ứng xử

Thể chế Khoản 3, Điều 3 của Luật viên chức:

- Quan hệ ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.

- Quan hệ ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp.

- Quan hệ ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Quan hệ ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Quan hệ ứng xử của lãnh đạo, quản lý cơ sở y tế.

   3. Phần 3: Trách nhiệm thực hiện

- Xác định định trách nhiệm của Bộ Y tế

- Quy định trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố, Thủ trưởng Y tế bộ, ngành.

- Quy định trách nhiệm của các hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Y tế.

- Quy định trách nhiệm của Trưởng phòng Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Quy định trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ sở y tế.

- Quy định trách nhiệm của Trưởng khoa, phòng và tương đương tại các cơ sở y tế.

- Quy định trách nhiệm của công chức, viên chức y tế.

   4. Phần 4: Khen thưởng, xử lý vi phạm

* Quy định về khen thưởng:

-  Khen thưởng theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng;

- Khen thưởng theo thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị;

- Thủ trưởng ban hành quy chế, tiêu chí, hình thức về thi đua khen thưởng.

* Xử lý vi phạm

- Kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với công chức, viên chức, người lao động.

- Xử lý theo thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị

- Thủ trưởng phải ban hành quy chế, tiêu chí, hình thức về xử lý vi phạm.

* Thông tư quy định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ sở y tế thực hiện Quy tắc ứng xử. Nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Quy tắc ứng xử tại cơ sở sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

   5. Phần 5: Điều khoản thi hành

Trích: Thông tin phổ biến giáo dục pháp luật về Y tế số 02 tháng 06/2014

Từ khóa » đáp An Quy Tắc ứng Xử Trong Ngành Y Tế