Nội Dung Và Những Giá Trị Tích Cực, Hạn Chế Của Phật Giáo, ảnh ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Lý luận chính trị
Nội dung và những giá trị tích cực, hạn chế của phật giáo, ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người việt nam trong lịch sử hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.52 KB, 19 trang )

Lời nói đầuTừ thời Hùng Vương, trải qua bao nhiêu biến cố, thăng trầm cùng với lịch sử dântộc, văn hóa Việt Nam đã không ngừng phát triển, tiếp thu những tinh hoa của văn hóa thếgiới tạo một nền văn hóa riêng biệt mang đậm tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc.Trong đó đóng góp của Phật giáo có một ảnh hưởng không nhỏ.Chính vì lẽ đó đề tài tôi chọn để viết tiểu luận là : “Nội dung và những giá trị tíchcực, hạn chế của Phật giáo, ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người Việt Namtrong lịch sử hiện nay”. Nhưng theo ý kiến cá nhân tôi thì mặt hạn chế của Phật giáo đốivới xã hội và con người Việt Nam so với những giá trị tích cực mà nó mang lại là khôngđáng kể, và chính vì thế tôi sẽ không đề cập trong tiểu luận này. Bài tiểu luận này gồm 5phần:Phần I. Lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm của Phật giáo Việt NamPhần II. Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng triết học và đạo lýPhần III. Ảnh hưởng Phật Giáo đối với văn hóa Việt NamPhần IV. Ảnh hưởng Phật Giáo qua gốc độ nhân văn và xã hộiPhần V. Kết luậnVài nét về Phật giáoPhật giáo được Tất-đạt-đa Cồ-đàm ( siddhārtha gautama) sáng lập vào khoảng thếkỉ thứ 5 trước Công nguyên, và hiện nay là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới. Phậtgiáo là hình thức giáo đoàn được xây dựng trên một niềm tin từ đức Phật, tức từ biển lớntrí tuệ và từ bi của Siddharta [1]. Phật là người đầu tiên giảng Tứ diệu đế ( Khổ đế, Tậpđế, Diệt đế, Diệt đế) là giáo pháp trung tâm của đạo Phật, và cũng là điều mà Phật đãchứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lí này chính là câu trả lời cho thắc mắc của Phật trướcđó là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong luân hồi và liệu con người có cơ hội thoátkhỏi nó hay không [3]. Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng bao gồm: Kinhtạng, luật tạng và luận tạng. Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinhbằng sự phân tích nhân- quả. Theo Phật giáo, nhân-quả là một chuỗi liên tục, không giánđoạn và không hỗn loạn. Mối quan hệ này gọi là nhân duyên.Ngày nay, Phật giáo không chỉ được nhắc đến như một tôn giáo lớn, nó còn đượcmọi người nhắc tới ở khía cạch triết học, khoa học. Ở Phật giáo người ta thấy nhiều điểmtương đồng với khoa học [10] (thuyết tương đối, thuyết lượng tử…), với triết học (đặcbiệt là phân tâm học của Freud ). Albert Eistein, bộ óc vĩ đại nhất thế kỉ 20, đã nói: "Nếucó một tôn giáo nào gần gũi với khoa học, thì đó chỉ là Phật giáo mà thôi."1I. Lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm của Phật giáo Việt Nam1. Lịch sử hình thành và phát triển.Theo các tài liệu [5,6,7,8] và các các câu truyện dân gian, Phật giáo được du nhậpvào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỉ thứ II trước công nguyên. Do tiếp thu Phật giáotrực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từBụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắccủa Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻxấu. Sau này, vào thế kỷ thứ IV-V, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từBụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âmthành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo,ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Sang đến đời Hậu Lê rồi Nguyễn Triềuthì Phật Giáo phải nhường bước cho Nho giáo, lúc ấy đang chiếm vai trò độc tôn.Triều đại nhà Nguyễn truyền đến đời vua Tự Đức thì mất chủ quyền, nước ta rơivào vòng đô hộ của Pháp. Phật Giáo Việt Nam vốn đã suy vi nay lại điêu tàn hơn. Trongbối cảnh đó, Ky Tô giáo đã du nhập vào Việt Nam và dân tộc Việt Nam lại tiếp nhậnthêm một tôn giáo mới của phương Tây. Tuy tinh thần khai phóng dung hợp của PhậtGiáo suốt mấy thế kỷ qua không còn được thể hiện trong chính sách quốc gia, văn hóa vàxã hội vào thế kỷ XX nhưng Phật Giáo vẫn là tôn giáo chính của dân tộc, đóng vai trò hòagiải giữa các thế lực tranh chấp, góp phần xây dựng tinh thần dân tộc, bảo vệ nền độc lậpcủa quốc gia.Ngày 7-11-1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được chính thức thành lập tại chùaQuán Sứ, Hà Nội [4]. Trong hội nghị thành lập có thông qua hiến chương của hội baogồm 48 điều. Trong đó có các điều quy định mục đích của việc thành lập:- Điều 4: Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều hoà hợp nhất các hệ pháiPhật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp tham gia xây dựng bảo vệTổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an lạc trên thế giới.- Điều 5: Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng luật Phật chế và trong khuônkhổ pháp luật. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người đại diện chính thức của Phật giáoViệt Nam trong mọi quan hệ đối ngoại và quốc tế.- Điều 6: Thành phần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm các hệ phái Phật giáo ViệtNam, các Tăng ni và các cư sĩ thuộc các hệ phái Phật giáo Việt Nam, tự nguyện tham giaGiáo hội và chấp hành bản Hiến chương này.- Điều 7: Thành phần nhân sự các cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những tăng nivà Cư sĩ có năng lực, đạo đức và tiêu biểu của các hệ phái Phật giáo Việt Nam, có côngđức với đạo pháp, dân tộc và trung thành với Tổ quốc.Tóm lại, Từ khi du nhập cho đến nay, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua bao thăngtrầm, lúc thịnh lúc suy, có lúc thống nhất, có lúc phân tán, do nhiều nguyên nhân khácnhau, từ đây Phật Giáo Việt Nam đã được thống nhất từ Bắc chí Nam. Các hệ phái phậtgiáo vẫn được bảo lưu, nét đặc trưng trong pháp môn tu hành vẫn được tôn trọng, hệthống chùa chiền, tăng ni đã được thống kê, quản lý thống nhất. Số lượng tín đồ Phật tửxuất gia khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng10 triệu người, số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người. Ngày2nay, hơn 70% dân số Việt Nam hoặc là Phật tử hoặc có những ảnh hưởng mạnh mẽ bởinguyên lý phật giáo.Phật giáo hiện nay ở Việt Nam là Phật giáo Đại thừa và có ba tông phái là Thiềntông, Tịnh Độ tông và Mật tông [9].Thiền tông (còn được biết là Zen hay Ch'an) là một tông phái Phật giáo do nhà sưẤn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6.Thiền tông chủ trương tập trung trí tuệ để suy nghĩ (thiền) nhằm tìm chân lý của đạo Phật.Tuy nhiên, theo Thiền tông, "thiền" không phải là "suy nghĩ" vì suy nghĩ là "tâm vọngtưởng", phân biệt và mầm mống của sanh tử luân hồi. Cách tu theo Thiền tông đòi hỏiphải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng đốn ngộ. Yêu cầuđó chỉ có những kẻ căn cơ cao mới có được nên thời nay mặc dù thiền tông cũng cònnhiều người (đa số thành phần xưng là giới trí thức) tu nhưng người chứng ngộ quả thậtrất là hiếm hoi. Có nhiều dòng thiền tông truyền vào Việt nam. Năm 1299, vua Trần NhânTông, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, xuất gia và lên tu ở núi YênTử, thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó vàlập nên Thiền phái Trúc Lâm. Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái TàoĐộng dưới thời Trịnh-Nguyễn, phái Liên Tôn vào thế kỷ 16-19 (có trụ sở tại chùa Bà Đávà chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liễu Quán (Liễu Quán là tên một vị tổ thuộc dòng LâmTế) vào thế kỷ 18 (miền Trung), phái Lâm Tế dưới thời nhà Nguyễn (miền Trung, và saunày phát triển ở miền Nam). Thiền tông Việt Nam đề cao cái "tâm". "Phật ở tại tâm", tâmlà Niết Bàn, hay PhậtTịnh độ tông là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu dựa trên tha lực của Phật ADi Đà. Tha lực này rất quan trọng đối với căn cơ con người thời nay (kể cả thành phần tríthức trong nhân gian). Phật Thích Ca Mầu Ni có lần thuyết giảng: "Một viên đá dù nhỏđến mấy mà ném xuống nước thì nó cũng chìm, nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy màđặt trên bè thì nó cũng nổi". Trong Tịnh Độ tông, có tồn tại một cõi Phật cụ thể, gọi làThế Giới Cực Lạc do đức Phật A Di Đà (tiếng Phạn: Amitabha) làm giáo chủ. Việc tuhành được mở rộng ra những hành động đơn giản như đi thăm chùa, tụng danh Phật A DiĐà. Nhờ cách như vậy mà Tịnh Độ tông là tông phái phổ biến khắp cõi Việt Nam. Đi đếnđâu ta cũng gặp người dân tụng niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" (có nghĩa là "Nguyệnquy theo đức Phật A Di Đà"). Tượng Phật A Di Đà là tượng có mặt ở khắp mọi nơi và cómặt từ rất lâu đời.Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu huyền bíđể nhanh chóng đạt đến giác ngộ. Tương truyền rằng Mật giáo do đức Phật Đại Nhật khởixướng. Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là kinh Đại Nhật và kinh Kim Cương.Khi vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mànhanh chóng hòa lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng,pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh,...2. Đặc điểm của Phật giáo Việt NamPhật giáo Việt Nam không phải là Phật giáo thuần khiết, Phật giáo được hòa trộnvới các tín ngưỡng truyền thống và hòa trộn với các tôn giáo khác tạo nên một Phật giáođặc biệt của riêng Việt Nam [7,8].3a, Tính Tổng hợpTổng hợp là một trong những đặc tính của lối tư duy nông nghiệp, chính vì thếtổng hợp là đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam.+ Tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thốngPhật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ Thầntrong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-MưaSấm-Chớp. Hai hệ thống này tổng hợp với nhau ở Việt Nam tạo nên các ngôi chùa tiềnPhật, hậu thần hay tiền Phật, hậu Mẫu. Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu,thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc,... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả biahậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất.+ Tổng hợp giữa các tông phái Phật giáoCác tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam thì bị trộn lẫn vớinhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý nhưVạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,... đều giỏi pháp thuật và có tài thầnthông biến hóa. Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệmPhật A Di Đà và Bồ Tát.Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, bồ tát, lahán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừavới Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mầu Ni, sư mặcáo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mầu Ni còn có cáctượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.+ Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khácTín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu công nguyên. Sau đóPhật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhậnNho giáo để làm nên Tam giáo đồng nguyên (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và Tamgiáo đồng quy (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nhogiáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau củacon người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh Tam giáo tổ sư với Thích Ca Mầu Ni ở giữa, LãoTử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt.Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác đểhình thành Đạo Cao Đài vào những năm 1920 của thế kỷ 20 với quan điểm là Thiên nhânhợp nhất và Vạn giáo nhất lý.b, Tính hài hòa âm dươngSau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối tưduy nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo ViệtNam có phần thiên về nữ tính.Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành Phật ông- Phật bà. Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh củavùng Nam Á nên được gọi là Quan Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vịPhật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính(tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bàchúa Ba).4c, Tính Linh HoạtPhật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, tùy thuộc vào tình huốngcụ thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Ví dụ cưới vợcho sư để ông sư ở lại địa phương là một cách linh hoạt trong áp dụng các nguyên tắcPhật giáo vào đời sống. Hoặc các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật:ví dụ Phật Bà Quan Âm (vốn là bồ tát), Phật Di Lặc (vốn là hòa thượng),... Ngoài ra Phậtở Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ôngNhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),... Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọntóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam.II. Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng triết học và đạo lýNhư đã trình bày ở trên, ta thấy rằng Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ trướccông nguyên, rồi tồn tại, phát triển và chan hòa với dân tộc này cho đến tận hôm nay.Trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa chính trị đặt biệt là xét trên khía cạnh hệ thống tưtưởng, thì Đạo Phật đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình thành một quan niệm sốngvà sinh hoạt cho con người Việt. Trong phần này sẽ tìm hiểu về tư tưởng, đạo lý của PhậtGiáo đã tác động đến con người Việt Nam như thế nào và người Việt Nam đã tiếp thunhững tư tưởng, đạo lý của Phật Giáo ra sao.1.Về tư tưởng:Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế vàBát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo, nguyên thủycũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt.Đạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện tại.Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không những các sựkiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những hiện tượng về thếgiới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật duyên khởi mà sinh thành, tồntại và tiêu hoạiLuật nhân quả cần được quán sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh mới cóthể gọi là luật nhân quả của Đạo Phật, theo đạo lý duyên sinh, một nhân đơn độc khôngbao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả, cho mộtnhân khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Đạo Phật đã được truyềnvào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sứcsáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ởhiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo, nóchẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nóimọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luânhồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từxưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhânquả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người.Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự nhiên biết câu: "ác giả ác báo". Chúng phát biểu câurất đúng hoàn cảnh sự việc xảy ra cho đối phương, hay "chạy trời không khỏi nắng". Mặtkhác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đóhọ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố5xảy ra cho họ, thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này.Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệpkia. Nguyễn Du đã thể hiện ý này trong truyện Kiều rằng:Cho hay muôn sự tại trờiTrời kia đã bắt làm người có thânBắt phong trần phải phong trầnCho thanh cao mới được phần thanh caoHoặc:Có trời mà cũng có taTu là cội phúc, tình là dây oanTừ những hành nghiệp thiện, giảm bớt điều ác, dần dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho ta cómột cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau.2.Về đạo lý:Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của phật giáođã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. Đều này ta thấy rõqua con người và tư tưởng của Nguyễn Trải (1380-1442), một nhà văn, nhà chính trị, nhàtư tưởng việt Nam kiệt xuất, ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ Bi và biến nó thành đườnglối chính trị nhân bản đem lại thành công và rất nổi tiếng trong lịch sử nước Việt. Ông nóiđiều đó trong Bình Ngô Đại Cáo rằng:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạoBằng cách:Lấy đại nghĩa để thắng hung tànĐem chí nhân để thay cường bạoCho nên khi đại thắng quân xâm lược, đối với tù binh nhà Minh, chúng ta không nhữngkhông giết hại mà còn cấp cho thuyền bè, lương thực để họ về nước.Thần vũ chẳng giết hạiThuận lòng trời ta mở đất hiều sinhTinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ rấtphổ biến trong quần chúng Việt Nam như "lá lành đùm lá rách", hayNhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùngĐó là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt Nam nào cũng điều thấmnhuần và thuộc nằm lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam.Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác củađạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh.Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý vềtình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, từ tìnhthương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xã hội với thầybạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sốngcủa nhân loại trên vũ trụ này. Đặc biệt trong đạo lý Tứ Ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật vàảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt. Vì đạo phật rất chú trọngđến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã thuyết giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau6như Kinh Báo Phụ Mẫu Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục,kinh Vu Lan.. nhắc đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian,không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt), hay kinh NhẫnNhục dạy: "cùng tốt điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác không gì hơn bấthiếu". Bởi Phật Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp sống đạolý truyền thống của dân tộc Việt.Nhìn chung, đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đối tượng thực hiệnlà nhắm vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân , chúng sanh, vũ trụ, đó là môitrường sống của chúng sanh gồm cả mặt tâm linh nữa. Đạo lý Tứ Ân còn có chung cáiđộng cơ thúc đẩy là Từ Bi, Hỷ Xã khiến cho ta sống hài hòa với xã hội, với thiên nhiên đểtiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường. Từ cơ sở tư tưởng triết học và đạo lý trênđã giúp cho Phật Giáo Việt Nam hình thành được một bản sắc đặc thù rất riêng biệt củanó tại Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dântộc Việt.III. Ảnh hưởng Phật Giáo đối với văn hóa Việt NamPhật Pháp là bất định pháp, luôn luôn uyển chuyển theo hoàn cảnh và căn cơ củachúng sanh để hoàn thành sứ mạng cứu khổ của mình. Với tinh thần nhập thế tùy duyênbất biến mà Đạo Phật đã tạo cho mình một sức sống vô biên, vượt qua những ngăn cáchcủa địa lý, văn hóa, tôn giáo, ý thức hệ, thời gian ,không gian…. Tinh thần tuỳ duyên là tựthay đổi với hoàn cảnh để có thể tiếp độ chúng sanh, tính bất biến là giải thoát ra khỏi mọiđau khổ, sinh tử luân hồi. Tuy nhiên Phật Giáo vẫn luôn luôn hòa nhập với tất cả cáctruyền thống văn hóa tín ngưỡng của các nước trên thế giới. Trong quá trình hội nhập vănhóa sự ảnh hưởng của Phật Giáo đã tác động và đã tạo cho Phật Giáo Việt Nam có nhữngnét đặc thù sau đây:1.Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tín ngưỡng truyền thốngKhi được truyền vào Việt Nam, Phật Giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng bảnđịa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này. Biểu tượng chùa Tứ Pháp (PhápVân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điển) thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờcác vị thần tự nhiên Mây, Mưa, Sấm, Chớp và thờ Đá. Lối kiến trúc của chùa chiền ViệtNam là tiền Phật hậu Thần cùng với việc thờ trong chùa các vị thần, các vị thánh, các vịthành hoàng thổ địa và vị anh hùng dân tộc...[5]. Chính vì tinh thần khai phóng này mà vềsau phát sinh những hậu quả mê tín dị đoan bên trong Phật Giáo như xin xăm, bói quẻ,cầu đồng.. các nhà nghiên cứu nước ngoài rất ngạc nhiên khi thấy Phật Giáo Việt Namdung nạp dễ dàng các tín ngưỡng đa thần của bản địa trong khi các quốc gia trong vùngthì không có. Có nên gạt bỏ loại hình tín ngưỡng truyền thống này ra khỏi Phật Giáokhông? Vẫn là một vấn đề rất tế nhị, tuy nhiên, ta phải thừa nhận rằng tinh thần dung hòavà khai phóng của Phật Giáo Việt Nam là một trong những nét đặc trưng đáng chú ý.2. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tôn giáo khácĐó là kết quả của sự phối hợp và kết tinh của Đạo Phật với đạo Nho và đạo Lão,được các nhà vua thời Lý công khai hóa và hợp pháp hóa. Chính vì đặc tính dung hòa vàđiều hợp này mà Phật Giáo Việt Nam đã trở thành tín ngưởng truyền thống của dân tộcViệt. Nó chẳng phải Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa, Tiểu Thừa hay Đại Thừa, mà nó là7tất cả những khuynh hướng tâm linh của người dân Việt. Nó thực ra là cái "Đồng Qui NhiThù Đồ", cùng về một đích mà đường lối khác nhau, chính tinh thần khai phóng của PhậtGiáo Việt Nam đã kết tinh lấy Chân, Thiện, Mỹ làm cứu cánh để thực hiện. Nho giáo thựchiện cứu cánh ấy bằng con đường Thiện, tức là hành vi đạo đức để tới chỗ nhất quán vớiMỹ và Chân. Đạo giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường Mỹ, tức là tâm lý nghệthuật để tới chỗ nhất quán với Thiện và Chân. Phật giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng conđường trí tuệ giác ngộ để đạt tới chỗ nhất quán Chân, Thiện, Mỹ. Đó là thực tại Tam ViNhất của tinh thần tam Giáo Việt Nam. Trong nhiều thế kỷ hình ảnh tam giáo tổ sư vớiPhật Thích Ca ở giữa, Lão Tử bên trái và Khổng Tử bên phái đã in sâu vào tâm thức củangười dân Việt.3. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa giữa các tông phái Phật GiáoĐây là một nét đặc trưng rất riêng biệt của Phật Giáo Việt Nam so với các quốc giaPhật Giáo láng giềng. Chẳng hạn như Thái Lan, Tích Lan, Lào, Campuchia chỉ có PhậtGiáo Nam Tông, ở Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ thuần tuý chỉ có Phật GiáoBắc Tông. Nhưng ở Việt Nam thì lại dung hòa và điều hợp cả Nam Tông và Bắc Tông.Chính vì tinh thần khế lý khế cơ của Phật Giáo cộng với tinh thần khai phóng của PhậtGiáo Việt Nam mới có được kết quả như vậy. Tuy thiền tông chủ trương bất lập văn tự,song ở Việt Nam chính các vị thiền sư xưa lẫn nay đã để lại rất nhiều trước tác có giá trị,đặc biệt các thiền viện ở Việt nam điều tụng kinh gõ mõ như các tự viện Tông Tịnh Độ.Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi thì kết hợp với Mật Giáo, có nhiều thiền sư phái này nhưngài Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không điều nổi tiếng là giỏi phép thuậttrong việc trừ tà, chữa bệnh.Điều đặc sắc ở đây là trong khi khai triển Phật Giáo Việt Nam, các thiền sư ViệtNam đã không theo thiền kiểu mẫu của các thiền sư Ấn Độ và Trung Hoa mà mở lấy mộtcon đường riêng, phù hợp với dân tộc. Và trong khi tiếp nhận với hai luồng ảnh hưởng ấy,các thiền sư Việt Nam đã khéo léo điều chỉnh tính hai cực, Ấn Độ-Trung Hoa: một bên thìquá ham chuộng sự bay bổng, thần bí, một bên quá thực tiễn duy lý. Trên pháp đàn tưtưởng thời Lý cũng như thời Trần, thời kỳ vàng son của Phật Giáo Việt Nam và các thờikỳ sau này không có những mâu thuẩn đối lập mà tất cả điều quy về một mục đích chínhlà tu hành giải thoát. Phải chăng sự thống nhất về ý thức tư tưởng, dung hòa giữa các tôngphái và đoàn kết dân tộc đã uốn nắn Phật Giáo Việt Nam theo con đường dung hòa thốngnhất đó?4. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các thế hệ chính trị xã hộiPhật giáo tuy là một tôn giáo xuất thế, nhưng Phật Giáo Việt Nam có chủ trươngnhập thế, tinh thần nhập thế sinh động này nổi bật nhất là các thời Đinh, Lê, Lý, Trần.Trong các thời này các vị cao tăng có học thức, có giới hạnh điều được mời tham gia triềuchính hoặc làm cố vấn trong những việc quan trọng của quốc gia. Ta thấy có nhiều lý dokhiến các thiền sư Việt Nam tham gia vào chính sự, thứ nhất: họ là những người có học,có ý thức về quốc gia, sống gần gũi nên thấu hiểu được nổi đau khổ của một dân tộc bịnhiều cuộc đô hộ của ngoại bang. Thứ hai: các thiền sư không có ý tranh ngôi vị ngoàiđời nên được các vua tin tưởng và thứ ba: các thiền sư không cố chấp vào thuyết trungquân (chỉ biết giúp vua mà thôi) như các nho gia nên họ có thể cộng tác với bất cứ vị vuamào đem lại hạnh phúc cho dân chúng. Thời vua Đinh Tiên Hoàng đã phong cho thiền sư8Ngô Chân Lưu làm Tăng Thống, thời Tiền Lê có ngài Vạn Hạnh, ngài Đỗ Pháp Thuận,ngài Khuông Việt cũng tham gia triều chính. Trong đó đặc biệt thiền sư Vạn Hạnh đã cócông xây dựng triều đại nhà Lý khi đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt chế độ tànbạo của Lê Long Đỉnh, ông vua Ngọa Triều còn có biệt danh kẻ róc mía trên đầu sư. Thờinhà Trần có các thiền sư Đa Bảo, thiền sư Viên Thông.. điều được các vua tin dùng trongbàn bạc quốc sự như những cố vấn triều đình.Đến thế kỷ 20, phật tử Việt Nam rất hăng hái tham gia các hoạt động xã hội nhưcuộc vận động đòi ân xá cho Phan Bội Châu. Đến thời Diệm, Thiệu (1959-1975) cũngthế, các tăng sĩ và cư sĩ miền Nam tham gia tích cực cho phong trào đấu tranh đòi hòabình và độc lâp cho dân tộc, nổi bật là những cuộc đối thoại chính trị giữa các tăng sĩ PhậtGiáo và chính quyền. Đến cuối thế kỷ 20, ta thấy tinh thần nhập thế này cũng khôngngừng phát huy, đó là sự có mặt của các thiền sư Việt Nam trong quốc hội của nước nhà.5. Ảnh hưởng Phật Giáo trong đời sống người bình dân và giới trí thức Việt NamCũng như tất cả dân tộc nào trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Nam đến Bắc, lúcsơ khởi người Việt Nam tín ngưỡng và tôn thờ tất cả những sức mạnh hữu hình hay vôhình mà họ cho là có thể giúp đỡ họ hoặc làm hại đến họ như mây, mưa, sấm, sét, lửa,gió... Trong bối cảnh tín ngưỡng đa thần này, Phật Giáo đã xuất hiện và nhanh chóng quáthân qua hình ảnh của bộ tượng Tứ Pháp ở chùa Dâu, ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên củaViệt Nam ở Luy Lâu (Hà Bắc ngày nay), đó là bộ tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi vàPháp Điễn, một hình ảnh sống động và gần gũi với người dân nông thôn trong việc cầuxin phước lộc, cầu đảo, cầu siêu, cầu xin tất cả… những gì mà cuộc sống con người đòihỏi. Người Phật tử trong thời kỳ sơ khai này quan niệm rằng Phật là đấng cứu thế, có thểban cho con người mọi điều tốt lành.Trong buổi đầu của Phật Giáo ở Việt Nam mang dáng dấp của Phật Giáo TiểuThừa và Mật Giáo, vì vậy đã dễ dàng gắn với phù chú, cầu xin phước lộc hơn là tôi luyệntrí tuệ và thiền định. Vả lại, tính đời trội hơn tính đạo, trong quần chúng đa số là phụ nữđến với Phật Giáo, đó là hạng người đau khổ nhất trong xã hội cũ.Đến thời nhà Lý, có nhiều thiền sư từ Trung Quốc sang và thiết lập nhiều thiềnphái, phong trào học và tu phật phát triển mạnh ở trong giới trí thức, cung đình, đô thị,nhưng trong giới bình dân vẫn tồn tại nhất định một Phật Giáo dân gian với những ảnhhưởng cảm tính vốn có từ trước. Được vua triều Lý, Trần ủng hộ, hoạt động của PhậtGiáo có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm, làng nào cũng có chùa có tháp, người ta học chữ,học kinh, hội hè, biểu diễn rối nước, họp chợ ngay ở trước chùaChùa làng đã từng một thời đóng vai trò trung tâm văn hóa tinh thần của cộngđồng làng xã Việt Nam, chùa không những là nơi giảng đạo cầu kinh, thờ cúng Phật màcòn là nơi hội họp,. di dưỡng tinh thần, tham quan vãn cảnh. Bởi vì, kiến trúc của chùaViệt Nam thường hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên, tạo thành một kiến trúc hài hòa vớingoại cảnh. Khung cảnh ấy phù hợp với những giờ phút nghỉ ngơi sau giờ lao động nhọcnhằn và dinh dưỡng tinh thần của tuổi già.Đến thế kỷ 15, Nho Giáo thay chân Phật Giáo trong lãnh vực thượng tầng xã hội,Phật Giáo từ giã cung đình nhưng vẫn vững vàng trong làng xã. Ngôi đình xuất hiện tiếpthu một số kiến trúc và nghệ thuật Phật Giáo, đồng thời trở thành trung tâm hành chínhcủa làng xã. Cửa chùa chỉ còn mở cửa cho đàn bà, con gái kêu van,nguyện cầu khi chồng9bị bắt phu, con bị bắt nợ, ốm đau bệnh tật, mất mùa đói rét.. xin Phật gia hộ. Bồ Tát QuanÂm hay Phật Bà được ưa chuộng hơn xưa. Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta chiêm ngưỡngđược pho tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt trong chùa Bút Tháp (tỉnh Hà Bắc) tạc vàonăm 1656. Tượng rất đẹp nhưng được tạo vào thời điểm Phật Giáo không còn tôn sùngnhư quốc giáo nữa, chứng tỏ Phật Giáo đã ăn sâu vào tâm tư và văn hóa nghê thuật dângian.Nhìn chung không khó khăn gì khi ta phăng tìm dấu ấn Phật Giáo trong quan niệmdân gian và ta có thể phát hiện rằng nếu không có sự hiện diện của Phật Giáo ở Việt Namthì ta sẽ mất đi hơn một nữa di tích và danh lam thắng cảnh mà hiện nay ta tự hào, sẽkhông có chùa Hương rộn ràng, nhộn nhịp sầm uất trong ngày trẩy hội đầu xuân, khôngcó chùa Tây Phương vời vợi, không có chùa Yên Tử mây mù, không có chùa Keo bề thế,không có chùa Thiên Mụ soi mình trên dòng sông Hương.Và cũng không có nhữngchuyện dân gian đầy tính nhân bản như truyện Từ Thức, truyện Tấm Cám, truyện QuanÂm Thị Kính…. Sẽ không có những lễ hội tưng bừng như hội Lim, hội Chùa Hương….và trong tâm tư truyền thống cũng vắng tư tưởng bố thí vị tha, lòng hưởng thiện và niềmtin vững chắc vào một tương lai sáng sủa, vắng tinh thần lạc quan ngây thơ của người dânViệt.Quả thật vậy, Đạo Phật đã có mặt ảnh hưởng khắp mọi giai tầng trong ở xã hộiViệt Nam, không những trong giới bình dân mà còn ở trong giới trí thức nữa. Phật Giáothiền tông ở Việt Nam phát triển mạnh và ảnh hưởng sâu rộng trong giới trí thức, cungđình từ triều Đinh (968-980), tiền Lê (980-1009) đến thời Lý (1010-1225) đã mang đượctrong mình một tinh thần Việt Nam, đó là sự ra đời của một thiền phái mới, phái ThảoĐường do Lý Thánh Tông một vị vua anh kiệt đứng đầu. Nhưng thiền tông Việt Namphát triển rực sáng nhất là ở giai đoạn nhà Trần (1226-1400) với những tư tưởng vừathăng trầm vừa phóng khoáng của các thiền sư thời Trần đã được đúc kết trong các tácphẩm Khóa Hư Lục của Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đã làm cho bình diệnhọc thuật Việt Nam lúc bấy giờ bổng bừng sáng hẳn lên. Đặc biệt sự xuất hiện thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử, do người Việt Nam sáng lập ra, thể hiện được đầy đủ mọi đặc trưng,độc đáo của người Việt và nó đã để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử văn hóa Việt Nam chotới ngày nay.IV. Ảnh hưởng Phật Giáo qua gốc độ nhân văn và xã hội1. Ảnh hưởng Phật Giáo qua ngôn ngữTrong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy có nhiều từngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người dùng đến kể cả nhữngngười ít học. