Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? - TopLoigiai

Câu hỏi: Nói giảm nói tránh là gì?

Lời giải: 

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm nhé!

Mục lục nội dung 1. Tác dụng của nói giảm nói tránh2. Phân biệt nói giảm nói tránh với nói quá

1. Tác dụng của nói giảm nói tránh

Trong giao tiếp thay vì sử dụng nhiều ngôn từ gây ấn tượng về tính chất sự vật, sự việc của người nói. Người ta thường dùng những từ ngữ đồng nghĩa để làm giảm đi được cảm giác ghê sợ hay đau buồn. Cũng có thể làm giảm đi sự thiếu văn hóa trong câu nói . Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến và góp ý của bạn. Ngoài ra, khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình. Ví dụ như là những người có quan hệ thứ bậc xã hội hơn bạn hoặc người có tuổi tác cao.Bên cạnh đó phủ định đi các từ ngữ mang tính tiêu cực.

Nói giảm nói tránh là gì?

Ví dụ: 

- Thay vì dùng câu:“Người ta phát hiện ra một xác chết đang trôi theo dòng nước”. Họ sẽ sử dụng câu: “Người ta phát hiện ra một thi thể đang trôi theo dòng nước”. Ở đây sử dụng từ “thi thể” thay cho từ “xác chết” làm giảm đi sự ghê rợn với người đọc hay người nghe.

- Thay vì dùng câu: “Bạn nam kia bị mù”. Họ sẽ dùng là “ Bạn nam kia bị khiếm thị”. Dùng từ “khiếm thị” thay cho từ “mù” vừa thể hiện sự tôn trọng vừa làm giảm mức độ vấn đề.

Ví dụ: (tục ngữ)

- Tiền tiêu như nước 

- Mắt sắc như dao 

-  Ăn quà như mỏ khóet 

-  Đi như voi giậm

- Lỗ mũi mười tám gánh lông 

Chồng thương chồng bảo lông rồng trời cho 

- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi 

Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm. 

- Đời người có một gang tay 

Ai hay ngủ ngày còn lại nửa gang. 

Trong giao tiếp thông thường, cần có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh khi cần thiết, để thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự tôn trọng của người nói đối với người nghe, thể hiện phong cách nói năng đúng mực của con người có giáo dục, có văn hóa. Nhưng điều cần lưu ý ở đây là khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng sự thật thì không nên tránh né, không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi. Trong những tình huống như vậy, người nghe cần biết rõ sự thật, cho nên cần thiết phải nói rõ sự thật. Tóm lại, việc vận dụng biện pháp nói giám nói tránh cũng cần phải linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ.

2. Phân biệt nói giảm nói tránh với nói quá

Một số điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh và nói quá. Đó là đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra. Đây là hai biện pháp tu từ được sử dụng khá nhiều trong văn học hay trong giao tiếp.

Điểm khác nhau được nói tới dựa vào định nghĩa của chúng. Nói quá được sử dụng nằm phóng đại hay khoa trương một sự việc. Tạo sự nổi bật và gây ấn tượng đến người đọc hay người nghe. Nói giảm nói tránh lại không đi thẳng vấn đề làm giảm đi điều tiêu cực. 

Một số ví dụ về biện pháp nói quá:

Ví dụ 1: Kì thi đại học sắp tới làm mấy em học sinh cuối cấp tôi dạy lo sốt vó. 

“Lo sốt vó’’ ở đây là biện pháp nói quá, nhấn mạnh vào cảm giác lo lắng tột cùng.

Ví dụ 2: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm để nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

Thể hiện sự tế nhị và lịch sự với người đọc hay người nghe. Như vậy chúng hoàn toàn trái ngược với nhau.

Từ khóa » Cách Nói Giảm Nói Tránh Là Gì