Nổi Mụn ở Tinh Hoàn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Nổi mụn ở tinh hoàn là triệu chứng như thế nào?
- Phân loại nổi mụn ở tinh hoàn
- Những nguyên nhân gây nổi mụn ở tinh hoàn
- Tinh hoàn bị nổi mụn có phải là biểu hiện của một bệnh lý nam khoa hay không?
- Phương pháp xử trí hiệu quả
- Cách phòng tránh nổi mụn ở tinh hoàn
Nổi mụn ở tinh hoàn là một trong những nỗi lo của các chàng trai. Bởi vì tâm lý chung là ngại đi khám khi bị bệnh lý ở cơ quan sinh dục nên bệnh ngày càng nặng hơn. Hầu hết các trường hợp người bệnh không biết mình đang gặp phải bệnh lý gì, thậm chí còn mua thuốc tùy tiện để sử dụng. Nắm được tình hình trên, bài viết sau đây của Bác sĩ Trần Lê Dung sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhằm giúp bạn đọc hiểu biết hơn và có hướng xử trí phù hợp.
Nổi mụn ở tinh hoàn là triệu chứng như thế nào?
Nổi mụn ở tinh hoàn là một tình trạng xảy ra rất phổ biến. Tình trạng này gây ra những lo lắng, phiền toái cho các chàng trai. Phần lớn trường hợp tinh hoàn bị nổi mụn sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể là biểu hiện của một bệnh lý virus hoặc vi khuẩn ở tinh hoàn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng tinh hoan bị nổi mụn sẽ thường tự biến mất sau khoảng thời gian 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách xử lý phù hợp, bệnh có thể tiến triển ngày càng nặng hơn. Thậm chí là lây lan sang các cơ quan lân cận như dương vật, vùng bẹn.
Tiến sĩ Jamin V. Brahmbhatt cho rằng nổi mụn ở tinh hoàn là điều rất bình thường. Nó tương tự như sự xuất hiện ở trên mặt hay bất cứ vị trí nào khác. Một vết sưng nhỏ trên da tinh hoàn không có gì phải lo ngại. Miễn sao bạn chắc chắn rằng mụn chỉ xuất hiện trên phần da của tinh hoàn.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe tinh hoàn, tải ngay ứng dụng YouMed.
Phân loại nổi mụn ở tinh hoàn
Tinh hoàn bị nổi mụn có thể được phân chia thành những loại chính sau đây:
1. Mụn đầu đen
Mụn đầu đen xuất hiện khi chất dầu tiết ra trên cơ thể. Tình trạng tiết dầu này làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời, sự tiếp xúc với không khí sẽ làm cho mụn biến thành màu đen.
2. Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng có cơ chế hình thành tương tự như mụn đầu đen. Tuy nhiên, khi lỗ chân lông bị đóng lại thì mụn sẽ có màu trắng xuất hiện ở trên đỉnh.
3. Mụn đỏ sần
Mụn này có tính chất là dạng sần, nổi gồ lên mặt da và có màu đỏ. Khi chúng ta chạm vào sẽ gây ra cảm giác đau. Đây là triệu chứng thể hiện da ở tinh hoàn đang bị kích thích hoặc viêm.
4. Mụn mủ
Là một tình trạng tinh hoàn bị nổi mụn khá nặng và cần phải được điều trị. Trong mụn có chứa dịch mủ trắng đục. Da xung quanh mụn mủ thông thường sẽ có tình trạng ửng đỏ do viêm.
5. Mụn nước
Mụn nước là loại mụn có chứa dịch trong, đường kính vào khoảng 1 mm đến 3 mm. Loại mụn này xuất hiện ở tinh hoàn trong những bệnh lý như: thủy đậu, Herpes sinh dục, nhiễm HPV…
Những nguyên nhân gây nổi mụn ở tinh hoàn
Tinh hoàn bị nổi mụn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
Viêm nang lông
Các nang xung quanh lông mọc ngược rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Đây là một bệnh lý được gọi là viêm nang lông. Một vài trường hợp nặng, nang lông có thể sưng phồng lên. Đồng thời có chứa mủ và thường tập trung thành một cụm.
Tình trạng lông mọc ngược
Lông mọc ngược là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tinh hoàn nổi mụn. Nó thường xuất hiện một đốm đỏ. Đốm đỏ này có thể gây cảm giác ngứa ngáy hoặc khó chịu ở khu vực tinh hoàn. Lông mọc ngược thường xảy ra khi một số nang lông tắc nghẽn kết hợp cùng các tế bào da chết.
Lông tại vùng tinh hoàn thường ngắn hơn và thô hơn so với lông ở những khu vực khác trên cơ thể. Chính vì thế, lông rất có nhiều nguy cơ mọc ngược. Ở những khu vực được cạo lông, tình trạng lông mọc ngược phổ biến hơn.
