Nổi Gân Máu ở Chân Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
1/ Nguyên nhân khiến nổi gân máu ở chân
Giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch là 2 bệnh lý nổi gân máu ở chân. Ban đầu sẽ xuất hiện có đường gân máu màu đỏ, xanh hoặc tím li ti như hình mạng nhện, bệnh tiến triển nặng thành giãn tĩnh mạch gân máu tím nổi phình trên bề mặt da.
Các nguyên nhân chính gây nổi gân máu ở chân:
Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có nền da nhạt màu, mỏng yếu do đó những đường gân xanh sẽ dễ nhìn thấy. Hơn nữa, quá trình lão hóa sẽ khiến các van tĩnh mạch suy yếu gây bệnh giãn mao mạch, giãn tĩnh mạch vùng chân.
Người lớn tuổi da mỏng yếu, lão hóa
Do yếu tố công việc: Những người thường xuyên đứng làm việc với cường độ cao hoặc ngồi quá lâu không vận động khiến máu dồn xuống chân làm tăng áp lực lên thành mạch. Về lâu dài sẽ khiến các mao mạch giãn nở nổi gân máu trên đùi, bắp chân, khoeo chân, cổ chân.
Nổi gân máu ở chân do ngồi quá lâu, đi giày cao gót quá nhiều
Do mang thai: Trong quá trình mang thai nội tiết tố thay đổi, máu dồn xuống xuống chân có thể khiến mao mạch máu nổi trên bề mặt da.
Tăng cân đột ngột: Tăng cân đột ngột gây tình trạng ứ tắc và giãn mạch máu. Hơn nữa, tăng cân khiến da bị căng, nứt và mỏng nên dễ dàng thấy nổi gân máu trên da.
Tăng cân đột ngột khiến gân máu giãn nở
Lạm dụng mỹ phẩm: Sử dụng các sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc, kem trộn làm trắng da cấp tốc có thể để lại hệ lụy vô cùng lớn làm da mỏng yếu, dễ bắt nắng và nổi gân máu trên da.
2/ Triệu chứng nổi gân máu ở vùng chân
Nổi gân máu ở vùng chân sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Hiểu được bệnh lý của mình đang ở giai đoạn nào để điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm như vỡ mao mạch, loét hoại tử, thuyên tắc phổi,…
Đau nhức
Khi đứng hoặc ngồi không thay đổi tư thế ngồi các cơn đau nhức chân sẽ xuất hiện thường đau ở 2 bắp chân, bàn chân, đùi và cơn đau giảm đi khi bạn vận động nhẹ nhàng.
Chuột rút
Người bị giãn mao mạch, tĩnh mạch chân thường có triệu chứng chuột rút hay có cảm giác châm chích như kiến bò, tê ở bàn chân khi lắc và xoay cổ chân sẽ dễ chịu hơn.
Chân sưng và viêm loét
Mắt cá chân, bàn chân của người bị bệnh sưng phù ra nặng hơn có thể hình thành các vết loét trên da. Đây là tình trạng nổi gân máu đã chuyển sang mức độ báo động, điều trị tương đối phức tạp.
3/ Giải pháp điều trị nổi gân máu ở chân
Các phương pháp điều trị nổi gân máu ở chân được áp dụng phổ biến tại phòng khám và bệnh viện bao gồm:
Tiêm chích xơ
Chất xơ hóa sẽ được tiêm vào lòng tĩnh mạch nhằm loại bỏ các dòng máu bị viêm và sau đó thành mạch sẽ dính lại, đồng thời máu chảy ngược trong tĩnh mạch sẽ được loại bỏ.
Chích xơ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch nhanh chóng, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng. Song việc tiêm thuốc vào tĩnh mạch chỉ dễ dàng với các gân máu nổi giãn hơn 1mm, đối với các mao mạch nhỏ hơn 1mm không hề đơn giản và thời gian điều trị lâu dài. Nếu như tiêm ra ngoài mạch máu sẽ gây hoại tử da. Vì vậy, phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao.
Tìm hiểu thêm >> Trị giãn mao mạch bằng tiêm xơ có tốt không?
Điều trị bằng laser xung dài
Laser xung dài Mercury Lx là công nghệ điều trị nổi gân máu vùng chân li ti như hình mạng nhện hiệu quả nhất hiện nay. Laser có khả năng tác động trúng đích gân máu giãn làm đông co và triệt tiêu mao mạch giãn vĩnh viễn. Laser chỉ tác động vào gân máu, không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh, không đau, không cần nghỉ dưỡng.
Song song với điều trị gân máu, laser kích thích làm dày thành mạch và tăng sinh collagen cho da sáng khỏe. Thời gian điều trị được rút ngắn, hiệu quả hơn gấp 3 lần so với tiêm xơ. laser xung ngắn. Được FDA Hoa Kỳ kiểm định an toàn và cho phép lưu hành.
Xem ngay: Trực tiếp trị giãn mao mạch bằng Mercury Lx
Laser nội tĩnh mạch
Đối với các gân máu nổi phình to trên bề mặt da điều trị bằng sóng radio cao tần giúp loại bỏ mạch máu vón tắc đồng thời co thành mạch mang lại hiệu quả thẩm mỹ tuyệt đối. Đây là giải pháp điều trị giãn tĩnh mạch nông tân tiến nhất hiện nay mang lại hiệu quả về sức khỏe và thẩm mỹ được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.
Bên cạnh các phương pháp điều trị trong quá trình sinh hoạt để có một đôi chân khỏe mạnh, không khuyết điểm người bệnh nên thực hiện các khuyến cáo của các bác sĩ da liễu sau:
- Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ ngày
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế để tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian quá lâu.
- Tập thể dục ở tư thế ngồi và massage chân giúp giảm cảm giác đau nhức chân.
Nếu bạn đang gặp tình trạng nổi gân máu ở chân, hãy chụp ảnh và mô tả triệu chứng thường gặp gửi bác sĩ Ohio để được hỗ trợ điều trị. Liên hệ hotline: 0978 888 221 (Hà Nội) hoặc 0828 615 615 (TP. HCM)
>> Tìm hiểu thêm: Bảng giá trị nổi gân máu ở chân bằng laser xung dài – Giá áp đảo ngành thẩm mỹ
Từ khóa » Chân Nổi Gân Xanh đỏ
-
Hỏi đáp: Chân Nổi Gân Xanh Có Nguy Hiểm Không
-
Tại Sao Lại Xuất Hiện Tình Trạng Nổi Gân Xanh ở Chân?
-
Nổi Nhiều Gân Xanh ở Chân Có Nghiêm Trọng Không? - Vinmec
-
Tay Chân Nổi Gân Xanh Là Bệnh Gì? Cách Chữa Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
Chân Nổi Gân Xanh Và Mạch Máu Nhỏ, Bệnh Gì?
-
Nổi Gân Xanh Trên Cơ Thể, Chỉ điểm Bệnh Gì?
-
Chân Nổi Gân Xanh Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Giãn Tĩnh Mạch
-
1 Cách Chữa Trị Nổi Gân Xanh ở Chân Hiệu Quả Bạn Nên áp Dụng
-
Nổi Gân Tím ở Chân Có Nguy Hiểm Không? - Sức Khỏe Trong Tầm Tay
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân: Triệu Chứng Và Cách Phòng Chống
-
Nữ Giới Không Nên Chủ Quan Khi Chân Nổi Nhiều Gân Xanh - VnExpress
-
Chân Nổi Gân Xanh Có Phải Là Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch
-
Tay Chân Nổi Gân Xanh Là Bị Gì - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Chân Nổi Gân Xanh Do Suy Giãn Tĩnh Mạch