TCVN 9394:2012 - Đóng Và ép Cọc - Thi Công Và Nghiệm Thu
Có thể bạn quan tâm
Quy định chung
Thi công hạ cọc cần tuân theo bản vẽ thiết kế thi công, trong đó bao gồm: dữ liệu về bố trí các công trình hiện có và công trình ngầm; đường cáp điện có chỉ dẫn độ sâu lắp đặt đường dây tải điện và biện pháp bảo vệ chúng; danh mục các máy móc, thiết bị; trình tự và tiến độ thi công; các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường; bản vẽ bố trí mặt bằng thi công kể cả điện nước và các hạng mục tạm thời phục vụ thi công.
Để có đầy đủ số liệu cho thi công móng cọc, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp, khi cần thiết Nhà thầu phải tiến hành đóng, ép các cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng động hoặc tải trọng tĩnh theo đề cương của Tư vấn hoặc Thiết kế đề ra.
Trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Mốc định vị trục thường làm bằng các cọc đóng, nằm cách trục ngoài cùng của móng không ít hơn 10 m. Trong biên bản bàn giao mốc định vị phải có sơ đồ bố trí mốc cùng tọa độ của chúng cũng như cao độ của các mốc chuẩn dẫn từ lưới cao trình thành phố hoặc quốc gia.
Việc định vị từng cọc trong quá trình thi công phải do các trắc đạc viên có kinh nghiệm tiến hành dưới sự giám sát của kỹ thuật thi công cọc phía Nhà thầu và trong các công trình quan trọng phải được Tư vấn giám sát kiểm tra.
Độ chuẩn của lưới trục định vị phải thường xuyên được kiểm tra, đặc biệt khi có một mốc bị chuyển dịch thì cần được kiểm tra ngay. Độ sai lệch của các trục so với thiết kế không được vượt quá 1 cm trên 100 m chiều dài tuyến.
Chuyên chở, bảo quản, nâng dựng cọc vào vị trí hạ cọc phải tuân thủ các biện pháp chống hư hại cọc. Khi chuyên chở cọc bê tông cốt thép (BTCT) cũng như khi sắp xếp xuống bãi tập kết phải có hệ con kê bằng gỗ ở phía dưới các móc cẩu. Nghiêm cấm việc lăn hoặc kéo cọc BTCT bằng dây.
Quy định về lực ép cọc
Lực ép nhỏ nhất (Pep)min: do hồ sơ thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150% đến 200% tải trọng thiết kế.
Lực ép lớn nhất (Pep)max: do hồ sơ thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200% đến 300% tải trọng thiết kế.
...
TCVN 9394:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 286:2003.
Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây:
Từ khóa » Tiêu Chuẩn ép Cọc Bê Tông Ly Tâm
-
Tiêu Chuẩn TCVN 9394:2012 Thi Công đóng Và ép Cọc - LuatVietnam
-
Tiêu Chuẩn ép Cọc Bê Tông Ly Tâm, định Mức Và Nghiệm Thu Công Trình
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Và định Mức ép Cọc Bê Tông Ly Tâm - Quatest2
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7888:2014 Cọc Bê Tông Ly Tâm ứng Lực ...
-
TCVN 9394:2012 - Đóng Và ép Cọc - Thi Công ... - Xây Dựng Nền Móng
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 10667:2014 Về Cọc Bê Tông Ly Tâm
-
VNT | TCVN 10667:2014 - Cọc Bê Tông Ly Tâm - Thi Công Và Nghiệm Thu
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia Quy định Về Tiêu Chuẩn Thi Công Cọc ép Như Thế ...
-
TCVN 9394:2012 - Đóng Và ép Cọc - Thi Công Và Nghiệm Thu - Khafico
-
NỘI DUNG TOÀN VĂN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9394:2012 ...
-
Các Tiêu Chuẩn Thi Công ép Cọc Bê Tông 2020
-
Những Tiêu Chuẩn ép Cọc Bê Tông Cốt Thép -TCVN
-
Tìm Hiểu Về Tiêu Chuẩn ép Cọc Ly Tâm - Hừng Sáng