Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Nói giảm nói tránh là gì?
- 2 2. Những trường hợp sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh:
- 3 3. Những trường hợp không nên sử dụng phép nói giảm, nói tránh:
- 4 4. Nói giảm nói tránh có tác dụng gì?
- 5 5. Các cách sử dụng nói giảm nói tránh:
1. Nói giảm nói tránh là gì?
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học. Đối với các văn phong nói chuyện thông thường cũng được sử dụng. Với các cách thức nói chuyện trong một số trường hợp nhất định. Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển đối với cách thức nói chuyện. Để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Chúng được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với nhau. Bên cạnh đó trong văn học cũng sử dụng không ít. Như chúng ta đã biết học ăn nói sao cho khéo là một trong những bài học quan trọng về kỹ năng giao tiếp. Các ý tứ và sự khéo léo trong ăn nói mang đến thiện cảm. Đồng thời cũng giúp thể hiện suy nghĩ, thái độ và sự khéo léo của chúng ta hiệu quả hơn. Và nói giảm nói tránh luôn được sử dụng thường xuyên trong văn nói và văn viết.
Trong giao tiếp thay vì sử dụng nhiều ngôn từ gây ấn tượng về tính chất sự vật, sự việc của người nói. Người ta thường dùng những từ ngữ đồng nghĩa để làm giảm đi được cảm giác ghê sợ hay đau buồn. Với các ngữ cảnh cụ thể, các từ ngữ có mức độ nghiêm trọng, tiêu cực có thể được thay thế. Đảm bảo cho hiệu quả trong thực hiện, truyền tải thông điệp và ý nghĩa. Cũng có thể làm giảm đi sự thiếu văn hóa trong câu nói. Bên cạnh đó phủ định đi các từ ngữ mang tính tiêu cực.
Xem thêm: Biện pháp tu từ là gì? Tác dụng của các biện pháp tu từ?
2. Những trường hợp sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh:
– Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự.
– Khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình như người có quan hệ thứ bậc xã hội, người có tuổi tác cao. Các từ ngữ trực tiếp có thể không phù hợp hoặc không đủ trang nghiêm, tôn trọng.
– Khi nhận xét một cách tế nhị, lịch sự, có văn hóa để người nghe dễ tiếp thu ý kiến, góp ý. Việc nhận xét không bao hàm thái độ khinh thường hay chê bai của người nói. Chỉ là các góp ý mang đến hiệu quả và chất lượng, giúp người nghe thực hiện thay đổi bản thân hiệu quả.
3. Những trường hợp không nên sử dụng phép nói giảm, nói tránh:
– Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.
– Khi cần thông tin khách quan, chính xác, trung thực. Tương ứng với các môi trường cụ thể và không gian, người đối diện cụ thể. Việc xác định cho thời điểm sử dụng hay không cần căn cứ với độ tinh tế của người nói. Bên cạnh nhu cầu và tính chất, ý nghĩa mang đến cho không gian và người tiếp nhận.
4. Nói giảm nói tránh có tác dụng gì?
Có thể thấy nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ với nhiều ý nghĩa sử dụng. Mang nhiều dụng ý về mặt nghề thuật với nhu cầu khi sử dụng. Khi mà các ý nghĩa trong mức đô hay tính chất nghiêm trọng được giảm thiểu. Trong cuộc sống, việc sử dụng cách nói này cũng cho thấy sự tinh tế và khéo léo của người nói. Rõ ràng cách sử dụng hợp lý trong các trường hợp mang lại cảm tình lớn hơn đối với người nói chuyện.
Với các tác phẩm văn học nghệ thuật, ý nghĩa của câu cũng được phân tích hiệu quả. Ở đó việc sử dụng biện pháp thường mang một hàm ý nào đó. Và với tác giả, việc sử dụng ấy giúp lột tả nhiều hơn về chiều sâu của chủ thể.
