Nơi Linh Thiêng Bàn Thờ Của Tổ Quốc - Bài 1: Hồi ức Về Côn Đảo
Có thể bạn quan tâm
Thông tấn xã Việt Nam xin giới thiệu 2 bài viết về trường học cách mạng với khúc ca bi tráng của vùng đất Côn Đảo thiêng liêng.
Bài 1: Hồi ức về Côn Đảo
Những ngày tháng 7, nhiều cựu tù chính trị Côn Đảo trở lại thăm Côn Đảo - nơi giam giữ, tra tấn dã man các chiến sĩ cách mạng, nhà yêu nước và kể lại cho nhau nghe ký ức một thời tranh đấu hào hùng trong gông cùm, bên trong song sắt. Thắp nén hương thơm cho đồng đội, đồng chí ở Nghĩa trang Hàng Dương, Hàng Keo hay Cầu tàu 914, nhiều cựu tù Côn Đảo không khỏi nghẹn lòng bởi sự hy sinh anh dũng kiên cường, bất khuất của nhiều bạn tù vì độc lập, tự do, thống nhất nước nhà.
Một thời hoa lửa bi hùng
Năm nào cũng vậy, bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, cựu tù chính trị Côn Đảo đều trở lại thăm mảnh đất in dấu bao kỷ niệm này. Song lần trở lại nào bà cũng đong đầy cảm xúc, nhất là khi thắp nén hương cho đồng đội, thăm lại “chuồng cọp” - nơi bà cùng bạn tù chính trị đã sống, chiến đấu, kiên định theo con đường cách mạng.
Thăm lại căn phòng giam 27 tại chuồng cọp, nữ cựu tù Côn Đảo nhớ lại những năm tháng bị giam giữ, nhớ về đồng đội năm xưa, nhớ người phụ nữ quê ở Quảng Nam thường được gọi là má Sáu mù bởi lòng khẳng khái.
“Dù 2 mắt đã mù nhưng tinh thần của má Sáu rất sáng tỏ, chí khí quật cường. Nhờ ý chí của Má, của các dì, các chị đã hun đúc cho chúng tôi tinh thần đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, chống lại sự đàn áp tàn khốc của kẻ thù…”, nữ cựu tù Côn Đảo bồi hồi nhớ lại.
Với tù nhân nam đã khổ cực, nữ tù chính trị còn cơ cực gấp bội phần. Thường chúng nhốt 5 người trong một buồng, đấu tranh thì 5 - 7 ngày mới cho tắm một lần, có khi 1 - 2 tháng không cho tắm. Có lúc nóng bức quá không chịu được các nữ tù chỉ mặc đồ lót, cực nhất là những “ngày” của phụ nữ. Nhiều chị em bị hoảng loạn tâm thần, bị tàn tật và không ít người đã chết trong tù do bị đối xử tàn tệ...
Hơn 40 lần trở lại nơi đây kể từ ngày đất nước thống nhất, ông Võ Ái Dân, cựu tù Côn Đảo, nguyên là Vụ trưởng Vụ Công tác phía Nam thuộc Văn phòng Quốc hội (quê ở Bến Tre) vẫn không khỏi lặng mình, bồi hồi xúc động nhớ lại những năm tháng bị tù đày cùng đồng đội đấu tranh bên trong song sắt của nhà tù Côn Đảo từ năm 1964. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ đường lối cách mạng, ông cùng đồng đội đã chịu đựng những trận roi đòn, tra tấn dã man.
Trong khoảng thời gian đó, cai ngục nhà tù Côn Đảo đàn áp, sử dụng nhiều chiêu bài chống cộng, dùng tù trị tù, dùng Cộng sản diệt Cộng sản. Mỗi lần tù chính trị đấu tranh, cai ngục lại đổ vôi bột xuống rồi dội nước làm cơ thể bị lở loét...
Côn Đảo có 2 chuồng cọp, 120 phòng giam. Có những lúc chúng giam 1 phòng 1 người, nhưng cũng có những lúc giam 10 người trong căn phòng bề ngang khoảng 1,6m, dài khoảng 1,5m để đày đọa, ép anh em đầu hàng. Sau hiệp định Paris, chúng vẫn uy hiếp những người tù bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như gậy, dùi cui, súng, lựu đạn cay… Nhưng cũng từ trong gian khó, những người tù có cách khắc phục, giải pháp để sinh tồn.
