Nổi Mề đay ở Mông Là Cảnh Báo Của Bệnh Gì? - VCEP
Có thể bạn quan tâm
Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc hoặc mụn rộp sinh dục,… có thể gây nổi mề đay ở mông. Thông thường, triệu chứng này có thể tự khỏi bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, ở một số đối tượng bệnh khác, người bệnh cần chăm sóc y tế.
Nổi mề đay ở mông là gì?
Nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Cũng giống như các vùng da khác, nổi mề đay ở mông hình thành với triệu chứng sưng phù, đau và ngứa trên da. Tuy nhiên, khác với nổi mề đay ở chân, tay hay lưng, bệnh xuất hiện ở mông thường làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cao vì mông là nơi đi ra của đường tiêu hóa và tiết niệu.
Theo các chuyên gia, nổi mề đay ở mông có thể tự khỏi sau đó vài ngày hoặc lâu hơn mà không cần điều trị. Thế nhưng ở một số trường hợp nặng, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc và chữa trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhằm tránh bệnh chuyển nặng để lại di chứng xấu.
Nổi mề đay ở mông cảnh báo bệnh gì?
Theo các chuyên gia, nổi mề đay ở mông thường là do thói quen sinh hoạt và vệ sinh không đảm bảo như sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng hoặc sống ở nguồn nước bẩn hay thường xuyên mặc quần bó sát,… Bên cạnh đó, bệnh hình thành cũng có thể là do người bệnh ít vận động, ngồi quá lâu một chỗ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại. Ngoài ra, nổi mề đay ở mông cũng có thể là triệu chứng nhận biết của các bệnh lý sau đây:
- Bệnh viêm da tiếp xúc: Bệnh xuất hiện khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng như nước tẩy rửa, phấn hoa, thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu hay sữa tắm,… Ngoài triệu chứng nổi mề đay ở mông, bệnh còn gây ngứa, đỏ, sưng và khô da.
- Bệnh chàm: Viêm da dị ứng hay bệnh chàm là tình trạng viêm da mãn tính với biểu hiện ngứa và khô da. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ngoài nổi mề đay ở mông, triệu chứng bệnh còn xuất hiện ở khuỷu tay, trên mặt, cánh tay và chân.
- Mụn rộp sinh dục: Theo các chuyên gia, mụn rộp sinh dục là bệnh lý hình thành do một loại vi rút lây truyền qua đường tình dục gây nên. Khi khởi phát, bệnh có thể gây ra các triệu chứng giống như nổi mề đay ở đùi, mông và hậu môn. Bên cạnh triệu chứng ngứa và sưng đau ở mông, bệnh còn gây hình thành các vết sưng đỏ, mụn nước nhỏ màu trắng ở hậu môn và vùng sinh dục,…
- Bệnh vẩy nến: Là một trong những bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Khi đó, các tế bào phát triển của mức tạo thành các đám sẩn, mề đay đặc trưng với các vết đỏ và mảng trắng nổi lên, có vảy. Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả mông, mặt và cánh tay,…
- Bệnh lý khác: Nổi mề đay ở mông có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm nang lông, nhiễm nấm men, bệnh zona,…
Triệu chứng nổi mề đay ở mông
Các triệu chứng chung của bệnh nổi mề đay ở mông bao gồm:
- Xuất hiện các nốt mụn nước ở quanh vùng hậu môn
- Hình thành các vết sưng màu đỏ, nhỏ ở trên mông
- Ngứa ở mông và vùng da xung quanh
- Da có các mảng đỏ, sưng
Xem thêm: 6 SAI LẦM dẫn đến mề đay mãn tính, khiến bệnh mãi không khỏi
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Nổi mề đay ở mông tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu triệu chứng bệnh kéo dài, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị ngay lập tức. Ngoài ra, khi gặp phải các biểu hiện sau đây, người bệnh cần đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra.
- Các đám sẩn mề đay xuất hiện đột ngột và lan nhanh, bao phủ toàn bộ cơ thể
- Sốt cao và cảm thấy cơ thể đau nhức
- Xuất hiện các vết phồng rộp ở hậu môn và bộ phận sinh dục
- Các đám mề đay có dấu hiệu nhiễm trùng, có sự hiện diện của chất lỏng màu vàng hoặc xanh lá
Chẩn đoán và điều trị nổi mề đay ở mông
Dựa vào thị giác, bác sĩ da liễu có thể xác định tình trạng nổi mề đay ở mông. Bên cạnh đó, để chẩn đoán chính xác bệnh, nhân viên y tế có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành các kiểm tra sau:
- Lấy mẫu mô đem đi nuôi cấy
- Xét nghiệm máu
- Kiểm tra phản ứng dị ứng da
Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi mề đay, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các biện pháp điều trị nổi mề đay trên mông:
Điều trị mề đay trên mông bằng thuốc
Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, ở những đối tượng bệnh phát triển nặng, bệnh nhân cần điều trị theo đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ.
Một số loại thuốc điều trị nổi mề đay trên mông như:
- Kem Hydrocortisone: Là một trong những loại kem Steroid nhẹ, có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ngứa, viêm đỏ và sưng trên mông.