Tác dụng này được thể hiện trong tính chất và mức độ của ý nghĩa. Khi mà giảm, tránh đi các từ ngữ có tính chất lột tả nghiêm trọng. Các mức độ với từ ngữ tiêu cực khi được sử dụng làm câu trở lên thô. Đặc biệt khi ý tứ của người nói trở lên nghiêm trọng và tỏ thái độ gây sát thương cao hơn. Và để giúp cách diễn đạt của mỗi cá nhân được lịch sự, nhẹ nhàng bớt phần nào hơn.
Mời các bạn theo dõi các ví dụ sau đây:
Ví dụ 1: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”. “Không qua khỏi’’ ở đây là “chết”. Trong thực tế, với các trường hợp bác sĩ phải dùng đến từ ngữ này, tức là không có cách thức để cứu chữa. Bởi vì trên thực tế, bệnh nhân đã chết và không thể tiếp tục tiến hành các nhiệm vụ chữa bệnh. Bác sĩ nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.
Tính chất muốn nói là bệnh nhân đã chết. Tuy nhiên với cách nói trực diện này, người nghe sẽ thấy được tính chất bất ngờ và nghiêm trọng hơn của sự việc. Sự ra đi của người thân họ là nỗi đau cũng như sự mất mát lớn. Vì thế, không qua khỏi, ra đi hay một số cách dùng khác được sử dụng thay thế. Đảm bảo cho các nội dung vẫn được truyền tải hiệu quả về kết quả muốn chỉ ra.
Ví dụ 2: “Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B”. “Mãi mãi nằm lại’’ ám chỉ cái chết của người chiến sĩ. Cách nói này không chỉ mang đến các ý nghĩa thể hiện giống với ví dụ phía trên. Mà còn mang đến các tự hào đối với tính chất hi sinh quên mình của người lính trong thời kỳ chiến tranh. Việc bảo vệ tổ quốc là một nhiệm vụ, nhưng cũng là những gì thiêng liêng và cao đẹp nhất.
Cách nói như vậy nhằm giảm cảm giác đau buồn, mất mát. Đồng thời diễn đạt nhẹ nhàng sự hi sinh. Nằm lại ở chiến trường cũng như đang cổ vũ, động viên và khích lệ đồng đội. Đồng thời dõi theo các bước chân của đồng đội trong nhu cầu và khát khao chiến thắng.
Chú ý:
Tuy nhiên, việc sử dụng nói giảm nói tránh còn cần phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp. Bởi cần cân nhắc đối với các mục đích cụ thể trong giao tiếp. Cũng như xem xét đối với môi trường, hoạt động thực hiện hay các chủ thể tiếp nhận. Có những trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng. Như phiên tòa phán xử chẳng hạn thì chúng ta không nên sử dụng biện pháp này. Hoặc trong các cuộc họp công ty để đưa ra giải pháp hay phê bình.
Các tính chất thực hiện trong các không gian này về cơ bản đều cần sự trang trọng. Tất cả phải được lột tả hiệu quả nhất. Đặc biệt khi các từ ngữ sử dụng phải có nghĩa đen, không mang hàm ý ám chỉ hay đa nghĩa. Từ đó mới mang đến hiệu quả cũng như tính chuyên nghiệp trong tiến hành.
5. Các cách sử dụng nói giảm nói tránh:
Có 4 cách mà chúng ta có thể áp dụng biện pháp tu từ này khi làm văn. Hoặc thực hiện đối với văn phong khi nói chuyện. Gồm:
– Dùng các từ đồng nghĩa đặc biệt là từ Hán – Việt.
Các từ hán việt với ý nghĩa được xác định tương tự. Tuy nhiên lại mang đến các mức độ trong hiệu ứng tiêu cực giảm. Việc sử dụng này mang đến thông điệp được truyền tải nhẹ nhàng hơn. Cũng chính là cách thức để các cá nhân thực hiện thể hiện sự linh hoạt, khéo léo của mình. Dùng các từ ngữ trong hoàn cảnh thích hợp vừa giúp thể hiện vốn từ và sự hiểu biết của bản thân. Ngoài ra còn giúp cho tinh tế trong câu chuyện được kết nối và xây dựng.