Bệnh lây qua đường tình dục
Những bệnh lây qua đường tình dục cũng là nguyên nhân thường gặp gây nổi mụn ở tinh hoàn. Một số bệnh điển hình như Herpes sinh dục gây nên tình trạng nổi mụn nước. Bệnh giang mai gây nên săng giang mai và nổi mụn viêm. Bệnh HPV gây mụn nước.
Ngoài ra, bệnh do sinh vật ký sinh cũng có thể làm cho tinh hoàn nổi mụn. Nguyên nhân nổi mụn này là do ngứa ngáy, cào gãi dẫn đến viêm và nổi mụn. Chẳng hạn như nhiễm rận mu, nhiễm trùng roi âm đạo lây lan do quan hệ với bạn tình bị nhiễm.
Khám phá ngay video dưới đây để tìm hiểu “kích thước chuối chuẩn” và bí quyết của bác sĩ làm tăng kích thước chuối để cuộc “yêu” luôn đạt cực khoái nhé!
Biên tập bởi: ThS.BS Trần Quốc Phong
Bệnh phát ban nhiệt
Bệnh phát ban nhiệt có thể gây nên những tác động đến da trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Biểu hiện của bệnh là những những đốm nhỏ, màu đỏ trên da.
Bên cạnh đó, bệnh cũng thường gây ra cảm giác ngứa và châm chích. Tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở tinh hoàn có thể kích thích hiện tượng phát ban. Chẳng hạn như mặc quần lót quá chật, làm việc trong môi trường nóng ẩm thường xuyên.
U nang ở tinh hoàn
Đây là một trong những nguyên nhân gây nổi mụn ở tinh hoàn không hề hiếm gặp. U nang là những mụn mủ hình thành trên da. Thông thường, u nang là vô hại. Chỉ khi nào chúng bị bội nhiễm mới gây ra tình trạng viêm.
Bệnh do virus Molluscum contagiosum
Đây là loại virus gây bệnh trên da, dễ gặp ở trẻ em và thường không phải điều trị. Bạn cũng như không phải bôi hay uống thuốc. Triệu chứng chính của bệnh là những đốm nhỏ, tập trung thành cụm.
Bệnh thường xuất hiện ở những nếp nhăn trên cơ thể. Chẳng hạn như nách, vùng háng, tinh hoàn. Để hạn chế tình trạng viêm nhiễm lây lan, bạn không nên sử dụng chung bồn tắm, quần áo, khăn tắm.
Ung thư tinh hoàn
Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư tinh hoàn, nhiều cục cứng thường xuất hiện. Kích thước của chúng sẽ to dần lên. Người bệnh thường có cảm giác khó chịu, đau nhức sâu ở bên trong tinh hoàn. Ngoài ra còn có thể xuất hiện triệu chứng đau vùng bẹn, vùng bụng dưới…
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn di căn thì các khối u sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Đồng thời, kích thước của những nốt u ngày càng to. Đi kèm với tình trạng ấy là dịch tích tụ nhiều hơn dẫn đến tình trạng bị ứ đọng.
Viêm tinh hoàn
Bệnh viêm tinh hoàn tiến triển qua 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Các triệu chứng bao gồm:
- Tinh hoàn xuất hiện những mụn nhỏ.
- Những cục cứng nổi lên ở tinh hoàn.
- Người bệnh có cảm giác bị đau ở bìu và lan sang vùng háng.
- Các triệu chứng này xuất hiện trong vòng 2 đến 3 ngày và thường có xu hướng nặng hơn. Trong một số trường hợp nặng, da bìu sẽ ửng đỏ, sưng tấy to hơn.
Tinh hoàn sẽ có đau cảm giác đau khi chạm vào. Thậm chí có những trường hợp đi tiểu ra máu. Vì vậy, khi phát hiện trên tinh hoàn bị nổi mụn thì bạn hãy đi khám sớm nhất có thể. Mục đích là để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn.
Những bệnh khác gây nổi mụn ở tinh hoàn
Một số bệnh làm cho tinh hoàn bị nổi mụn nhưng ít gặp hơn bao gồm:
- Thủy đậu.
- Bệnh Pemphigus (thường gặp ở người tuổi trung niên trở đi).
- Bệnh Duhring – Brocq.
- Nang mào tinh hoàn.
- Kích ứng da ở tinh hoàn do quần lót, xà phòng.
- Nhiễm nấm da vùng tinh hoàn.
Tinh hoàn bị nổi mụn có phải là biểu hiện của một bệnh lý nam khoa hay không?
Tinh hoàn là một bộ phận rất quan trọng trong hệ sinh dục của nam giới. Nó có vai trò duy trì chức năng sinh lý, duy trì khả năng sinh sản của đàn ông. Tinh hoàn cũng chính là nhà máy sản xuất ra tinh trùng và các nội tiết tố nam, đảm bảo hoạt động tình dục cho các chàng trai.