- Kem chống nấm và thuốc xịt: Bao gồm Miconazole nitrate (Monistat) và Clotrimazole (Lotrimin, Desenex và Cruex). Các loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa rát và sưng phù ở da, thường dùng điều trị nhiễm giun đũa, nhiễm nấm men gây nổi mề đay.
- Thuốc mỡ và thuốc kháng sinh: Có tác dụng chống nhiễm trùng do vi khuẩn
- Thuốc kháng histamine: Diphenhydramine (Benadryl) là thuốc kháng histamine được sử dụng phổ biến nhầm cải thiện tình trạng ngứa và kích ứng do dị ứng trên da.
- Thuốc giảm đau: Gồm Naproxen (Aleve) và Ibuprofen (Advil và Motrin),… giúp giảm sưng và đau
Khắc phục nổi mề đay ở mông bằng các biện pháp tự nhiên
Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng nổi mề đay trên mông bằng các phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà sau đây:
- Sử dụng dầu cây trà: Theo các nghiên cứu khoa học, dầu cây trà có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn mạnh. Đồng thời, tinh dầu còn có công dụng xoa dịu và làm giảm tình trạng ngứa, sưng đỏ trên da. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng để kiểm soát tình trạng nổi mề đay. Cách chữa mề đay ở mông bằng tinh dầu cây trà khá đơn giản. Bệnh nhân lấy một lượng vừa đủ dầu thoa lên vị trí da bị thương và massage nhẹ nhàng. Sau đó chờ khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm.
- Dầu dừa: Không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, dầu dừa còn được xem như loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, giúp da trở nên mềm mịn, ngăn ngừa khô. Người bệnh có thể dùng dầu dừa điều trị nổi mề đay bằng cách dùng bông gòn thấm dầu dừa thoa đều lên vùng da bị bệnh. Rửa sạch sau khi bôi 15 – 20 phút hoặc có thể để qua đêm.
- Thoa mật ong: Nguyên liệu chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng chống nhiễm trùng và hỗ trợ xoa dịu, giảm ngứa. Vì vậy, người bệnh có thể dùng mật ong dưới dạng đường uống hoặc bôi ngoài để chữa trị bệnh nổi mề đay tại nhà.
- Uống trà hoa cúc: Một số thành phần có lợi trong trà hoa cúc có tác dụng an thần và giúp làm giảm đáng kể tình trạng viêm và ngứa do mề đay gây nên. Chưa kể đến, thảo dược thiên nhiên này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành bệnh. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, mỗi ngày người bệnh nên uống 1 – 2 cốc trà hoa cúc.
- Tắm bột yến mạch: Với đặc tính giữ ẩm, làm dịu và chống viêm tự nhiên, bột yến mạch có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh nổi mề đay. Để giảm nhanh triệu chứng khó chịu ở mông do mề đay gây nên, người bệnh hòa tan một chén bột yến mạch vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình.
Thuốc đông y đặc trị dứt điểm nổi mề đay ở mông
Sử dụng thuốc Tây Y và thành phần tự nhiên tuy có tác dụng điều trị mề đay, giảm nhẹ triệu chứng nhưng lại không xử lý được gốc rễ gây bệnh, dẫn đến bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn, nguy cơ tái phát phát cao.
Hiện nay, Nhất Nam Y Viện là đơn vị nổi tiếng nhờ việc điều trị bệnh bằng các phương thuốc quý của Ngự y triều Nguyễn, được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản, cải tiến để nâng cao hiệu quả và phù hợp với thể trạng người bệnh hiện nay. Trong đó, TIÊU BAN HOÀN BÌ THANG là bài thuốc ĐẶC TRỊ MỀ ĐAY MẨN NGỨA được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao, người bệnh tin dùng nhờ khả năng “XÓA SẠCH” mề đay, không lo tái phát.
Tiêu ban hoàn bì thang là thành tựu nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa”, có kiểm nghiệm dưới góc độ khoa học do bác sĩ Lê Phương, TS. BS Nguyễn Thị Vân Anh, cùng đội ngũ chuyên gia tại Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền Dân tộc (TradiMec) thực hiện.
Qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đã lựa chọn ra 27 nam dược quý, có công dụng tốt nhất làm thành phần bài thuốc. Các bác sĩ đã thực hiện nhiều nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng nhằm phát huy tối đa dược tính, đáp ứng cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ, mang đến tác động toàn diện từ trong ra ngoài.
Liệu trình dùng thuốc cũng được chia nhỏ làm 2 giai đoạn tương ứng với 2 mục tiêu điều trị:
- Giai đoạn điều trị triệu chứng: Sử dụng các vị thuốc giúp KHU TÀ, thanh nhiệt, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giảm nhẹ triệu chứng mề đay, mẩn ngứa ngoài da.
- Giai đoạn điều trị căn nguyên, nâng cao sức đề kháng: Sử dụng các thảo dược giúp BỔ CHÍNH, dưỡng tạng phế, gan, thận, tăng cường khả năng tự phòng vệ của cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, xử lý triệt để căn nguyên gây bệnh, phòng ngừa tái phát triệt để.