Ví dụ: Bà cụ đã chết rồi => Bà cụ đã quy tiên rồi.
– Dùng cách nói vòng.
Cách nói vòng này cũng giảm đi tính chất trong nghiêm trọng của sự việc. Hoặc giúp câu truyện được kết nối đảm bảo với lối hành văn. Cũng như giúp cho hiệu quả của câu chuyện tốt hơn. Khi người nghe, người đọc bị chê cũng không cảm thấy bị tổn thương hay mức độ quá nghiêm trọng. Câu nói với việc đi vòng vẫn đảm bảo cho nội dung chính muốn truyền tải được triển khai hiệu quả. Bên cạnh là giúp cho mức độ hay tính chất tiêu cực giảm đi.
Sự nghiêm trọng hay thái độ theo lời nói cũng được giữ với ý nghĩa tốt hơn. Đặc biệt không làm mất lòng người đối diện khi đó chỉ là một lời nhận xét, đóng góp chân thực. Cũng như với những quan điểm đó, mong đối phương có những cải thiện tốt hơn.
Ví dụ: Anh còn kém lắm => Anh cần phải cố gắng hơn nữa.
– Dùng cách nói phủ định bằng từ trái nghĩa.
Việc thể hiện với cách nói phủ định cũng có thể giúp tính chất của câu nói giảm mức độ. Đặc biệt với các lời nhận xét cho ý nghĩa tiêu cực. Việc thực hiện hai lần phủ định vẫn đảm bảo cho ý nghĩa khẳng định. Đồng thời vẫn mang đến hiệu quả cho nội dung câu truyện được truyền tải. Tuy nhiên với các nhu cầu trong đảm bảo hiệu ứng cần thiết lại rất quan trọng.
Đôi khi việc thực hiện cách nói này sẽ làm giảm mức độ nặng nề trong ý nghĩa. Cũng là cần thiết cho chủ thể nếu không muốn quá thẳng thắn, nghiêm khắc và khó tính trong thái độ thể hiện. Vẫn đảm bảo mang đến hiệu quả phản ánh, nhưng không gây ra khó chịu cho người nghe.
Đặc biệt trong văn học, các câu văn cần được thể hiện với ý tứ mượt mà.
Ví dụ: Bức tranh này anh vẽ xấu lắm => Bức tranh này anh vẽ chưa được đẹp lắm.
– Dùng cách nói trống (tỉnh lược).
Mức độ nghiêm trọng được giảm tải. Bên cạnh một số từ ngữ được lược bỏ. Tuy nhiên vẫn đảm bảo với tầng nghĩa cần chia sẻ. Cùng với các nhu cầu sử dụng hiệu quả cách nói này trong thực tế, người nói, người nghe có thể hiểu và đồng cảm.
Ví dụ: Anh ấy bị thương nặng thế thì không còn sống được lâu nữa đâu chị à => Anh ấy (…) thế thì không( …) được lâu nữa đâu chị à.
THAM KHẢO THÊM:
- Biện pháp tu từ là gì? Tác dụng của các biện pháp tu từ?
- Chơi chữ là gì? Tác dụng và ví dụ biện pháp tu từ chơi chữ?
- Nhân hóa là gì? Phân loại, tác dụng và lấy ví dụ minh họa?
Từ khóa » Cách Nói Giảm Nói Tránh Là Gì
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Tác Dụng, Cách Sử Dụng Và Ví Dụ
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Cho Ví Dụ - Daful Bright Teachers
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Cách Vận Dụng Nói Giảm Nói Tránh Trong ...
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Như Thế Nào?
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? - Thư Viện Khoa Học
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì ? Cách Sử Dụng Và Tác Dụng Của Biện Pháp ...
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Tác Dụng Của Nói Giảm Nói Tránh? - VOH
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Cách Sử Dụng Biện Pháp Này
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì ? Cho Ví Dụ - Wiki Secret
-
Nói Giảm Nói Tránh
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì, Khi Nào Nên Và Không Nên Nói Giảm Nói Tránh
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? - TopLoigiai