Vì vậy, bất kỳ một triệu chứng bất thường nào xảy ra ở tinh hoàn cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định. Đặc biệt là ảnh hưởng chủ yếu đến vấn đề sinh lý cũng như chức năng sinh sản của nam giới.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, khi phát hiện tình trạng nổi mụn ở tinh hoàn, các bạn nam nên:
- Theo dõi tình trạng nổi mụn, xác định xem mức độ nổi mụn có ngày càng nặng hơn hay không.
- Tìm thêm những triệu chứng đi kèm. Chẳng hạn như ngứa, châm chích da, tiểu ra máu, sốt, loét da…
- Tìm đến những cơ sở y tế có chuyên ngành Nam khoa. Tại đây, các bác sĩ chuyên về Nam khoa sẽ thăm khám, đưa ra những chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
- Không nên tự nặn mụn, tự ý mua thuốc uống. Thậm chí là không nên tự mua thuốc tại các nhà thuốc để bôi lên vùng da bị nổi mụn.
Phương pháp xử trí hiệu quả
Khi tinh hoàn bị nổi mụn, việc xử trí phù hợp dành cho nam giới là nên đến ngay cơ sở y tế chuyên về Nam khoa để được thăm khám và chữa trị. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng cụ thể của bệnh. Đồng thời, họ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh lý cụ thể.
Hiện nay, y học không ngừng tiến bộ. Vì thế, có hai phương pháp điều trị nổi mụn ở tinh hoàn. Bao gồm: Phương pháp điều trị nội khoa và điều trị can thiệp bằng ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Trong trường hợp tinh hoàn bị nổi mụn do viêm nhiễm hoặc do dị ứng thì chỉ cần điều trị nội khoa. Các thuốc uống, thuốc bội chuyên khoa sẽ do bác sĩ Nam khoa chỉ định. Những thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa và diệt vi sinh vật gây bệnh.
Trong trường hợp nam giới bị nổi mụn do mắc phải các bệnh lý nam khoa thì cần điều trị kết hợp. Sự kết hợp thường bao gồm thuốc kháng sinh đặc trị bệnh và các thủ thuật. Chẳng hạn như áp ni tơ lỏng, đốt điện… để loại bỏ vi trùng gây bệnh.
Điều trị ngoại khoa
Nếu tinh hoàn bị nổi mụn do mắc phải các bệnh xã hội như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục… người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Chẳng hạn như:
- ALA – PDT trong bệnh lý sùi mào gà.
- Liệu pháp cân bằng miễn dịch DHA trong bệnh lý mụn rộp sinh dục.
Bằng cách sử dụng ánh sáng tác động trực tiếp vào vị trí bệnh, vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt. Tế bào mới được tái tạo, giúp thương tổn được phục hồi và hạn chế nguy cơ tái phát.
Cách phòng tránh nổi mụn ở tinh hoàn
Để phòng tránh những trường hợp tinh hoàn bị nổi mụn, các chàng trai nên:
- Mặc quần lót thoáng mát. Tránh mặc những loại quần lót có chất liệu gây kích ứng da.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ thường xuyên. Không nên dùng các loại xà phòng gây kích ứng da.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su. Không nên quan hệ tình dục bừa bãi.
- Duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Không nên nhổ hay cạo lông vùng kín.
Nổi mụn ở tinh hoàn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nam giới không nên chủ quan. Điều tốt nhất các bạn nên làm là giữ vệ sinh cơ quan sinh dục. Đồng thời, hãy đến các cơ sở y tế chuyên về Nam khoa khi xuất hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường ở tinh hoàn. Mục đích là để được điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nặng của bệnh.
Từ khóa » Da Bìu Nổi Mụn
-
Nổi Mụn Trắng Và Ngứa Bìu Tinh Hoàn Là Bệnh Gì? [Bác Sĩ Giải đáp]
-
Nổi Mụn ở Tinh Hoàn, Bạn Phải Làm Gì? • Hello Bacsi
-
Bìu Nổi Hột – Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Mụn Trứng Cá ở Bìu: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị - VIETSKIN
-
Bìu Nổi Hột Là Bệnh Gì? Điều Trị Bằng Thuốc Có Khỏi?
-
Hình ảnh Nổi Mụn Cứng ở Bìu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Trị
-
Mụn Trứng Cá ở Bìu: Hình ảnh Nguyên Nhân Dấu Hiệu Cách Trị
-
Xuất Hiện Hạt Trắng Trên Dương Vật Và Bìu Tinh Hoàn Là Dấu Hiệu Của ...
-
Làm Sao để Khắc Phục Tình Trạng Nổi Mẩn Trắng Vùng Bìu Gây Ngứa?
-
Tinh Hoàn Nổi Mụn: Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách ...
-
Mọc Mụn Thịt ở Bìu
-
Nổi Mụn Trắng ở Bìu Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
-
Hiện Tượng Bìu Nổi Hột Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Nổi Mụn ở Bộ Phận Sinh Dục Nam - Nỗi ám ảnh Của Cánh Mày Râu