Vượt qua nỗi đau về thể xác và tinh thần, nhiều cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù Côn Đảo diễn ra vô cùng quyết liệt, bằng nhiều hình thức như tuyệt thực, viết kiến nghị đòi giảm mức khổ sai, bãi bỏ đánh đập, đòi cải thiện đời sống, sinh hoạt... Cùng lúc, các phong trào đấu tranh chống ly khai Đảng Cộng sản, chống chào cờ ngụy của những người yêu nước đồng loạt diễn ra, rộng khắp các khu trại giam với sự tham gia của hàng ngàn người.
Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh của những chiến sĩ cách mạng, yêu nước tại nhà tù Côn Đảo đều bị đàn áp. Hàng chục ngàn người bị nhốt hầm đá, chuồng cọp, bị thương tật vĩnh viễn và nhiều người đã mãi mãi ra đi…
Với chủ trương biến nhà tù thành trường học cách mạng, khi thoát cảnh ngục tù, nhiều đồng chí trở thành cán bộ cao cấp của Ðảng, Nhà nước.
Trường học lớn sau song sắt
Đến chốn thiêng liêng nơi đảo xa, chúng tôi có dịp nghe lại những câu chuyện bi hùng của các cựu tù trong suốt thời gian bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo.
Thắp nén nhang lên mộ phần của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lưu Chí Hiếu - người anh, người đồng chí cùng bị bắt tù đày tại Côn Đảo, Trung tướng Châu Văn Mẫn bồi hồi kể, anh Hiếu bị bắt khi đang chỉ đạo cuộc biểu tình của Nghiệp đoàn Thợ giày và đã bị giam ở nhiều nơi trước khi bị đày ra Côn Đảo, giam ở phòng số 6, trại I. Trong thời gian ở đây, anh Hiếu cùng nhiều người chống ly khai đã chịu đủ mọi loại cực hình tra tấn dã man, bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, nhưng anh cùng nhiều đồng đội kiên cường đấu tranh cho lẽ phải.
“Càng bị tra tấn, hành hạ, anh Hiếu càng kiên định khí tiết, một lòng theo Đảng, Bác Hồ, trung thành với Tổ quốc”, Trung tướng Châu Văn Mẫn chỉ lên bia mộ, nơi lưu dấu bút tích của Anh hùng liệt sỹ Lưu Chí Hiếu. Bút tích ghi rõ: “Tôi là Lưu Chí Hiếu, không ly khai Đảng Cộng sản được, tôi xin chịu trách nhiệm không ly khai…”.
Từ khóa » Kể Chuyện Tù Chính Trị
-
Trương Quốc Huy: Chuyện Tù Chính Trị ,CS Việt Nam Đàn Áp Tra ...
-
TÙ CHÍNH TRỊ Trong Trại Giam được đối Xử Như Thế Nào? - YouTube
-
CHUYỆN KỂ VỀ 41 NỮ TÙ CHÍNH TRỊ CÔN ĐẢO
-
Chuyện Về Những Người Con Cựu Tù Chính Trị - Hànộimới
-
Lời Kể Của Những Cựu Nữ Tù Chính Trị - Công An Nhân Dân
-
Bài Cuối: Ký ức Của Các Cựu Tù Chính Trị Côn Đảo - Công An Nhân Dân
-
NHÀ TÙ PHÚ QUỐC VÀ 5 ĐIỀU LẦM TƯỞNG KHỦNG KHIẾP MÀ ...
-
Nhà Tù Côn Đảo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xúc động Câu Chuyện “Cung Trầm Tháng 7” Tại Di Tích Nhà Tù Hỏa Lò
-
Nhà Báo Quân đội Kể Chuyện Nghề: Trưởng Thành Từ Thực Tế
-
Những Câu Chuyện Từ Nhà Tù Côn Đảo | Tiki
-
Nhà Tù Phú Quốc: Tham Quan Di Tích Lịch Sử Hào Hùng ông Cha
-
Tù Chính Trị Câu Lưu Côn Đảo (1957-1975) - Sự Kiện Và Nhân Vật
-
Những Câu Chuyện Từ Nhà Tù Côn Đảo (Tái Bản 2018)