Khi áp dụng liệu trình, người bệnh sẽ cảm nhận triệu chứng thuyên giảm rõ rệt ngay từ giai đoạn 1 và khỏi bệnh hoàn toàn sau 2 – 3 tháng dùng thuốc tùy cơ địa.
Bên cạnh đó, những yếu tố khác góp phần tạo nên hiệu quả điều trị tích cực của phác đồ điều trị mề đay Nhất Nam Y Viện, đó là:
- Sử dụng 100% nam dược SẠCH, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO: Thuốc được đảm bảo chất lượng, dược tính tối đa nhờ được trồng theo công nghệ sinh học, ứng dụng bơm nhiệt kế trong sấy thuốc, bảo quản dược liệu trong môi trường đèn chiếu xạ diệt khuẩn nên rất an toàn, lành tính với mọi đối tượng.
- Bài thuốc được kiểm nghiệm khoa học: Nhất Nam Y Viện đã phối hợp cùng Học viện Quân Y để kiểm nghiệm dược tính, độc tính cấp diễn bán trường diễn của bài thuốc, qua đó chứng minh thuốc có thể sử dụng cho mọi đối tượng mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào, ngay cả với trẻ em, phụ nữ mang thai, sau sinh, người lớn tuổi.
Nhờ sự kết hợp toàn diện các yếu tố trên, liệu trình chữa mề đay Nhất Nam Y Viện đã mang lại kết quả điều trị thành công cho hàng nghìn người. Rất nhiều người bệnh đã để lại đánh giá tích cực về đơn vị khám, chữa mề đay, mẩn ngứa này trên các diễn đàn, trang mạng xã hội.
Để được chuyên gia TƯ VẤN MIỄN PHÍ liệu trình đặc trị mẩn ngứa bằng Tiêu Ban Hoàn Bì Thang, hãy liên hệ đến Nhất Nam Y Viện tại địa chỉ:
- TRỤ SỞ CHÍNH: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 024.8585.1102 – 0888.598.102
- HỒ CHÍ MINH: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức. Hotline: 028.6279.1102 – 0888.698.102
Hoặc CLICK để lại lời nhắn trực tiếp:
Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay ở mông
Để phòng ngừa và ngăn chặn nổi mề đay bùng phát trong tương lại, bệnh nhân nên áp dụng các mẹo sau đây:
- Không nên mặc quần bó sát, tốt nhất nên mặc quần áo rộng để hạn chế ma sát hoặc bí mồ hôi, làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh. Ngoài ra, không nên mặc quần áo làm từ len hoặc các loại vải thô cứng, không thấm hút mồ hôi
- Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng như bột giặt, xà phòng hoặc nước xả vải. Có thể sử dụng một số loại bột giặt không mùi, có tính chất tẩy rửa nhẹ
- Dùng kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên sau khi tắm xong
- Luôn tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo sạch sau khi tập thể dục ra nhiều mồ hôi
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin như E, A và C. Tránh xa các thức ăn gây dị ứng như cua, gà hoặc thịt bò,…
- Kiêng rượu và tránh hút thuốc lá
Nổi mề đay ở mông có thể tự khỏi sau khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu các đám sẩn đỏ, sưng phù trên da không biến mất, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra và nhận điều trị từ bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành trình hái quả ngọt sau 3 năm bị mề đay đeo bám nhờ phương pháp Đông – Tây Y kết hợp
- Các loại thuốc trị mề đay dị ứng thông dụng nhất
- Bị nổi mề đay liên tục là do đâu? Làm sao khỏi hẳn?
- Thường xuyên nổi mề đay vào ban đêm và cách phòng ngừa
DỨT HẲN Mề Đay Với Phác Đồ Không Kháng Sinh Chuyên Gia Khuyên Dùng
SẠCH BAY Mề Đay Lâu Năm Nhờ Từ Bỏ Kháng Sinh, Thuốc Corticoid
Từ khóa » Nổi Cục Ngứa ở Mông
-
Nguyên Nhân Nổi Mẩn Ngứa ở Mông Và Cách Xử Lý
-
Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa
-
11 Lý Do Khiến Bạn Bị Ngứa Mông - Hello Bacsi
-
Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hết Ngứa, Hết Rát
-
Nổi Mẩn Ngứa ở Mông : Nguyên Nhân Và 3+ Cách Trị Tại Nhà
-
Ngứa Rát, Mẩn đỏ ở Mông Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Mẩn Ngứa ở Mông Là Bệnh Gì? Chữa Như Thế Nào? - Thuốc Dân Tộc
-
Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Trị Dứt Điểm
-
Bị Ngứa ở Mông Và Háng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Nên Bôi Thuốc ...
-
[ Viêm Da Cơ địa ở Mông ] Nguyên Nhân , Nhận Biết Và Cách Chữa
-
Nổi Mề đay ở Mông Gây Ngứa Khó Chịu Phải Làm Sao?
-
Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bạn Cần Biết
-
Có Nhiều Cách Chữa Mẩn Ngứa ở Mông Chưa Chắc Bạn đã Biết
-
Mụn Cứng ở Mông Là Nguyên Nhân Do đâu Gây Ra - VIETSKIN