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những từ ngữ này được phát xuất từ PhậtGiáo, chẳng hạn như khi ta thấy ai bị hoạn nạn, đau khổ tỏ lòng thương xót, người ta bảo"tội nghiệp quá". Hai chữ tội nghiệp là từ ngữ chuyên môn của Phật Giáo. Theo Đạo Phậttội nghiệp là tội của nghiệp, do nghiệp tạo ra từ trước, dẫn tới tai nạn hay sự cố hiện nay,theo giáo lý nhà Phật thì không có một hiện tượng hay sự cố tai nạn nào xảy ra là ngẫunhiên hay tình cờ, mà chỉ là kết quả tập thành của nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước.Những nguyên đó (theo đạo Phật gọi đó là nhân duyên) khi chín mùi, thì đem lại kết quả.Mọi người điều nói tội nghiệp nhưng không phải nhiều người biết được đó là một từ ngữ10nói lên một chủ thuyết rất căn bản của Phật :"thuyết nhân quả báo ứng" thuyết này cũngđi sâu vào nhận thức dân gian với những cách như "ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão"hay là câu thơ bình dân:Người trồng cây hạnh người chơiTa trồng cây đức để đời mai sauHoặc khi muốn diễn tả một vật gì đó quá nhiều, người ta dùng danh từ "hằng hà sa số".Nếu hỏi hằng hà sa số là cái gì chắn chắn ít ai hiểu chính xác, họ chỉ biết đó là nói rấtnhiều, bởi khi xưa Đức Phật thường thuyết pháp gần lưu vực sông Hằng (Gange) ở ẤnĐộ, cho nên khi cần mô tả một con số rất nhiều, ngài thí dụ như số cát sông Hằng. Hoặckhi có những tiếng ồn náo, người ta bảo "om sòm bát nhã", do khi đến chùa vào nhữngngày sám hối, chùa thưởng chuyển những hồi trống bát nhã, nhân đó mà phát sanh ra cụmtừ trên. Lại có những người rày đây mai đó, ít khi dừng chân ở một chổ, khi người ta hỏianh đi dâu mãi, họ trả lời tôi đi "ta bà thế giới". Ta bà thế giới là thế giới của Đức PhậtThích Ca giáo hóa, theo thế giới quan của phật giáo thì thế giới ta bà to gấp mấy lần quảđịa cầu này, hoặc khi các bà mẹ Việt Nam la mắng các con hay quậy phá, các bà nói:"chúng bay là đồ lục tặc", tuy nhiên họ không biết từ lục tăc này phát xuất từ đâu? Đó làtừ nhà phật, chỉ cho sáu thằng giặc: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp của ngoại cảnhluông luôn quấy nhiễu ta. Một từ ngữ có sâu xa như vậy, nhưng khi Phật Giáo truyền bávào Việt Nam đã bị Việt Nam hóa trở thành lời mắng của các bà mẹ Việt Nam. Thiền sưToàn Nhật đời Tây Sơn trong cuốn Tam Giáo Nguyên Lưu Ký, có phát biểu rằng:Và như sáu giặc trong mình,Chẳng nên để nó tung hoành khuấy taCòn nghiều từ ngữ khác như từ bi, hỷ xã, giác ngộ, sám hối đã được người dân Việt Namquen dùng như tiếng mẹ đẻ mà không chút ngượng ngập lạ lùng. Sự ảnh hưởng phật giáokhông ngừng ở phạm vi từ ngữ mà nó còn lan rộng, ăn sâu vào những ca dao dân ca vàthơ ca của người dân Việt Nam nữa.2. Ảnh hưởng phật giáo qua ca dao và thơ caCa dao dân ca là một thể loại văn vần truyền khẩu, dễ hiểu trong dân gian, đượclưu truyền từ đời này sang đời khác. Không ai biết rõ xuất xứ cũa những lời ca hát đó ởđâu, chỉ biết rằng nó thường được thể hiện dưới hình thức câu hát ru em, những câu hòđối đáp giữa các chàng trai cô gái tuổi đôi mươi hay để kết thúc mỗi câu chuyện cổ tíchmà các cụ già kể cho con cháu nghe mang tính chất khuyên răng dạy bảo. Ca dao dân caphổ biến dưới dạng thơ lục bát bao gồm nhiều đề tài khác nhau, tư tưởng đạo lý của phậtgiáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao dân ca dưới đề tài này hay khíacạnh khác để nhắc nhở, khuyên răng dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống anvui phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.Có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam đều có chứa đựng ít nhiềutriết lý nhà phật và những hình ảnh về ngôi chùa, về phật, trải qua hàng ngàn năm gắn bómật thiết với làng xã Việt NamỞ đâu có chùa, có phật, ở đó là thắng cảnh, là niềm tự hào của quê hương:Tây Ninh có núi Bà ĐenCó sông Vàm Cỏ, có toà Cao SơnỞ cố đô Huế:11Đông Ba, Gia Hội hai cầuCó chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuôngỞ hoàng thành Thăng Long:Rủ nhau xem cảnh Kiếm HồXem câu Thê Húc, xem chùa Ngọc SơnCũng như nhiều dân tộc khác, người Việt có nhiều lễ hội, mà lễ hội chùa là chiếm tỷ lệcao hơn hết:Nhớ ngày mùng bảy tháng baTrở về hội Láng, trở ra hội ThầyDân gian Việt Nam vốn có cách định thời gian bằng đêm năm canh, ngày sáu khắc hoặcbằng tiếng gà, tiếng chim nhưng thường khi lại là tiếng chuông, tiếng trống của chùa:Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông linh Mụ canh gà thọ XươngTrên chùa đã động tiếng chuôngGà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêuHoặc:Chiều chiều bìm bịp giao canhTrống chùa đã đánh sao anh chưa vếSự ảnh hưởng quan niệm hiếu hạnh: là người Việt Nam không thể không hiếu kínhcha mẹ, niềm tri ơn và báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm củangười dân Việt. Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không phải tự nhiên mà có, mà chínhlà nhờ ảnh hưởng của cả một nền giáo dục, một tổ chức văn hóa từ ngàn xưa để lại, tươngxứng với tư tưởng và phong tục của dân tộc Việt. Trong tất cả những ảnh hưởng, lớn nhấtvà sâu rộng nhất cũng vẫn là sự ảnh hưởng của đạo phật, một tôn giáo, một nền giáo dụcđã có mặt với dân tộc từ buổi đầu của công nguyên, mà đạo phật là đạo hiếu, lời dạy củaphật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng củangười Việt, và đã thể hiện linh động và triền miên ngang qua ca dao dân ca, mà chúng tathấy tràn ngập khắp dân gian Việt Nam:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conMến cảnh chùa chiền, phật tượng, nhưng hiếu hạnh của người con vẫn đặt lên trên vì côngơn trời biển của cha mẹ trong suốt quá trình dưỡng dục sinh thành, biết bao nhọ nhằn,gian khổ đối với con. Do đó:Vô chùa thấy phật muốn tuVề nhà thấy mẹ công phu chưa đành.Cũng vì thương kính cha mẹ, nên người con luôn luôn cầu nguyện phật trời gia hộ cho haiđấng từ thân:Đêm đêm khấn nguyện phật trờiCầu cho cha mẹ sống đời với conThực ra, hiếu tâm tức thị phật tâm, hiếu hạnh vô phi phật hạnh, làm tròn bổn phận cùangười con đối với cha mẹ chính là một trong những pháp tu của nhà phật:12Tu đâu mà bằng tu nhàThờ cha kính mẹ mới là chân tuHoặcĐi về lập miếu thờ vuaLập trang thờ mẹ, lập chùa thờ chaVề sự ảnh hưởng quan niệm nhân quả:Người Việt Nam thường nhắn nhủ nhau chớ có vì danh lợi phù hoa, làm ác hại người đểrồi chuốc lấy đau khổ. Hãy ăn ở cho lương thiện rồi thế nào cũng gặp điều tốt lành, maymắn và hạnh phúc:Ai ơi hãy ở cho lànhKiếp này chẳng gặp đề dành kiếp sau.Các bậc cha mẹ lại càng tu nhân tích đức cho con cháu về sau được nhờ:Cây xanh thì lá cũng xanhCha mẹ hiền lành để đức cho con.Ngang qua các câu ca dao của Việt Nam về hình ảnh của ngôi chùa, về quan niệm hiếuhạnh, quan niệm nhân quả, ta thấy sự ảnh hưởng của phật giáo đã ăn sâu vào đời sống củadân tộc Việt Nam. Sự ảnh hưởng sâu sắc đó không thể hiện qua ca dao bình dân mà cònchiếm nhiều trong loại hình thơ ca, văn vần, văn xuôi, nói chung là văn chương bác họctrong nền văn học Việt Nam.3. Ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục, tập quánPhong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc.Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta tìm lại được những giá trị văn hóamang bản chất truyền thống của các dân tộc. Đối với người Việt Nam, những phong tụctập quán chịu ảnh hưởng Phật giáo khá nhiều. Song ở đây người viết chỉ đề cập đếnnhững tập tục phổ biến trong đời sống hằng ngày của người Việt.* Ảnh hưởng phật giáo qua tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sinh và bố thíVề ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóanày. Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật giáo. Vì khi đã trở về vớiphật pháp, mỗi người phật tử phải thọ giới và trì giới, trong đó giới căn bản là không sátsanh hại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Trong hành động lời nói và ý nghĩa,người phật tử phải thể hiện lòng từ bi. Điều không thể có được khi con người còn ăn thịt,còn uống máu chúng sanh. Để đạt được mục đích đó, người phật tử phải dùng đếnphương pháp ăn chay. Cố nhiên người xuất gia ăn chay trường, còn phật tử tại gia cònnhiều trở ngại nên chỉ ăn chay kỳ. Thông thường người Việt Nam, cả phật tử lẫn ngườikhông phải phật tử cũng theo tục lệ đặc biệt này, họ ăn chay mỗi tháng hai ngày, là ngàymùng một và ngày rằm mỗi tháng, có người ăn mỗi tháng bốn ngày là ngày 01, 14, 15 và30, nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày 29, có người ăn mỗi tháng sáu ngày là những ngàymùng 8,14, 15, 23, 29 và 30 (nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày 28, 29), có người phát tâmăn chay mỗi tháng mười ngày là ngày 1,8,14,15,18,23,24, 28 và 30 và mùng 1 (nếu thángthiếu thì ăn vào ngày 27,28,29) cũng có nhiều người phát nguyện ăn chay suốt cả tháng(thường là tháng bảy âm lịch) hoặc ba tháng (tháng giêng, tháng bảy và tháng mười) haycả năm, đôi khi có một số người đi phát nguyện ăn trường trai giống như những ngườixuất gia.13Về mặt ăn uống, ăn chay rất phù hợp với phong cách ăn uống Á Đông, chú trọngăn ngũ cốc nhiều hơn thực phẩm động vật, vả lại ăn chay giúp cho cơ thể được nhẹ nhàng,trí óc được minh mẫn sáng suốt. Các nhà khoa học đều cho rằng ăn chay rất hợp vệ sinhvà không kém phần bổ dưỡng. Trên tinh thần đó, nên người Việt dù không phải là PhậtTử cũng thích ăn chay, và tập tục này đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi giai tầng xã hộiViệt Nam từ xưa đến nay.Ăn chay và thờ Phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam. Việc thờ Phậttrong dân gian cũng có nhiều điều thú vị. Người phật tử, người mộ đạo thờ phật đã đành,nhiều người không phải là phật tử cũng dùng tượng phật hay tranh ảnh có yếu tố Phậtgiáo để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêm. Theo quanniệm của họ, Phật giáo là một thành tựu về tư tưởng văn hóa của dân tộc và nhân loại.Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật tục lệ bố thí và phóng sanh đã ănsâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng. Đến ngày rằm và mùng một, người Việtthường hay mua chim, cá, rùa...để đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sanh. Người Việtcũng thích làm phúc bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn, vào các ngày lễhội lớn họ tập trung về chùa. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại những biểu hiện mang tínhchất hình thức trên này càng bị thu hẹp. Thay vào đó mọi người tham gia vào những đợtcứu trợ, tương tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảng sống gặp khó khănđúng với truyền thống đạo lý của dân tộc lá làng đùm lá rách.b/ Ảnh hưởng Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa.Theo đúng truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục cúng sóc vọng, tứclà ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc,thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác vàsự cảm thông sẽ được thiết lập là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi củamình, gọi là ngày Bố tát và ngày sám hối, người tín đồ về chùa để tham dự lễ sám hối,cầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa đổi thân tâm. Quan niệm ngày sóc vọng là những ngàytrưởng tịnh, sám hối, ăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. Ngoàiviệc đi chùa sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, họ sắm đèn, nhang, hương hoa đểdâng cúng Tam Bảo và tổ tiên Ông Bà, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ những ngườiquá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tánh của họ.Bên cạnh việc đi chùa sám hối vào ngày rằm, mùng một , người Việt Nam còn cótập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng,rằm tháng tư (Phật Đản) và rằm tháng bảy (lễ vu lan). Đây là một tập tục, một nhu cầukhông thể thiếu được trong đời sống người Việt. Tuy nhiên, đi viếng chùa cũng tùy thuộcvào mục đích và quan niệm của mỗi người. Cánh cửa chùa bao giờ cũng rộng mở đối vớithập phương bá tánh, nhất là các ngày hội lớn của Phật giáo, của dân gian (tết NguyênĐán) hoặc những ngày kỷ niệm lớn của lịch sử dân tộc, (giổ tổ Hùng Vương). Vào nhữngngày này, đông đảo các tầng lớp nhân dân, các giới trong xã hội đều qui tụ về đây. Trướccánh cửa thiền môn, những khuôn mặt trang nghiêm, vẻ đẹp thanh thoát của hoa huệ, hoacúc chen lẫn với hương trầm quyện tỏa tạo nên bầu không khí ấm cúng, linh thiêng, thểhiện tấm lòng thành kính của họ đối với Đức Phật và các bậc Thánh Hiền. Những hìnhảnh đó đã góp phần tạo nên bản sắc và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt. Trong dòngngười tấp nập, đông đảo đó không phải ai cũng đến đây vì lý do tín ngưỡng thuần túy.14Một số đông người chỉ đơn giản muốn đi xem lễ hội hoặc thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp củachùa chiền nhưng khi đã hội nhập vào bầu không khí trang nghiêm họ cũng thấy mình trởnên đỉnh đạc và trầm tỉnh hơn, đây là cơ hội giúp họ quay về với Đạo Phật.c/ Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏiĐây cũng là sinh hoạt thường xảy ra trong đời sống người Việt. Về ma chay, theophong tục của người Việt Nam và Trung Hoa trước đây rất là phiền phức và hao tốn. Tuynhiên nhờ có sự dẫn dắt của chư tăng thì tang lễ diễn ra đơn giản và trang nghiêm hơn.Khi trong gia đình (theo Đạo Phật) có người qua đời, thân quyến đến chùa thỉnh chư tăngvề nhà để giúp đỡ phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay). Thông thường các nghi thứctrong tang lễ được diễn ra tuần tự như sau : (1) Nghi thức nhập liệm người chết; (2) lễphát tang; (3) lễ tiến linh (cúng cơm); (4) khóa lễ kỳ siêu cho hương linh; (5) lễ cáo TriềuTổ (cáo tổ tiên ông Bà trước giờ di quan); (6) lễ di quan và hạ huyệt; (7) Đưa lư hương,long vị, hình vong về nhà hoặc chùa; (8) lễ an sàng; (9) cúng thất (tụng kinh cầu siêu vàcúng cơm cho hương linh trong bảy tuần gồm 49 ngày, mỗi tuần cúng một lần); (10) lễtiểu tường (giáp năm, sau ngày hương linh mất một năm); (11) lễ đại tường (lễ xã tang,sau ngày hương linh qua đời hai năm).Ở những gia đình không theo Đạo Phật nhưng do người quá cố hoặc gia chủ mếnchuộng Đạo Phật nên họ thỉnh chư tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh và tổchức tang lễ giống như những tín đồ theo Đạo Phật. Nhìn chung, tập tục ma chay tại ViệtNam chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nghi thức của Phật giáo.Việc cưới hỏi, tầm ảnh hưởng của Phật giáo tỏ ra ít phức tạp hơn so với ThiênChúa giáo, khổng giáo hay Hồi giáo. Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theotín ngưỡng Phật giáo, thường đến chùa khấn nguyện với chư Phật phù hộ cho mối lươngduyên của họ được thuận buồm xuôi gió. Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùađể chư tăng làm lễ "hằng thuận quy y" trước khi rước dâu. Đó là một lễ chúc lành ngắngọn và được chư tăng khuyên dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo, để làm kim chỉnam cho cuộc sống mới.Ngoài những phong tục của người Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo đã được kểtrên, chúng ta còn thấy một số tập tục khác cũng tương đối phổ biến và có ít nhiều liênquan đến Phật giáo mà chúng ta phải ghi nhận.d/ Các phong tục tạp quán khác.1/ Tập tục đốt vàng mãĐây là tập tục rất phổ biến ở Việt Nam mà người Việt đã tiếp nhận từ Phật giáoTrung Quốc. Nhiều người ngộ nhận rằng tập tục này xuất gia từ quan điểm nhân quả luânhồi của Phật giáo, do đó nó đã tồn tại trong Phật giáo từ xưa cho tới ngày nay. Nếu đờinày ai ăn ở hiền lành, tu tâm dưỡng tánh thì đời sau sẽ tái sinh trở lại làm người hạnhphúc, sung sướng giàu sang hoặc vãng sanh về thế giới cực lạc. Còn nếu kiếp này ăn ở tệbạc, làm nhiều điều ác, sau khi chết sẽ bị đọa xuống địa ngục cõi âm ti chịu nhiều đaukhổ. Người nhiều tội lỗi hay không có ai thờ cúng, cầu siêu thì ở nơi địa ngục bị oan ức,đói lạnh, không thể siêu thoát được hoặc đầu thai được. Cho nên những người thân ở nơidương thế phải thờ cúng, tụng kinh cầu siêu để người thân của mình dưới cõi âm ti bớt điphần tội lỗi hoặc được ấm no mà thoát kiếp. Sau khi cúng giỗ, ngày vọng người chết sẽnhận được những vật dụng, tiền bạc đã cúng và đốt đó. Trong các đồ mã và giấy tiền vàng15bạc để cúng thường có hình ảnh (Phật Di Lặc hay Bồ Tát Quan Âm) hoặc chữ nghĩa (chúvãng sanh, chữ triện) có yếu tố của Phật giáo với ý đồ mong sự cứu độ của Chư Phật đốivới người đã khuất.Ở đây xin nói rõ, tập tục đốt vàng mã là một "hủ tục" mang tính mê tín dị đoan vàvô lý, người Phật tử chân chính không bao giờ chấp nhận. Chính trên thế gian này, đồngtiền của nước này mang sang nước khác còn khó được chấp nhận, huống hố từ nhơn gian,đốt gởi xuống âm phủ xài, là chuyện không có cơ sở để tin cậy được. Theo Phật dạychúng sanh tùy nghiệp thiện ác theo đó mà thác sanh nơi cõi lành, cõi dữ. Thân nhânchúng ta chết cũng theo nghiệp thiện ác mà thọ sanh vào sáu cõi chứ không ngồi chờ việcđốt vàng mã của người thân, vừa trái với đạo lý, vừa phí tổn tiền bạc vô ích. Theo Phậtgiáo thì có rất nhiều cách để thể hiện lòng thương và lòng chung thủy của người sống đốivới người chết bằng cách khi có người sắp chết, thân quyến phải phát tâm bố thí, cúngdường, phóng sanh và điều quan trọng là phải thông tin cho người đó biết việc làm củagia đình mà hướng tâm đến con người thiện, nhờ đó mà họ sẽ thọ sanh vào cảnh giới anlành.2/ Tập tục coi ngày giờĐây là một tập tục ăn sâu vào tập quán của người Việt nói riêng và cả Châu Á nóichung. Mỗi khi sắp làm một việc gì quan trọng như xây dựng nhà cửa, đám chết, đámcưới, xuất hành đầu năm... người ta thường về chùa để nhờ các thầy coi giúp giùm ngàynào tốt thì làm ngày nào xấu thì tránh. Thông thường người ta hay tránh ba ngày: mùng05, 14, 23, họ cho ba ngày này là xuôi xẻo, là bất hạnh, cần phải tránh.Theo cái nhìn của Phật giáo thì đây cũng là một loại hình mê tín, người Phật tửkhông nên chạy theo. Đức Phật dạy rằng với người làm điều lành, ngày nào cũng là ngàytốt với người làm việc tốt, ngày nào cũng là ngày lành. Năm tháng đối với người làmthiện đều là ngày tốt cả, gieo nhân thiện thì sẽ gặt quả lành. Giáo lý nhân quả của ĐạoPhật là cán cân công bằng với khổ đau và hạnh phúc của con người chứ không phải là sựphân định của hên xuôi.3/ Tập tục cúng sao hạnTập tục này rất phổ biến và ăn sâu vào tập quán của người Việt và lại có sự thamgia của Phật giáo. Nguyên nhân cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, sau truyền qua Việt Namrồi vào trong Phật giáo. Thời xưa ta có Tam giáo đồng nguyên: Phật, Lão và Khổng giáo,đồng quy về mặt nguồn. Chủ trương như nhau, cùng một thiện chí để đóng góp cho xãhội, phục hưng đạo đức, đưa đời sống của con người đến ấm no hạnh phúc.Trong bối cảnh Tam giáo đó, các thầy Phật giáo phải linh động, phải tìm hiểu, họchỏi những cái lưu truyền của đạo bạn để có một cái nhìn hòa đồng, cảm thông và nhất làđể kéo Phật tử trở về với bói quẻ, xem tướng, thì các thầy cũng cúng sao, bói quẻm xinxăm, để cho người Phật tử quay về chùa, thay vì để họ lạy thần linh thì lạy Phật tốt hơn.Bước thứ hai là giảng đạo lý nhân quả, Bát chánh đạo, tạo chánh kiến cho người Phật tửxóa bỏ tà kiến trước đây của họ. Trong phương tiện này đã có một số người lạm dụng vàdần dà nó trở thành một loại hình sinh hoạt của Phật giáo.4/ Tập tục xin xăm, bỏi quẻXin xăm bói quẻ là một việc cầu may. Cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, một loạihình sinh hoạt khá rầm rộ tại các chùa, đình, miếu vào dịp đầu năm mới hoặc các ngày lễ16lớn. Các chùa làng có thờ Quan Thánh Đế Quân thường có đi đôi với việc xin xăm.Người xin xăm trước hết đến lạy Phật rồi sang bàn thờ Quan Thánh, khấn nguyện xin mộtquẻ xăm, rồi họ lắc ống xăm có 100 thẻ đê lấy một thẻ rớt ra, sau đó họ cầm quẻ xăm đếnnhờ thầy trù trì giải đáp giùm vận mạng của mình. Mỗi thẻ ứng với một lá xăm có ghi sẵntrong những điều tiên đoán về công việc làm ăn, học tập, hôn nhân, gia đình... của mỗingười bốc được quẻ xăm đó. Đây là một tập tục không lành mạnh do tin tưởng vào sựmay rủi của số phận đã được sắp đặt, an bài từ trước. Như sách xưa co câu "phước chítâm linh, hoa lai thần ám". Nghĩa là người gặp lúc phước đến thì giở quẻ ra đều tốt, khihọa lại thi rút lá xăm nào cũng xấu. Thế là tốt xấu tại mình, không phải tại xăm quẻ.Người Phật tử chân chính cần phải loại bỏ những loại hình mê tín này.Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu nhiềutác động của trào lưu văn hóa khác nhau. Nhất là từ Trung Quốc. Trong đó Phật giáo đãdự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian mà chúngta thấy vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Tuy nhiên, không phải các tập tục có sự ảnhhưởng của Phật giáo là tốt tất cả, mà trong đó có tập tục cần phải chắc lọc lại để phù hợpvới chánh pháp. Đó là nhiệm vụ nặng nề của các nhà truyền giáo trong thời hiện đại. Bêncạnh sự ảnh hưởng trong các phong tục tập quán của dân tộc. PG còn ảnh hưởng qua cácloại hình nghệ thuật như, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu cải lương.V. Kết LuậnPhật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc ViệtNam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Thật vậy, Đạo Phật đãảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn học, nghệthuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống nếp nghỉ... tìm hiểu và nghiên cứu về "nhữnggiá trị tích cực của Phật giáo trong đời sống và văn hóa người Việt", chúng ta càng thấy rõnhận định trên. Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lờiăn tiếng nói của quảng đại quần chúng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tưtưởng Phật giáo. Những câu nói đầu lưỡi "ở hiền gặp lành", "tội nghiệp", "hằng hà sa số","tu tại tâm"... là điều phổ biến trong quan hệ ứng xử giữa mọi người, các ngày đại lễ Phậtgiáo, ngày rằm, mùng một hay lễ tết dân tộc mọi người dân dù bận rộn đến mấy cũng vàilần trong đời đến viếng cảnh chùa để chiêm bái chư Phật, chung vui lễ hội hoặc để gầngũi, tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa của dân tộc, Chùa làng một thời đã đóng vaitrò trung tâm trong sinh hoạt văn hóa tinh thần cộng đồng làng xã của người Việt vàchúng ta không thể phủ nhận ý kiến trong quyển "văn hóa Việt Nam tổng hợp 1985 1995" : "Nếu không có những hoạt động Phật giáo lịch đại thì chúng ta sẽ mất đi hơn nửasố di tích và danh lam thắng cảnh mà hiện nay ta tự hào". Tại sao Phật giáo đã để lạinhiều dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn, tình cảm, trong phong tục tập quán và cảnh quancủa dân tộc Việt Nam như vậy ? Nhìn lại lịch sử và văn hóa dân tộc, ta thấy rằng ngay từnhững thế kỷ đầu công nguyên Phật giáo đã truyền vào Việt Nam và tư tưởng, triết họcPhật giáo có nhiều điểm phù hợp với tâm tư, tình cảm, đạo lý dân tộc nên đã được ngườiViệt Nam nhanh chóng tiếp nhận và dung hóa. Người Việt vốn hiền lành, hiếu hòa, hiếusinh, chân thật, yêu thương đồng loại. Đạo Phật thì dạy con người biết ăn ở hiền lành,thấy rõ lẽ phải trái, bỏ ác làm lành, cải tà quy chánh trau dồi đức hạnh và thăng hoa trí17tuệ, cho nên được quảng đại quần chúng chấp nhận. Qua quá trình lịch sử, trải qua baocuộc biến đổi thăng trầm của đất nước, Phật giáo đã khẳng định mình và có một chỗ đứngvững chắc trong lòng của dân tộc, tồn tại và phát triển cùng với dân tộc. Rõ ràng Phậtgiáo đã đóng góp cho dân tộc ta nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, văn hóa vàxã hội. Lịch sử đã chứng minh những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước trước họa xâmlăng; nhiều vị thiền sư Phật giáo, đồng bào Phật tử đã chung lưng đấu cật với dân tộc,chống giặc, bảo vệ non sông, tranh đấu cho công bằng và tự do. Gương sáng của thiền sưKhuông Việt thiền sư Vạn Hạnh còn kia, công lao lớn của vua Trần Nhân Tông đối vớiđất nước và dân tộc còn đó, tiếng chuông thức tỉnh của Hòa thượng Thích Quảng Đức vẫncòn vang vọng đâu đây... Phật giáo đã từng đóng một vai trò trong việc củng cố tinh thầnđoàn kết của toàn dân và đấu tranh bảo vệ đất nước. Khi đất nước hòa bình, văn hóa vàdân tộc có điều kiện phát triển, Phật giáo cũng góp phần không nhỏ làm nên những tinhhoa văn hóa của dân tộc. Những mái chùa cong vút gần gũi, duyên dáng, những tượng đàiThích Ca, tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay, các bộ tượng La Han với những đườngnét tinh xảo, sống động dưới con mắt thán phục và cung kính của du khách quốc tế,những lễ hội rộn ràng, những áng văn chương trác tuyệt... mãi mãi là niềm tự hào củangười Việt Nam.Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng chính tinh thần khai phóng, dung hòavà phương tiện của Phật giáo VN đã bị một số người lợi dụng và cố tình hiểu sai lạc đi,biến Phật giáo, chùa chiền thành một nơi xa lánh, tách biệt với xã hội, cúng kiến mê tín vàbị kẻ xấu lợi dụng để xin xăm, bói quẻ, đốt vàng mã, là những sinh hoạt biến dạng vốnkhông phải của Đạo Phật. Do đó, đánh giá về tầm ảnh hưởng về vị trí và vai trò Phật giáotrong nền văn hóa và lịch sử dân tộc cần phải dựa trên tinh thần khoa học và khách quanđể thấy những mặt thiếu sót, lạc hậu, tệ nạn để có thể hạn chế, loại bỏ cũng như mặt tíchcực, hữu ích để duy trì và phát triển.Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình để hòa nhập vào trào lưu phát triển vớithế giới, Việt Nam cần phải mở cửa để giao lưư với bạn bè quốc tế ngỏ hầu tiếp thu vàhọc tập những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Điều đó sẽ dẫn đến sự du nhập nhiềuluồng văn hóa ngoại lai. Trong đó có cái tốt, có cái xấu, làm sao chúng ta có thể phân biệtvà tiếp thu cái tốt và giải trừ cái xấu ? Đây là một câu hỏi lớn cho các nhà giáo dục, đạođức, xã hội, tôn giáo... và nó đã trở thành một vấn đề của quốc gia chứ không phải chỉ làchuyên cá nhân hay riêng tư nữa. Lời giải đáp rõ ràng nhất là nếu chúng ta có một nềnvăn hóa lành mạnh; đậm đà bản sắc dân tộc với những tư tưởng truyền thống tốt đẹp sẽgiúp chúng ta nhận định, chắc lọc và cũng là liều thuốc tốt nhất giúp chúng ta chống lạinhững cặn bã văn hóa ngoại nhập hoặc văn hóa mê tín phát sinh từ bản địa. Những yếu tốtích cực của Phật giáo là một phần tư tưởng văn hóa Việt sẽ cùng với văn hóa dân tộcViệt làm nhiệm vụ chọn lọc và phát triển văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong thờiđiểm hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách.18Tài liệu tham khảo[1]. Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005[2]. Giáo trình triết học, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2006[3]. />[4]. [5] Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, 2001[6]. Lịch sử nhà Phật, Đoàn Trung, Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2001[7]. Đại Cương Triết Học Phật Giáo Việt Nam, Nguyễn Hùng Hậu, Nhà xuất bản Khoahọc xã hội, 2003.[8]. Việt Nam Phật giáo sử luận, Nguyễn Lang, Nhà xuất bản Văn học, 2000[9]. Các Tông Phái Đạo phật, Đoàn Trung Còn, Nhà xuất bản Thuận Hoá , 2005[10]. Đạo của vật lý, Nguyễn Tường Bách biên dịch, Nhà xuất bản Trẻ, 199919

Tài liệu liên quan

  • THỰC TRẠNG CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY THỰC TRẠNG CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY
    • 25
    • 5
    • 21
  • phủ định biện chứng với việc xây dựng con người việt nam trong giai đoạn hiện nay phủ định biện chứng với việc xây dựng con người việt nam trong giai đoạn hiện nay
    • 19
    • 642
    • 0
  • Sự vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Sự vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    • 99
    • 1
    • 1
  • Sự vận dụng quan niệm về bản chất con người trong Triết học Mác Lênin vào việc bồi dưỡng đạo đức cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Sự vận dụng quan niệm về bản chất con người trong Triết học Mác Lênin vào việc bồi dưỡng đạo đức cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    • 66
    • 1
    • 4
  • Xây dựng nhân cách con người Việt nam trong điều kiện hiện nay Xây dựng nhân cách con người Việt nam trong điều kiện hiện nay
    • 70
    • 1
    • 0
  • TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG
    • 18
    • 464
    • 1
  • Nội dung và những giá trị tích cực, hạn chế của phật giáo, ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người việt nam trong lịch sử hiện nay Nội dung và những giá trị tích cực, hạn chế của phật giáo, ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người việt nam trong lịch sử hiện nay
    • 19
    • 2
    • 2
  • Sự vận dụng quan niệm về bản chất con người trong triết học mác   lênin vào việc bồi dưỡng đạo đức cho con người việt nam trong giai đoạn hiện nay Sự vận dụng quan niệm về bản chất con người trong triết học mác lênin vào việc bồi dưỡng đạo đức cho con người việt nam trong giai đoạn hiện nay
    • 67
    • 2
    • 7
  • Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
    • 112
    • 715
    • 5
  • Sự vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa mác   lênin vào việc xây dựng đạo đức con người việt nam trong giai đoạn hiện nay Sự vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa mác lênin vào việc xây dựng đạo đức con người việt nam trong giai đoạn hiện nay
    • 100
    • 587
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(203 KB - 19 trang) - Nội dung và những giá trị tích cực, hạn chế của phật giáo, ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người việt nam trong lịch sử hiện nay Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tích Cực Và Hạn Chế Của Phật Giáo