NỘI DUNG TOÀN VĂN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9394:2012 ...

4.2 Trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Mốc định vị trục thường làm bằng các cọc đóng, nằm cách trục ngoài cùng của móng không ít hơn 10 m. Trong biên bản bàn giao mốc định vị phải có sơ đồ bố trí mốc cùng tọa độ của chúng cũng như cao độ của các mốc chuẩn dẫn từ lưới cao trình thành phố hoặc quốc gia. Việc định vị từng cọc trong quá trình thi công phải do các trắc đạc viên có kinh nghiệm tiến hành dưới sự giám sát của kỹ thuật thi công cọc phía Nhà thầu và trong các công trình quan trọng phải được Tư vấn giám sát kiểm tra. Độ chuẩn của lưới trục định vị phải thường xuyên được kiểm tra, đặc biệt khi có một mốc bị chuyển dịch thì cần được kiểm tra ngay. Độ sai lệch của các trục so với thiết kế không được vượt quá 1 cm trên 100 m chiều dài tuyến.

4.3 Chuyên chở, bảo quản, nâng dựng cọc vào vị trí hạ cọc phải tuân thủ các biện pháp chống hư hại cọc. Khi chuyên chở cọc bê tông cốt thép (BTCT) cũng như khi sắp xếp xuống bãi tập kết phải có hệ con kê bằng gỗ ở phía dưới các móc cẩu. Nghiêm cấm việc lăn hoặc kéo cọc BTCT bằng dây.

4.4 Công tác chuẩn bị

4.4.1 Nhà thầu căn cứ vào hồ sơ thiết kế, yêu cầu của Chủ đầu tư và điều kiện môi trường cụ thể để lập biện pháp thi công cọc trong đó nên lưu ý làm rõ các điều sau:

a) Công nghệ thi công đóng/ép;

b) Thiết bị dự định chọn;

c) Kế hoạch đảm bảo chất lượng, trong đó nêu rõ trình tự hạ cọc dựa theo điều kiện đất nền, cách bố trí đài cọc, số lượng cọc trong đài, phương pháp kiểm tra độ thẳng đứng, kiểm tra mối hàn, cách đo độ chối, biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường...;

d) Dự kiến sự cố và cách xử lý;

e) Tiến độ thi công...

4.4.2 Trước khi thi công hạ cọc cần tiến hành các công tác chuẩn bị sau đây:

a) Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của chúng;

b) Thăm dò khả năng có các chướng ngại dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng, sự có mặt của công trình ngầm và công trình lân cận để có biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến chúng;

c) Xem xét điều kiện môi trường đô thị (tiếng ồn và chấn động) theo tiêu chuẩn môi trường liên quan khi thi công ở gần khu dân cư và công trình có sẵn;

d) Nghiệm thu mặt bằng thi công;

e) Lập lưới trắc đạc định vị các trục móng và tọa độ các cọc cần thi công trên mặt bằng;

f) Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của cọc;

g) Kiểm tra kích thước thực tế của cọc;

h) Chuyên chở và sắp xếp cọc trên mặt bằng thi công;

i) Đánh dấu chia đoạn lên thân cọc theo chiều dài cọc;

k) Tổ hợp các đoạn cọc trên mặt đất thành cây cọc theo thiết kế;

l) Đặt máy trắc đạc để theo dõi độ thẳng đứng của cọc và đo độ chối của cọc.

4.5 Hàn nối các đoạn cọc

4.5.1 Chỉ bắt đầu hàn nối các đoạn cọc khi:

Kích thước các bản mã đúng với thiết kế;

Trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc với nhau;

Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau.

4.5.2 Đường hàn mối nối cọc phải đảm bảo đúng quy định của thiết kế về chịu lực, không được có những khuyết tật sau đây:

Kích thước đường hàn sai lệch so với thiết kế;

Chiều cao hoặc chiều rộng của mối hàn không đồng đều;

Đường hàn không thẳng, bề mặt mối hàn bị rỗ, không ngấu, quá nhiệt, có chảy loang, lẫn xỉ, bị nứt...

4.5.3 Chỉ được tiếp tục hạ cọc khi đã kiểm tra mối nối hàn không có khuyết tật.

5 Vật liệu cọc

5.1 Cọc bê tông cốt thép

5.1.1 Cọc bê tông cốt thép có thể là cọc rỗng, tiết diện vành khuyên (đúc ly tâm) hoặc cọc đặc, tiết diện đa giác đều hoặc vuông (đúc bằng ván khuôn thông thường). Bê tông cọc phải đảm bảo mác thiết kế, cọc được nghiệm thu theo TCVN 4453:1995.

5.1.2 Kiểm tra cọc tại nơi sản xuất gồm các khâu sau đây:

a) Vật liệu:

Chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, xi măng; kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, và cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước theo các tiêu chuẩn hiện hành;

Cấp phối bê tông;

Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;

Đường kính cốt thép chịu lực;

Đường kính, bước cốt đai;

Lưới thép tăng cường và vành thép bó đầu cọc;

Mối hàn cốt thép chủ vào vành thép;

Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ;

b) Kích thước hình học:

Sự cân xứng của cốt thép trong tiết diện cọc;

Kích thước tiết diện cọc;

Độ vuông góc của tiết diện các đầu cọc với trục;

Độ chụm đều đặn của mũi cọc;

5.1.3 Không được dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong Bảng 1 và có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không lớn hơn 5 % tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung.

5.2 Cọc thép

5.2.1 Cọc thép thường được chế tạo từ thép ống hoặc thép hình cán nóng. Chiều dài các đoạn cọc chọn theo kích thước của không gian thi công cũng như kích thước và năng lực của thiết bị hạ cọc.

5.2.2 Mặt đầu các đoạn cọc phải phẳng và vuông góc với trục cọc, độ nghiêng không lớn hơn 1 %.

5.2.3 Chiều dày của cọc thép lấy theo quy định của thiết kế thường bằng chiều dày chịu lực theo tính toán cộng với chiều dày chịu ăn mòn.

5.2.4 Trong trường hợp cần thiết có thể được bảo vệ bằng phun vữa xi măng mác cao, chất dẻo hoặc phương pháp điện hoá.

5.2.5 Các đoạn cọc thép được nối hàn, chiều cao và chiều dài đường hàn phải tuân theo thiết kế.

Bảng 1- Mức sai lệch cho phép về kích thước cọc

Kích thước cấu tạo

Mức sai lệch cho phép

1. Chiều dài đoạn cọc, mm

2. Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của cọc đặc (hoặc rỗng giữa), mm

± 30

+ 5

3. Chiều dài mũi cọc, mm

± 30

4. Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm), mm

10

5. Độ võng của đoạn cọc

1/100 chiều dài đốt cọc

6. Độ lệch mũi cọc khỏi tâm, mm

7. Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc:

10

- Cọc tiết diện đa giác, %;

nghiêng 1

- Cọc tròn, %.

nghiêng 0,5

8. Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc, mm

± 50

9. Độ lệch của móc treo so với trục cọc, mm

20

10. Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ, mm

± 5

11. Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai, mm

± 10

12. Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ, mm

± 10

13. Đường kính cọc rỗng, mm

± 5

14. Chiều dày thành lỗ, mm

± 5

15. Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc, mm

± 5

 

Từ khóa » Tiêu Chuẩn ép Cọc Bê Tông Ly Tâm